III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
3. Phương pháp ABC trong kế toán quản trị.
Ở trên thế giới, các nước phát triển như Anh, Pháp, Mĩ ...phương pháp kế toán ABC được sử dụng khá phổ biến đặc biệt trong các doanh nghiệp quy mô lớn ở các lĩnh vực nước giải khát, dược,dịch vụ . Bởi vì phương pháp này đã đáp ứng được nhũng nhu cầu bức thiết trong lĩnh vực quản trị. Những nguyên nhân cụ thể là :
• Tình hình cạnh tranh ở các nước này rất gay gắt và khốc liệt. Giá
thành sản phẩm do thị trường quyết định ( loại trừ các doanh nghiệp độc quyền ) do đó nễu không xác định chính xác giá thành sản phẩm để giảm các chi phí thì sẽ không cạnh tranh nổi với tình hình đó và doanh nghiệp sẽ bị đào thải. Khi cạnh tranh gay gắt, công nghệ công ty mình có thì đối thủ cũng có, mẫu mã được ưa
chuộng ngang nhau, trong khi khó có thể phát triển ngay dòng sản phẩm mới hay nghiên cứu ngay ra công nghệ mới nên công ty buộc phải chạy đua bằng các chính sách maketing liên quan đến khâu tiêu thụ và chiến lược cạnh tranh về giá. Trong đó việc tiêu thụ hàng hoá phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng nên doanh nghiệp nằm ở thế bị động hơn. Vì lẽ đó chiến lựoc cạnh tranh về giá là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp do doanh nghiệp nắm được quyền kiểm soát với những chi phí phát sinh. Và do đó việc tính giá thành sản phẩm chính xác hợp lí mang tính sống còn đối với doanh nghiệp .
• Ở các nước phát triển ,với mức độ ứng dụng cao của khoa học
công nghệ, nên chi phí gián tiếp đóng một vai trò quan trọng trong giá thành sản phẩm ,ví dụ như chi phí khấu hao máy móc , chi phí sửa chữa máy móc. Do mức độ trọng yếu của chi phí này nên việc phân bổ hợp lí hay không hợp lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá thành sản phẩm .
• Mặc dù phương pháp ABC trong thực tế khá phức tạp và tốn kém
nhưng với hệ thống công nghệ hiện nay đã và sẽ giúp các doanh nghiệp áp dụng phương pháp này thuận lợi và hữu ích hơn.
• Bên cạnh đó các phương pháp khác về xác định giá thành sản
phẩm cũng được sử dụng nhiều và kết hợp linh hoạt với nhau để có thể ra quyết định quản trị nhanh nhất và hiệu quả nhất.
IV. KIẾN NGHỊ
Yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn với các doanh nghiệp. Vì thế , các cơ quan có thẩm quyền đã đưa ra các chuẩn mực,thông
tư hướng dẫn. Tuy nhiên, trong thực tế các doanh nghiệp áp dụng vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, em xin có một số kiến nghị sau: 1. Phương pháp ABC có rất nhiều ưu điểm giúp cho doanh nghiệp xác định chính xác hơn giá thành sản phẩm .Do đó, để doanh nghiệp hiểu rõ và áp dụng phương pháp đó phù hợp với hoàn cảnh điều kiện doanh nghiệp , thiết nghĩ nên có thông tư hoặc văn bản chỉ đạo hướng dẫn doanh nghiệp cụ thể chi tiết.
Để doanh nghiệp có thể tiếp cận phương pháp xác định giá thành hiện đại như ABC, chi phí mục tiêu... thì cần tổ chức đào tạo,tập huấn nâng cao trình độ cho kế toán viên
2. Trong thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 9-10-2002 , Bộ tài chính hướng dẫn doanh nghiệp hạch toán chi phí sản xuất chung cố định khi sản phẩm sản xuất nhỏ hơn công suất bình thường. ( như đã nêu cụ thể ở phần II-1c) Tuy nhiên thông tư vẫn còn một số hạn chế như:
- Thời điểm tính và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào
cuối kỳ , như vậy đến cuối kỳ mới có giá thành sản phẩm , vẫn chưa đáp ứng được thông tin giá thành cần thiết cho nhà quản lý tại bất cứ thời điểm nào trong kỳ sản xuất kinh doanh.
