MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH dịch vụ thép không gỉ Arcelormittal Việt Nam (Trang 35)

- Phòng kế toán

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.Môi trường vĩ mô :

a)Môi trường kinh tế: Từ khi thành lập công ty gặp không ít khó khăn về vốn, chưa tìm được môi trường kinh doanh. Cho đến nay, do ngày một lớn mạnh, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ nhân viên dầy dặn kinh nghiệm nên công ty ngày càng phát triển trên nền kinh tế thị trường khắc nghiệt để khẳng định mình.

b)Môi trường công nghệ : Cùng với xu thế phát triển khoa học kĩ thuật chung của thế giới cũng như ở Việt Nam, công ty được hưởng một nền công nghiệp hiện đại, dây truyền sản xuất tiên tiến.

c)Môi trường tự nhiên: Địa bàn sản xuất của công ty nằm ở vùng ngoại ô thuộc địa phận các tỉnh lẻ, cách xa vùng dân cư đông đúc của khu vực thành phố, nội thị do đó ít ảnh hưởng tới cuộc sống của dân cư do tác động của tiếng ồn, khói bụi, và chất thải công nghiệp khi chưa được xử lí. Hơn nữa trụ sở giao dịch chính của công ty đặt tại Hà Nội nên rất thuận lợi cho việc giao dịch, vận chuyển hàng mẫu từ nơi sản xuất đến phòng dịch vụ khách hàng, cũng như hàng từ kho đến với khách hàng.

d)Môi trường văn hóa xã hội: Sản phẩm chính của công ty là các mặt hàng về vật liệu ngành công nghiệp do đó rất ít chịu tác động của môi trường văn hóa - xã hội.

e)Môi trường luật pháp:Công ty luôn chấp hành đầy đủ các quy đinh của pháp luật nhà nước Việt Nam. Hệ thông pháp luật kinh tế, các chính sách kinh tế của Nhà nước ngày một hoàn thiện.

f)Môi trường quốc tế: Nền kinh tế ở khu vực đang phát triển từng ngày, hướng tới toàn cầu hóa tạo điều kiện và cơ sở quan trọng để nền kinh tế đất nước ta phát triển. Hơn nữa, với sự gia nhập WTO vào tháng 11 năm 2007, đã tạo nhiều cơ hội và thách thức cho sự đổi mới, cạnh tranh và bước phát triển

mới cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. Công ty sẽ có thêm nhiều thị trường, học hỏi thêm kinh nghiệm quản lý, thừa hưởng tiến bộ khoa học kĩ thuật…song cũng chịu nhiều áp lực về giá cả, công nghệ, cũng như sự cạnh tranh ngày càng diễn ra quyết liệt hơn, đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo, tìm hiểu thị trường và hợp tác sâu rộng để phát triển.

2.Môi trường ngành:

Bất kì doanh nghiệp nào gia nhập thị trường đều phải chịu áp lực về cạnh tranh. Để tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần xác định cho mình kế hoạch, chiến lược và định hướng cho sự phát triển. Cạnh tranh tiềm ẩn của công ty chủ yếu là giá cả nguyên vật liệu liên tục thay đổi. Các mỏ nguyên liệu thô dần dần cạn kiệt đẩy giá vật liệu tăng cao. Mặt khác, công nghệ vật liệu tái chế hiện nay đang gặp nhiều vướng mắc trong vấn đề đảm bảo an toàn sản xuất, chống ô nhiễm môi trường.

Hiện nay tại Việt Nam các nhà cung ứng nguyên vật liệu thép không gỉ dùng cho ngành công nghiệp.. còn ít, do vậy việc thu mua nguyên vật liệu thép gặp không ít khó khăn.

Áp lực của khách hàng cũng là một động lực để doanh nghiệp đổi mới mình để phát triển, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức trên thị trường cạnh tranh mở

PHẦN VIII

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH dịch vụ thép không gỉ Arcelormittal Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w