Các giải pháp chủ yếu đã phát triển công nghiệp trong thời kỳ CNH HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Công nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp công nghiêp hóa - hiện đại hóa (Trang 36 - 39)

III/ Phương hướng và giải pháp phát huy vai trò công nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

2. Các giải pháp chủ yếu đã phát triển công nghiệp trong thời kỳ CNH HĐH đất nước.

HĐH đất nước.

− Dự báo xu thế phát triển của thị trường và nhu cầu cuối thị trường: Đây là giải pháp có vị trí quan trọng đối việc chuyển dịch cơ cấu, bởi vì thị trường là nhân tố khách quan, tác động nhiều mặt đến cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp. Cần sử dụng tổng hợp các phương pháp dự báo, các phương pháp Marketing, các phương pháp toán kinh tế để dự báo đúng xu thế phát triển.

Cần chú ý đầy đủ tới các loại thị trường, trong đó đặc biệt dự báo xu thế vận động của nhu cầu thị trường về sản phẩm công nghiệp như: sức chứa của thị trường, khách hàng, sự biến động của giá cả và lượng hàng theo thời gian, tính cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường trong nước và quốc tế.

− Tạo nguồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả: sử dụng tổng hợp tất cả các biện pháp để huy động vốn và chú ý khả năng thu hồi vốn và khả năng sinh lời của một đồng vốn. Trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, do khả năng tích lũy vốn trong nước còn hạn chế, thì việc tạo vốn phải hướng trọng tâm vào các hình thức thu hút vốn nước ngoài với công nghệ hiện đại phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi ngành.

Trong các giai đoạn tiếp theo khi mà nguồn vốn tích lũy bên trong đã đủ lớn thì cần có chính sách tài chính đúng đắn nhằm tập trung vốn để mở rộng sản xuất trên cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng một cách hợp lý.

− Lựa chọn công nghệ và các yếu tố đầu vào. Việc lựa chọn công nghệ mới và quá trình chuyển giao công nghệ cần theo hướng ưu tiên, có lựa chọn, có trọng điểm. Hiện đại hóa công nghiệp có kết hợp với khai thác công nghệ truyền thống nhằm đạt tốc độ nhanh và có hiệu quả, vừa bảo đảm tính hiện đại, vừa tạo nhiều việc làm, vừa khai thác và sử dụng tốt các tiềm năng về nguyên nhiên vật liệu của đất nước và năng lực sản xuất của ngành.

Xây dựng kết cấu hạ tầng: Ngày nay việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cần đi trước và mở đường cho đầu tư phát triển sản xuất. Kết cấu hạ tầng phải thích ứng với yêu cầu phát triển sản xuất, tạo điều kiện môi trường thuận lợi để đảm bảo hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh sau này. Cần đặc biệt chú ý đến hệ thống cung ứng điện năng, hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, khả năng phát triển nhanh.

− Một số vấn đề về tăng cường quản lý vĩ mô công nghiệp: Đây là một giải pháp có tác dụng chi phối mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp, công tác này được tiến hành trên nhiều mặt.

+ Hoàn thiện phương pháp phân bố công nghiệp theo lãnh thổ theo hướng kết hợp chuyên môn hóa với phát triển tổng hợp công nghiệp trong từng vùng. Tổ chức mối quan hệ sản xuất giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau trên cơ sở hình thành những khi công nghiệp, những cụm công nghiệp một cách động bồ, trên cơ sở liên kết công nghệ giữa các chuyên ngành mà giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

+ Xây dựng phương án phân bố sức lao động theo lãnh thổ và theo ngành công nghiệp, chuyên môn hóa phù hợp với phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa.

+ Tăng cường và hoàn thiện hệ thống quản lý công nghiệp theo hướng kinh tế kỹ thuật, theo hướng quản lý tập trung, thống nhất mặt kỹ thuật của sản xuất, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật ngành, quy hoạch phát triển ngành, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Tiếp tục xác định rõ chức nwang quản lý Nhà nước của cơ quan quản lý ngành với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Do vậy việc xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp hợp lý là một tất yếu khách quan do vai trò chủ đạo của nó. Đồng thời nó là xu thế tất yếu của một cơ cấu công nghiệp hiện đại. Vì vậy mọi ngành mọi cấp cần thực hiện nhiệm vụ quan trọng này

của công nghiệp, coi đó là nhiệm vụ mang tính chất chiến lược và sách lược trong giai đoạn CNH-HĐH hiện nay.

Để phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền KTQD bản thân ngành công nghiệp cần bố trí xây dựng và hoàn thiện cơ cấu của mình.

Có hoàn thiện cơ cấu của mình mới làm cho năng lực sản xuất được tận dụng, năng suất lao động xã hội tăng lên làm cho thu nhập quốc dân tăng lên một cách tương ứng. Có như vậy mới đảm bảo cho việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ ở nước ta.

Một phần của tài liệu Công nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp công nghiêp hóa - hiện đại hóa (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w