Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tín dụng từ ngân hàng

Một phần của tài liệu Tín dụng ngân hàng cho thị trường bất động sản ở Việt Nam (Trang 83)

Săp tới, trong đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại đã được thông qua cũng có chủ trương cho phép ngân hàng nước ngoài mua ngân hàng yếu kém với tỷ lệ sở hữu cao, đồng thời cho phép một số ngân hàng nước ngoài có tiểm lực tài chính mạnh, quản trị doanh nghiệp tốt mua lại những ngân hàng yếu kém. Những ngân hàng yếu kém là những ngân hàng có quản trị kinh doanh yếu kém, có tỷ lệ nợ xấu rất cao, với những ngân hàng này nếu có hỗ trợ vốn hay xóa nợ xấu thì cũng chưa chắc trở thành ngân hàng mạnh được vì nền tảng cơ bản là cổ đông lớn yếu kém cả về quản trị doanh nghiệp lẫn khả năng tài chính. Vì vậy tiếp tục cho tồn tại những ngân hàng yếu kém sẽ là gánh nặng cho hệ thống ngân hàng, làm ảnh hưởng đến việc quản trị của hệ thống ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên nếu Ngân hàng Nhà nước còn băn khoăn với giải pháp trên thì cũng nên nhanh chóng thực hiện thí điểm với vài trường hợp để rút kinh nghiệm vì các giải pháp như trên đã được sử dụng rất phổ biến trên thế giới, nhất là trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á giai đoạn 1996 - 2001, nhiều nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia… đã sử dụng thành công giải pháp này để giúp cho hệ thống ngân hàng nhanh chóng hồi phục.

3.3 Giải pháp về phía các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. doanh bất động sản.

3.3.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tín dụng từ ngân hàng thương mại thương mại

Trước mắt khi chưa có một thị trường tài chính phát triển mạnh thị hầu hết nguồn vốn mà doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hiện nay là các nguồn tín dụng của các ngân hàng thương mại, do đó nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn vốn này là một yêu cầu cấp bách giúp doanh nghiệp vượt

qua giai đoạn suy thoái của nền kinh tế trước mắt để hướng tới sự thịnh vượng trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tín dụng ngân hàng cho thị trường bất động sản ở Việt Nam (Trang 83)