Điều kiện quản lý liên kết đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp tại TP hồ chí minh (Trang 60)

10. Cấu trúc của luận án

1.4.4. Điều kiện quản lý liên kết đào tạo

Đào tạo nghề đƣợc hình thành và phát triển do nhu cầu của sản xuất. Kỹ thuật sản xuất càng phát triển thì đòi h i tay nghề của đội ngũ công nhân kỹ thuật càng cao, nghĩa là hệ thống đào tạo nghề phải ngày càng phát triển. Chất lƣợng sản phẩm tạo ra trong quá trình sản xuất phụ thuộc vào năng lực, trình độ, tay nghề của đội ngũ công nhân kỹ thuật; mà đội ngũ này do các CSDN đào tạo và cung ứng là chủ yếu.

Liên kết đào tạo nghề giữa các CSDN với DoN là một trong những biện pháp quan trọng nhất trong xây dựng lực lƣợng lao động chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Biện pháp này cần phải đƣợc ƣu tiên tập trung xây dựng dựa trên những luận điểm sau đây:

1.4.4.1. Nhu cầu liên kết đào tạo đội ngũ lao động lành nghề

Nhu cầu liên kết đào tạo nghề với các DoN nhằm đáp ứng đúng nhu cầu phát triển của xã hội và của chắnh các DoN.

Dạy nghề chỉ có thể phát triển và hiệu quả trên nền tảng có sự liên kết chặt chẽ giữa CSDN và DoN, nhất là trong nền kinh tế công nghiệp phát triển. Trong nền kinh tế phát triển, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ bao giờ cũng tác động nhanh chóng đến đời sống kinh tế - xã hội, nhất là nền sản xuất công nghiệp. Các DoN luôn phải thay đổi máy móc thiết bị, thay đổi công nghệ sản xuất và nâng cao kỹ năng cho lực lƣợng lao động để đảm bảo sản phẩm luôn phải đáp ứng yêu cầu chất lƣợng ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng. Các CSDN không thể nào thay đổi thiết bị cho dạy nghề theo kịp với sự phát triển của các DoN. Do đó, các CSDN chỉ có thể phát triển, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đúng nhu cầu phát triển xã hội thông qua hình thức LKĐT với các DoN.

1.4.4.2. Những quy định cơ chế, chắnh sách, hƣớng dẫn về quản lý liên kết đào tạo của Nhà nƣớc

Liên kết đào tạo nghề chỉ có thể đạt hiệu quả cao và bền vững khi có sự quan tâm, hỗ trợ và thống nhất quản lý của Nhà nƣớc. Tổ chức LKĐT giữa CSDN với DoN là một yêu cầu khách quan, bức thiết và là biện pháp cơ bản trong việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề. Tuy nhiên, hoạt động

LKĐT chỉ có thể thành công và đạt hiệu quả tốt nhất trong cơ chế thị trƣờng hiện nay khi cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trung ƣơng và cấp địa phƣơng ban hành những chế độ, chắnh sách khuyến khắch đủ mạnh thu hút sự tự nguyện tham gia của các DoN và có biện pháp tổ chức, quản lý, điều phối hoạt động LKĐT một cách chặt chẽ, phù hợp.

1.4.4.3. Nhận thức và phƣơng thức trong liên kết đào tạo nghề

Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh kinh tế cụ thể, mô hình LKĐT và biện pháp quản lý của Nhà nƣớc sẽ có những hình thức và phƣơng pháp khác nhau. Cần phải xây dựng mô hình liên kết dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc cùng với các giải pháp tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng thì LKĐT giữa CSDN với DoN mới đạt mục tiêu đề ra và có hiệu quả cao nhất.

Tóm lại, CSDN và DoN tuy tồn tại độc lập tƣơng đối nhƣng luôn vận động, phát triển trong mối quan hệ ràng buộc qua lại và quy định lẫn nhau.

Do đó, quản lý nhà nƣớc về LKĐT là một hoạt động tất yếu khách quan và có ý nghĩa rất quan trọng; đảm bảo sự ổn định, gắn bó trách nhiệm và quyền lợi trong hoạt động liên kết; đảm bảo sự phát triển đúng hƣớng của CSDN và DoN so với hƣớng phát triển chung của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp tại TP hồ chí minh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)