- Thông tư không phân biệt mức chênh lệch là lớn hay nhỏ để xử lý.
Doanh nghiệp nên xử lý như thế nào cho phù họp với chi phí trong kỳ và sản phẩm thành phẩm được tạo ra và lợi nhuận trong kỳ? Nếu như hạch toán hết đinh phí chênh lệch tương ứng với sản phẩm chênh lệch giữa sản phẩm sản xuất và công suất bình thường vào tk 632 thì sẽ khiến lợi nhuận kỳ này của doanh nghiệp giảm mạnh gây
ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. Điều đó vừa khiến báo cáo tài chính không được đẹp và ảnh hưởng đến quyết định của những người sử dụng thông tin báo cáo tài chính như nhà đầu tư, ngân hàng...
3. Từ kiến nghị trên , em xin đề xuất một số cách xử lý sau:
- Nếu chi phí cố định sản xuất chung mà lớn thì chi phí cố định chênh lệch sẽ được phân bổ vào giá vốn hàng bán tk 632, sản phẩm dở dang tk154, thành phẩm tk 155. Hạch toán như sau:
Nợ tk 632 Nợ tk 155 Nợ th 154 Có tk 627
Căn cứ vào quy mô doanh nghiệp , kế toán trưởng xem xét tính giá trị định phí chênh lệch là lớn hay nhỏ để hạch toán cho phù hợp vào tk 632,154,155 thì tỷ lệ phù hợp.
V. KẾT LUẬN
Hiện nay có rất nhiều phương pháp xác định giá thành sản phẩm. Xác ssịnh các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm là rất quan trọng vì nó quyết định đến giá thành sản phẩm sẽ bằng bao nhiêu, lợi nhuận và hàng tồn kho của doanh nghiệp như thế nào. Do đó các doanh nghiệp cần tiến hành lựa chọn các phương pháp phù hợp nhất với điều kiện kinh doanh, tiềm lực tài chính, sự cần thiết và trình độ của đội ngũ kế toán của mình để khai thác tối ưu lợi thế mà các phương pháp mang lại. Trong điều kiện kinh tế phát triển và tiến trình cải cách kinh tế ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp không nên đi theo những phương pháp truyền thống mà phải có sự sàng lọc cần thiết và tiếp cận những phương pháp hiện đại. Mặc dù môi trường kinh tế, kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý ở nước ta hiện nay còn có sự cách biệt với các nước phát triển trên thế giới , nhưng khả năng vận dụng các phương pháp hiện đại ở các công ty có áp dụng quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất tiên tiến, nhất là các công ty liên doanh liên kết và có vốn đầu tư nước ngoài là hoàn toàn có thể. Đề tài trên của em chỉ đề cập tới các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm , để xác định giá thành sản phẩm đúng đắn các doanh nghiệp cần tìm hiểu các phương pháp tính giá thành ,tính sản phẩm dở dang để có giá thành hợp lý nhất phục vụ cho việc kinhdoanh của doanh nghiệp .
Ký tên
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuẩn mực kế toán hàng tồn kho ( chế độ kế toán Việt Nam )
2. Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp ( trường đại học Kinh
Tế Quốc Dân xuất bản năm 2006)
3. Thông tư 89/2002/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 9-10-2002.
4. Bài báo “bàn thêm về các phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động”
của tác giả Trần Đức Nam , đại học University ò Oregon, USA)
5. Bài báo “ Kế toán chi phí dựa trên hoạt động ) của tác giả Phạm Rin
6. Bài báo “Chi phí sản xuất chung cố định theo dự toán “ trên tạp chí kế
toán ,11-08-2008.
7. website : www.tapchiketoan.com