MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu về hòa GIẢI TRONG tố TỤNG dân sự tại tòa án VIỆT NAM (Trang 42)

CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HÒA GIẢI VỤ VIỆC DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM

Nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động hòa giải trên cơ sở phát huy những mặt thuận lợi, khắc phục khó khăn, vướng mắc, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, giải quyết nhanh, gọn vụ án. Chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp sau:

4.1. Hoàn thiện pháp luật về hòa giải vụ việc dân sự

4.1.1. BLTTDS cần có quy định về việc có mặt/vắng mặt của các đương sự, người đại diện hợp pháp của các đương sự tại phiên hoà giải

Như trên chúng tôi đã phân tích, việc BLTTDS không quy định về số lần các đương sự được phép vắng mặt có lý do chính đáng hoặc số lần tối đa các đương sự được vắng mặt ở phiên hoà giải sẽ dẫn đễn nhiều hậu quả xấu như các đương sự lợi dụng lỗ hổng của pháp luật để kéo dài việc giải quyết vụ án gây phiền phức cho cơ quan Toà án, thiệt hại cho các đương sự còn lại, Do đó, cần thiết phải có quy định về việc Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà có đương sự vắng mặt vì lý do chính đáng thì Toà án hoãn phiên hoà giải, trừ trường hợp họ có văn bản ghi ý kiến và đề nghị hoà giải vắng mặt; Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà có đương sự vắng mặt không vì lý do bất khả kháng, thì Toà án lập biên bản về việc không tiến hành hoà giải được và đưa vụ án ra xét xử. Quy định này sẽ tương thích và đồng nhất với quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự tại phiên toà.

4.1.2. BLTTDS cần quy định về thủ tục trong trường hợp các đương sự có thỏa thuận lại sau khi Tòa án đã lập biên bản hòa giải thành, hoặc trường hợp các bên thoả thuận được với nhau sau khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, hoặc tại phiên toà sơ thẩm và trong quá trình xét xử theo thủ tục phúc thẩm

Để đảm bảo tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các bên đương sự được quyền tự định đoạt, thoả thuận giải quyết tranh chấp trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự, BLTTDS cần bổ sung quy định trong một số trường hợp sau:

(1) Trường hợp trong thời hạn 07 ngày sau khi Tòa án lập Biên bản hòa giải thành, mà các bên có thỏa thuận lại về việc giải quyết vụ án, thì Toà án có thể sửa đổi nội dung Biên bản hoà giải thành và ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các bên đương sự theo nội dung thoả thuận mới của họ.

(2) Trường hợp các bên đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án sau khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử đến trước ngày xét xử sơ thẩm và trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án sau khi Tòa án thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm đến trước ngày xét xử phúc thẩm, thì Thẩm phán được giao phụ trách giải quyết vụ án có thể lập biên bản và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự ngay lập tức.

(3) Trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm hoặc phiên tòa phúc thẩm, thì được ghi nhận vào Biên bản phiên tòa và Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên đương sự.

4.1.3. BLTTDS cần bổ sung có quy định cụ thể về địa điểm tiến hành hòa giải tranh chấp dân sự theo hướng, Tòa án tổ chức phiên hòa giải tranh chấp tại trụ sở Tòa án, tuy nhiên, trường hợp cần thiết (để đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả của việc hòa giải, hoặc phù hợp tình hình địa lý địa phương), thì Tòa án có thể tổ chức phiên hòa giải tranh chấp ngoài trụ sở Tòa án.

Quy định này sẽ góp phần hạn chế sự mâu thuẫn về quan điểm có được tổ chức hòa giải ngoài trụ sở Tòa án ở một số địa phương, đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật và góp phần nâng cao hơn nưa hiệu quả của công tác hòa giải do đảm bảo được tính kịp thời, không gian hòa giải tại cộng đồng gần gũi, thân thiện và phù hợp tình hình địa lý địa phương, khắc phục được nhiều trường hợp khó khăn do không triệu tập được đầy đủ đương sự tới Tòa án.

