PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HUẾ THÀNH PHỐ DU LỊCH XANH

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG THỜI GIAN TỚI (Trang 28 - 32)

Huế được biết đến là một thành phố du lịch thơ mộng với sông Hương xanh êm đềm và Núi Ngự Bình hùng vĩ. Hàng năm, doanh thu du lịch luôn chiếm 1 phần khá lớn trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh và tốc độ tăng ngày càng nhanh. Năm 2008, hoạt động du lịch phát triển mạnh, tổng lượt khách ước đạt 1,53 triệu lượt, tăng 17,6% so năm 2007, trong đó: khách quốc tế 719 nghìn lượt, tăng 20,4%; công suất sử dụng buồng phòng đạt 73%, ngày lưu trú trung bình 2,07 ngày/khách; doanh thu du lịch tăng 34,6%.

Bên cạnh đó, Festival Huế 2008 đã thu hút hàng triệu lượt người tham dự, trong đó có trên 180.000 lượt người lưu trú, tăng 15,2%; thu hút 30.000 lượt khách quốc tế từ 75 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, tăng 27,4% so với năm 2006. Nhiều dự án du lịch lớn đã được khởi động, đã khởi công các dự án trọng điểm như dự án Petrolimex Huế, các dự án tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, cấp giấy phép đầu tư cho dự án Khu du lịch Nam A với tổng vốn đầu tư gần 500 triệu USD.

Từ đó, có thể thấy du lịch là một lĩnh vực rất quan trọng trong nền kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thành phố Huế có nhiều nguồn lực cho phát triển du lịch. Năm 1993, quần thể di tích cung đình triều Nguyễn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa vật thể của nhân loại. Đúng 10 năm sau, năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế tiếp tục được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Với 2 di sản văn hóa thế giới như vậy, Huế đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước với triển vọng số lượng khách du lịch sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn tiếp theo.

của nhiều khách du lịch khi đến Huế. Gắn kết với tour du lịch này là nhiều tour văn hóa, ẩm thực phi vật thể. Du khách sẽ có cơ hội tham dự một bữa tiệc trang trọng với nhiều nghi thức và món ăn của cung đình Huế ngày xưa hay dạo chơi trên sông Hương trong những đêm trăng thanh gió mát cùng với những chiếc du thuyền rồng phượng và giọng ca ngọt ngào của người con gái xứ Huế… Đó dường như là những nét nổi bật nhất của du lịch ở Thừa Thiên Huế.

Trên địa bàn tỉnh còn có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng như chùa Thiên Mụ, chùa Từ Đàm, chùa Từ Hiếu, hệ thống chùa Huyền Không, Thiền Viện Trúc Lâm và hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ khác. Đây là một tiềm năng rất lớn cho các tour du lịch tâm linh và du lịch sinh thái.

Thừa Thiên Huế còn có rất nhiều thắng cảnh đẹp và hấp dẫn khách du lịch. Sông Hương và núi Ngự là những địa danh quen thuộc đã đi vào thơ văn của bao nhiêu thế hệ làm say đắm lòng người. Đồi Vọng Cảnh – nơi mà chúa Nguyễn thường đến vãn cảnh vào các buổi chiều tà – đúng như cái tên của nó, là nơi mà du khách có thể ngắm nhìn sông Hương lững lờ trôi trong ánh hoàng hôn và núi Ngự Bình trùng trùng điệp điệp thật hũng vĩ. Xuôi về phía nam là đỉnh Bạch Mã có độ cao hơn 1500m, là vườn quốc gia với một hệ sinh thái đa dạng và nhiều kỳ quan hấp dẫn và kỳ thú. Dưới chân Bạch Mã là biển Lăng Cô, nơi được biết đến với một bãi biển dài cát trắng xóa và dòng nước xanh ngắt mát rượi.

Bên cạnh đó, ở Huế vẫn bảo tồn được một hệ thống nhà vườn ở Phú Mộng, Kim Long. Đây là những ngôi nhà rường có kiến trúc cổ độc đáo, không gian vẫn lưu giữ những nét cổ xưa với những vườn cây ăn quả, những vườn cây cảnh do chính chủ nhân trồng và chăm sóc. Khu vực này hiện đang nhân được nhiều dự án tủ bổ và tôn tạo nhằm thu hút du khách đến thưởng ngoạn.

Như vậy, rõ ràng là ngoài những di sản văn hóa đã được thế giới công nhận, Thừa Thiên Huế vẫn còn khả năng phát triển rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn khác. Trong thời gian thực tập tổng hợp, với những kiến thức và tài liệu thu thập được, em chọn đề tài “Xây dựng thành phố Huế - Thành phố du lịch xanh” làm chuyên đề thực tập để trau dồi thêm kiến thức và kĩ năng chuyên ngành; đồng thời cũng muốn

góp một phần nhỏ vào phát triển du lịch ở tỉnh nhà, để cả nước và thế giới biết đến Huế không chỉ là một thành phố Festival với văn hóa, kiến trúc và lễ hội cung đình mà còn là một thành phố du lịch xanh.

Danh mục các từ viết tắt

CNH Công nghiệp hóa

CP Chính phủ

DN Doanh nghiệp

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

HĐH Hiện đại hóa

HĐND Hội đồng nhân dân

HTX Hợp tác xã

KH Kế hoạch

NQ Nghị quyết ODA Hỗ trợ phát triển chính thức SHK Sở kế hoạch SL Sắc lệnh TTg Thủ tướng TU Trung Ương

UBND Ủy ban nhân dân

UBKH Ủy ban kế hoạch

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa

của Liên hợp quốc

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Báo cáo kinh tế xã hội năm 2008 – Kế hoạch năm 2009 của sở kế hoạch và đầu tư Thừa Thiên Huế

2. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 – 2020

3. Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 – 2015 4. Đề án Nâng cấp tỉnh Thừa Thiên Huế lên Thành phố Trực thuộc Trung Ương.

5. ISO phòng Kế hoạch tổng hợp thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế.

7. Các website:

- Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế: www.thuathienhue.gov.vn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG THỜI GIAN TỚI (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w