Cần phải tiếp tục nghiên cứu và tăng hàm lượng arsenic trong dòng vào một cách dần dần để xác định được mức độ chịu tải tối đa của các hệ xử lý đối với arsenic. Từ đó, sẽ thiết kế và vận hành hệ xử lý một cách có hiệu quả hơn;
Vai trò của hệ vi sinh vật trong hệ xử lý lọc kết hợp trồng cây rất quan trọng. Vì vậy, xác định vai trò của hệ vi sinh vật trong hệ xử lý cần phải được nghiên cứu sâu hơn;
Trong nghiên cứu này, các hệ xử lý được nghiên cứu dưới dạng “thử nghiệm thí điểm”, chỉ sử dụng nguồn nước ô nhiễm tự pha chế từ các hợp chất hóa học sẵn có trong phòng thí nghiệm, chưa đánh giá một cách chính xác hiệu quả xử lý thực tế của các hệ xử lý. Vì vậy, hệ xử lý cần phải được tiếp tục nghiên cứu trong điều kiện “thực địa” dưới các điều kiện thực tế.
Hệ xử lý đơn có hiệu quả xử lý arsenic cao. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý ammonia còn nhiều hạn chế. Vì vậy, nhằm mục đích xử lý đồng thời cả arsenic và ammonia trong nguồn nước thì các hệ xử lý này cần phải được lắp ghép nối tiếp nhau để tăng hiệu quả xử lý chung của các hệ (xem hình 5.1).
Vấn đề xử lý “hậu quả” sau quá trình xử lý bằng phương pháp lọc kết hợp trồng cây cũng cần phải được quan tâm. Vì vậy, để xử lý một cách triệt để sự nhiễm bẩn arsenic và ammonia trong nguồn nước nói riêng và môi trường sống nói chung sau quá trình xử lý bằng phương pháp lọc kết hợp trồng cây, các phương pháp sau nên được áp dụng (xem sơ đồ 5.1):