4.1.4. Nghiên cứu, bổ sung quy định về việc Tòa án có thể mời hòa giải viên hòa giải cơ sở hoặc đại diện Ủy ban nhân dân đã tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tham gia phiên hòa giải. Việc mời những đối tượng này tham gia phiên hòa giải sẽ góp phần giúp Thẩm phán tiến hành giải quyết vụ việc dễ dàng nắm bắt được nhiều thông tin về vụ việc, cũng như tâm lý của các bên tranh chấp. Từ đó có những cách xử lý linh hoạt, phù hợp với mỗi vụ việc để đạt được kết quả hòa giải tốt.

4.1.5. BLTTDS và văn bản hướng dẫn thi hành cần có những quy định và hướng dẫn riêng về hòa giải đối với một số tranh chấp đặc thù như tranh chấp hôn nhân gia đình, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, tranh chấp kinh doanh thương mại, tranh chấp lao động

Những quy định và hướng dẫn riêng về hoà giải cần phù hợp với đặc thù của mỗi loại tranh chấp này, nhằm đảm bảo Toà án có thể áp dụng linh hoạt để đạt được hiệu quả cao trong công tác hoà giải tại Toà án.

4.2. Xây dựng bộ phận chuyên trách về hòa giải vụ việc dân sự tại Tòa án

Hòa giải là một thủ tục trong tố tụng dân sự, cùng do Tòa án tiến hành nhưng hòa giải có sự khác biệt so với thủ tục xét xử, đòi hỏi Thẩm phán tiến hành hòa giải phải có kỹ năng chuyên sâu, đồng thời cần có sự tách biệt về thủ tục hòa giải với thủ tục xét xử. Với thực trạng quy định của pháp luật và sự kiêm nhiệm của Thẩm phán hiện nay dẫn đến hoạt động hòa giải của Tòa án chưa đạt hiệu quả cao. Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng bộ phận chuyên trách về hòa giải là giải pháp thiết thực khắc phục các bất cập này và đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp theo tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó có yêu cầu về đổi mới và hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Đồng thời, việc nghiên cứu xây dựng và thực hiện hiệu quả mô hình bộ phận chuyên trách về hòa giải tranh chấp dân sự tại Tòa án cũng phù hợp và đảm bảo thực hiện tinh thần của Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23-11-2012 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013, trong đó có khẳng định đối với Tòa án nhân dân tối cao cần chỉ đạo các Tòa án “… Nâng cao

tỷ lệ hòa giải thành các vụ việc dân sự…”

Việc xây dựng bộ phận chuyên trách về hoà giải trong tố tụng dân sự với đội ngũ cán bộ, Thẩm phán chuyên trách tiến hành hoà giải là một giải pháp ban đầu

có thể tốn kém kinh phí, nhưng trong chiến lược phát triển ngành Toà án lâu dài thì đây là một biện pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết vụ việc dân sự bằng thủ tục hoà giải tại Toà án. Qua đó, góp phần không nhỏ trong việc làm dịu các mâu thuẫn trong nhân dân, dễ dàng đưa thoả thuận của các bên vào thực hiện, tiết kiệm thời gian và kinh phí giải quyết tranh chấp cho cả Nhà nước và nhân dân.

Tuy nhiên, xây dựng mô hình bộ phận chuyên trách về hòa giải như thế nào còn là vấn đề có nhiều quan điểm khác nhau. Cụ thể:

Đối với các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, xây dựng mô hình bộ phận

chuyên trách về hòa giải trong tố tụng dân sự tại Tòa án là điều tất yếu, nhưng nhóm các chuyên gia nghiên cứu lại có hai ý kiến khác nhau:

