CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ LÀM GIA SƯ Ở SINH VIÊN

Một phần của tài liệu Tiểu luận:Các nhân tố tác động đến mức lương gia sư của sinh viên ĐH Ngoại Thương (Trang 34)

GIA SƯ Ở SINH VIÊN

Mặc dù công việc gia sư nhận được nhiều ưa chuộng nhất trong số các công việc part-time giúp tăng thu nhập cho sinh viên, nhưng nó vẫn tồn tại những bất cập, những vấn đề nan giải khiến cho sinh viên băn khoăn, lo lắng. Sau khi tiến hành khảo sát, kiểm định dựa trên các cơ sở, lý luận khoa học và thực tiễn để tìm ra những yếu tố tác động thực sư đến mức lương gia sư của sinh viên đại học Ngoại thương, nhóm nghiên cứu đưa ra một số giải pháp để giúp sinh viên tìm được một công viêc gia sư hợp lí với điều kiện sinh hoạt , học tập và quỹ thời gian của mình.

1. Sinh viên cần biết rõ những lợi thế và hạn chế trong kĩ năng và kiến thức của mình để lựa chọn cấp dạy phù hợp, không nên chỉ biết chọn cấp 1 vì dễ gia sư hay chọn cấp 3 để tăng mức lương, vì quan trọng là cần phải nhận thức được bản thân lĩnh hội và truyền đạt tốt kiến thức ở cấp độ nào. Điều này giúp sinh viên giảm bớt khoảng thời gian của mình cho việc nghiên cứu, tìm hiểu, ôn lại kiến thức cũ, đồng thời có thể gia sư tốt, cung cấp đúng và đầy đủ kiến thức cho học trò của mình. 2. Với suy nghĩ dạy càng nhiều môn sẽ nhận được mức lương càng cao, sinh viên thường đảm nhiệm gia sư 2, 3 môn, thậm chí là 4, 5 môn. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến sinh viên mất khá nhiều thời gian cho việc học và tham gia các hoạt động từ trường lớp. Do đó, sinh viên chỉ cần chọn những môn mà mình có ưu thế để gia sư thật tốt, từ đó, sẽ giúp tăng mức lương khi học trò của mình đạt kết quả học tập cao.

3. Sinh viên cần thương lượng, bàn bạc thời gian gia sư trong mỗi buổi học, mỗi tuần học với phụ huynh và học sinh của mình một cách cụ thể để phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn và điều kiện của cả hai bên. Bởi vì nếu thời gian gia sư quá nhiều trong một tuần và quá lâu cho một buổi học sẽ dễ khiến học trò thấy nhàm chán và ảnh hưởng đến thời gian học tập của sinh viên, nhưng nếu ngược lại thì sẽ không đạt hiệu quả cao và mất thời gian đi lại, chuẩn bị nhiều lần cho việc gia sư.

4. Một giải pháp quan trong khác cho vấn đề gia sư là lựa chọn nơi dạy phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của sinh viên. Không nên dạy ở những nơi quá xa so với nơi ở vì sẽ mất thời gian, chi phí đi lại, cũng như không nên dạy ở những nơi an ninh không ổn định, nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của sinh viên.

5. Đặc biệt, việc tìm hiểu đối tượng mà mình gia sư cũng rất quan trọng đối với sinh viên. Việc này sẽ giúp sinh viên biết được học trò mình dạy chăm học hay lười biếng, biết được điểm mạnh, khó khăn cũng như thói quen, điều kiện học tập của các em, qua đó xác định được hai bên có thể hợp tác với nhau hay không. Vì nếu gặp phải những em học sinh cá biệt, lười biếng hay không muốn hợp tác học tập, sinh viên sẽ lãng phí thời gian gia sư cũng như thời gian học tập của mình mà không đạt được kết quả mong muốn, Hơn nữa, còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần nếu bị phụ huynh chỉ trích, chê bai, thậm chí giảm mức lương và cho nghỉ dạy khi con họ không tiến bộ.

Với những giải pháp trên đây, nhóm nghiên cứu mong rằng sinh viên sẽ có những giải pháp tốt nhất để tìm được cho mình một công việc gia sư thích hợp. Qua đó, giúp sinh viên vừa trau dồi thêm những kiến thức, kĩ năng cần thiết khi đi dạy, vừa kiếm thêm thu nhập với mức lương thỏa đáng, mà vẫn có thể đảm bảo cân bằng được quỹ thời gian giữa việc học tập, tham gia hoạt động và việc làm thêm.

Một phần của tài liệu Tiểu luận:Các nhân tố tác động đến mức lương gia sư của sinh viên ĐH Ngoại Thương (Trang 34)