Trong qúa trình đổi mới hơn 10 năm qua, đất nước chuyển một hướng đáng kể sang hướng mở cửa. Song, do hoàn cảnh đặc thù, nhiều mặt phải tuân theo các chế định do lịch sử kinh tế-xã hội để lại, chúng ta chưa thể tham gia ngay vào nền kinh tế sốnói chung cà TMĐT nói riêng như mang
muốn. Các thế lực thù địch còn tiếp tục hoạt động chống phá mạnh mẽ, và nhìn từ khía canh này có thể thấy Internet và Web có thể đễ dàng trở thành phương tiện thuận lộich mục đích chống phá đó. Điều này buộc nhà nước phải có biện pháp đối phó thích hợp: ngay từ năm 1996 đã có chỉ thị về tăng cường chỉ đạo, quản lí, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch dùng phương tiện thông tin điện tử làm phương tiện phá hoại. Việc sử dụng Internet phải có sự giám sát nhất định. Hoàn cảnh đặc thù này chưa phù hợp hoàn toàn với TMĐT. Hơn nữa, việc quản lí sử dụng Internet và Web còn nhằm hạn chế đến mức tối đa sự ảnh hưởng xấu của văn hoá không lành mạnh còn tràn ngập trên các phương tiện này.
Về cách sống và làm việc, đa số người dân vẫn còn thói quen giao dịch trực tiếp dựa trên các văn bản giấy tờ truyền thống và mua bán trao tay, thanh toán bằng tiền mặt...Đây là một thói quen khác cơ bản với thói quen có trong TMĐT. Điều đáng lưu ý là thói quen truyền thống trên không dễ gì thay đổi một cách nhanh chóng được.
Về mặt xã hội, do lịch sử ngàn năm sống trong nền văn minh làng xã và sản xuất nông nghiệp, đông đảo người dân Việt chưa xây dựng được tác phong làm việc đồng đội ở tầm xã hội và tầm quốc tế, cũng như chưa có được nối sống pháp luật chặt chẽ, theo kỷ luật lao động công nghiệp tiêu chuẩn hoá, đều là những yếu tố cần thiết đối với nền kinh tế số và TMĐT. Tất cả các hạ tầng cơ sở nói trên dều cho thấy, môi trường điển hình cho kinh tế số nói chung và TMĐT nói riêng chưa hình thành đầy đủ ở Việt Nam, đòi hỏi phải có một quá trình chuẩn bị, quá trình đó dài hay ngắn tuỳ thuộc và quan điển chung, cách nhân thức vấn đề, và cách triển khai TMĐT.