Ý kiến thứ nhất cho rằng, cần thiết phải xây dựng mô hình bộ phận chuyên trách về hòa giải trong tố tụng dân sự như một Tòa chuyên trách trong hệ thống Tòa án nhân dân. Mô hình này sẽ đảm bảo tối đa sự chuyên nghiệp, chuyên trách về hòa giải trong tố tụng dân sự. Tòa chuyên trách về hòa giải sẽ được tổ chức chủ yếu là các Thẩm phán, Thư ký, Thẩm tra viên chuyên trách thực hiện, nghiên cứu và tổ chức các buổi hòa giải tranh chấp dân sự. Tranh chấp dân sự này có thể là tranh chấp đã được khởi kiện ra Tòa án và phải thực hiện hòa giải theo thủ tục hòa giải bắt buộc của tố tụng dân sự. Đồng thời, Tòa chuyên trách về hòa giải cũng có thể thụ lý, hòa giải những tranh chấp dân sự theo yêu cầu của các bên khi họ không khởi kiện ra Tòa theo thủ tục thông thường của tố tụng dân sự. Khi tổ chức hòa giải các tranh chấp dân sự, Tòa chuyên trách hòa giải này có thể thuê các chuyên gia về hòa giải nằm ngoài Tòa án phù hợp với tính chất tranh chấp để giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả nhất.

Ý kiến thứ hai cho rằng, trong bối cảnh hiện tại, khi việc nghiên cứu về mô hình tổ chức hòa giải tại Tòa án chưa được chín muồi, thì chỉ nên bố trí bộ phận chuyên trách về hòa giải là cấp phòng trong các Tòa án nhân dân. Việc bố trí bộ phận này sẽ phần nào đảm bảo được tính chuyên nghiệp, chuyên trách trong tổ chức hòa giải của Tòa án, đồng thời, cũng giảm thiểu kinh phí đầu tư, tránh tình trạng phình to về mặt cơ cấu, nhân sự sẽ dễ vấp phải sự phản ứng của nhân dân, cũng như bộ ngành khác.

Đối với các nhà hoạt động thực tiễn là Thẩm phán cũng có nhiều loại ý kiến khác nhau. Theo đó, phân thành bốn loại ý kiến: (i) Cần thiết thành lập Tòa chuyên trách hòa giải trong hệ thống Tòa án nhân dân; (ii) Chỉ nên thành lập bộ phận chuyên trách về hòa giải là cấp phòng trong các Tòa án nhân dân; (iii) Không xây dựng bộ phận chuyên trách về hòa giải mà phân công Thẩm phán chuyên trách về hòa giải trong các Tòa án nhân dân; (iv) Nên giữ nguyên cách thức giải quyết như hiện nay, không xây dựng bộ phận chuyên trách về hòa giải trong hệ thống Tòa án nhân dân.

Chúng tôi cho rằng, việc xây dựng bộ phận chuyên trách về hòa giải trong tố tụng dân sự là vấn đề tất yếu. Tuy nhiên, cách thức và tiến trình xây dựng cần được nghiên cứu kỹ càng, phù hợp với điều kiện thực tiễn và cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân theo tinh thần cải cách tư pháp được cụ thể hóa trong Luật Tổ

chức Tòa án (sửa đổi) chuẩn bị được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa 13. Theo đó, cần nghiên cứu tổ chức phù hợp với cơ cấu tổ chức Tòa án theo mô hình Tòa án sơ thẩm khu vực. Việc xây dựng Tòa án chuyên trách về hòa giải không nhất thiết phải xây dựng ở tất cả các Tòa án sơ thẩm khu vực mà tổ chức theo nhu cầu thực tiễn của mỗi khu vực, thực hiện theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ chính trị “Việc thành lập Tòa chuyên trách

phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp Tòa án, từng khu vực”. Theo đó, đối

với những khu vực thực tiễn giải quyết nhiều tranh chấp dân sự, thì cần thành lập Tòa án khu vực. Đối với những khu vực số lượng tranh chấp dân sự không nhiều thì chỉ nên phân công Thẩm phán chuyên trách về hòa giải.

4.3. Nâng cao trình độ, kỹ năng của ngƣời tiến hành hòa giải vụ việc dân sự 4.3.1. Củng cố đội ngũ cán bộ, công chức Toà án nhân dân các cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Củng cố đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân các cấp luôn là biện pháp quan trọng, quyết định đến chất lượng giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án nói chung và công tác hòa giải tranh chấp dân sự nói riêng. Công tác bổ nhiệm Thẩm phán phải được đặc biệt quan tâm khắc phục tình trạng vừa thiếu, vừa yếu trong đội ngũ Thẩm phán Toà án nhân dân.

Cần nâng cao hơn nữa phẩm chất chính trị, đạo đức, có lối sống lành mạnh, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà n- ước, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, giữ gìn đoàn kết nội bộ, có ý thức tổ chức kỷ luật và tích cực tu dưỡng rèn luyện, trau dồi nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

4.3.2. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

Trong những năm qua, Toà án nhân dân tối cao đã tổ chức nhiều lớp đào tạo cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký tòa án các cấp, các chương trình tập huấn, Hội thảo, Tọa đàm về pháp luật tố tụng dân sự nói chung, trong đó có lồng ghép những vấn đề về hòa giải trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, để đáp ứng tốt công tác giải quyết các loại án tranh chấp xảy ra trong tình hình hiện nay (đặc biệt đối với tranh chấp về hôn nhân gia đình và tranh chấp về thừa kế), cần nâng cao chất lượng công tác các lớp tập huấn về nghiệp vụ, đặc biệt là công tác hòa giải tại Tòa án. Chúng tôi cho rằng, cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, có những tổng hợp, nghiên cứu và xây dựng tài liệu tập huấn chuyên sâu về hòa giải trong tố tụng dân sự. Trong đó, đặc biệt chú ý đến kỹ năng hòa giải, phương pháp kinh nghiệm hòa giải thành.

Đối với bản thân người tiến hành hòa giải/Thẩm phán, cần tự trau rồi kiến thức, kỹ năng hòa giải. Bên cạnh việc lưu ý những quy định riêng đối với mỗi loại tranh chấp đặc thù, Thẩm phán khi tiến hành hòa giải đối với mỗi loại tranh chấp này cần trau dồi kinh nghiệm và có những kỹ năng phù hợp đối với từng loại vụ án. Thẩm phán tiến hành hòa giải cần nắm được tâm lý của từng loại đương sự trong mỗi loại vụ án và có những phản ứng linh hoạt đối với từng tình huống

trong mỗi vụ việc. Để hòa giải hiệu quả, Thẩm phán/người tiến hành hòa giải cần trang bị cho mình một số kỹ năng cơ bản sau:

(1) Chuẩn bị chu đáo trước khi tổ chức phiên hòa giải: Nhiệm vụ của Thẩm phán tại phiên hòa giải là xác định các vấn đề cần hòa giải cũng như phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Thẩm phán phải giúp các đương sự hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ pháp luật đang tranh chấp. Để làm được như vậy, thì trước khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán phải nghiên cứu kỹ nội dung vụ án, xác định rõ quan hệ tranh chấp, thu thập thông tin, tìm rõ vấn đề mấu chốt của sự việc, tính chất, mức độ tranh chấp, thái độ tâm lý, nhân thân của các đương sự, nắm vững kiến thức pháp luật và các phong tục tập quán, có liên quan đến vấn đề tranh chấp của các bên đương sự, tìm hiểu kỹ nội dung vụ án, nguyên nhân tranh chấp cũng như yêu cầu, đòi hỏi của mỗi bên. Từ đó, Thẩm phán xác định các nội dung cần phải hòa giải và gửi thông báo cho đương sự biết về nội dung này để các bên chuẩn bị.

Đồng thời, Thẩm phán cũng cần có dự kiến các tình huống phát sinh và

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu về hòa GIẢI TRONG tố TỤNG dân sự tại tòa án VIỆT NAM (Trang 42)