Năm 2006 khác với diễn biến trên TTGDCK Tp. HCM, diễn biến giao dịch trên TTGDCK Hà Nội có phần sôi động hơn. Với việc tổ chức giao dịch liên tục 5 ngày/tuần (trước kia là 3 ngày/tuần) tại TTGDCK Hà Nội bắt đầu từ ngày 1/6/2006, đã phần nào đáp ứng kịp nhu cầu giao dịch của các nhà đầu tư và cũng như tăng tính thanh khoản cho các cổ phiếu. Sau 1 tháng tăng phiên giao dịch, giá trị giao dịch trên sàn Hà Nội luôn đạt bình quân trên 12,4 tỷ đồng/phiên. Chỉ số HASTC-Index biến động nhẹ với 12 phiên điều chỉnh giảm và 10 phiên tăng điểm.
Tháng này, TTGDCK Hà Nội đã tổ chức được 22 phiên giao dịch với tổng giá trị toàn thị trường đạt 8.471.749 cổ phiếu, giá trị đạt trên 273 tỷ đồng. Trong đó, giữ vị trí nhất, nhì của thị trường về khối lượng và giá trị thuộc về 2 cổ phiếu PPC (3.327.600 cổ phiếu, giá trị 97,45 tỷ đồng) và VSH (4.435.629 cổ phiếu, giá trị 157,39 tỷ đồng).
Trong tháng 6, một sự kiện quan trọng tại TTGDCK Hà Nội là cổ phiếu thứ 12 và là cổ phiếu của doanh nghiệp FDI chuyển đổi đầu tiên với mã TKU của CtyCP Công nghiệp Tung Kuang đã chính thức giao dịch trên sàn thứ cấp. Ngay trong ngày đầu tiên giao dịch cổ phiếu TKU (ngày 26/6), đã có 36.400 cổ phiếu được chuyển nhượng với giá trị bình quân là 35.100 đồng/cổ phiếu.
Tháng này, nhà ĐTNN đã có sự quan tâm giao dịch đối với các loại cổ phiếu trên TTGDCK Hà Nội. Qua 22 phiên giao dịch của tháng, khối lượng giao dịch của nhà ĐTNN đạt 188.000 cổ phiếu đạt giá trị 5,5 tỷ đồng.
Chúng ta có thể nhận định bước vào năm 2009 TTGDCKHN có 3 tiền đề cơ bản để phát triển:
Thứ nhất: Môi trường pháp lý cho hoạt động của TTCK dần được hoàn thiện, với quan điểm chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Tài chính là TTCK phải là nơi minh bạch hoá thông tin. Theo đó, các văn bản, chính sách do cơ quan quản lý đã và sẽ ban hành cần hướng doanh nghiệp đến với những chuẩn mực về công bố thông tin - đây là vấn đề cốt lõi để xây dựng niềm tin cho giới đầu tư. Ngoài ra, các nhà lập chính sách Việt Nam cũng đang chuẩn bị cho việc tháo gỡ các rào cản phân biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vào thời gian tới.
Thứ hai: Trình độ và tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư cũng như các tổ chức trung gian thị trường đã được cải thiện đáng kể qua hơn 4 năm “cọ sát” với thị trường. Đồng thời, với sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư có tổ chức sẽ khiến diện mạo của TTCK thay đổi.
Thứ ba: TTCK nhận được sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt của Bộ Tài chính, của Chính phủ. Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển TTCK năm 2005, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng: “Thị trường tài chính Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi lớn trong năm nay, tạo thêm nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài nhờ việc tăng cường nỗ lực hội nhập nền kinh tế với cộng đồng quốc tế của Việt Nam. Cơ hội của năm 2005 là rất lớn để bắt đầu một thời kỳ phát triển thực sự mà các nhà kinh doanh chứng khoán cần lưu ý”.
Về phía Chính phủ, tại Hội nghị toàn quốc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (CPH DNNN) vào các ngày 24 - 25/2 vừa qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục khẳng định năm 2005 phải đưa công tác CPH DNNN đi vào thực chất, vững chắc và hiệu quả. Quá trình CPH phải gắn với TTCK, chống CPH khép kín nội bộ. Các bộ, UBND các tỉnh, thành phố tiến hành kiểm toán doanh nghiệp để có thể đưa doanh nghiệp lên sàn giao dịch chứng khoán, phấn đấu trong năm 2005 có từ 100 - 200 doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết cổ phiếu trên TTCK…
Kết quả hoạt động đầu năm của thị trường được ghi nhận như sau:
Trong tháng 1/2005, nhìn chung hoạt động của các công ty chứng khoán (CtyCK) không có nhiều biến động so với tháng trước, trong đó một số hoạt động có phần giảm sút như tổng mức phí môi giới thu được trong tháng này của các công ty chưa đạt 50% mức phí môi giới thu được của tháng trước, điều này có nghĩa giao dịch chứng khoán trong tháng này của khách hàng giảm sút so với tháng trước. Số tài khoản giao dịch mở tại các CtyCK tính đến cuối tháng 1/2005 đạt trên 20.000 tài khoản.
Đối với các công ty niêm yết (CtyNY), toàn bộ 26 công ty đã công bố kết quả sản xuất kinh doanh cả năm 2004 (số liệu chưa kiểm toán). Theo đó, nhiều CtyNY đạt và vượt kế hoạch năm 2004, đáng chú ý là CtyCP Chế biến hàng xuất
khẩu Long An với mức lợi nhuận tăng gần 200% so với kế hoạch, tiếp đó là CtyCP Nhiên liệu Sài Gòn tăng 75,3%; CtyCP Gilimex tăng 56,4%… Tuy nhiên, còn có số ít CtyNY như CtyCP Nhựa Đà Nẵng, CtyCP Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu, CtyCP Bao bì Bỉm Sơn…vẫn chưa vượt qua được khó khăn.
Diễn biến trên TTCK cho thấy, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 1/2005 không mấy khả quan, với chỉ số VN-Index đạt 233,32 điểm (giảm 3,91 điểm so với phiên đầu tháng).
Tính chung cả tháng, với 20 phiên giao dịch, tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường là 16.930.634 chứng khoán, trị giá 1.434,56 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu là 2.660.200, tương ứng giá trị 70,1 tỷ đồng. bình quân đạt 3,5 tỷ đồng/phiên.
Tháng 1/2005, thị trường cũng chứng kiến nhiều cổ phiếu giảm giá so với tháng trước. Vào phiên 970 ngày 31/1, so với phiên 950 cuối tháng trước, có 20 cổ phiếu giảm giá, trong đó giảm mạnh nhất là cổ phiếu PMS (-13,9%), SAV (-7,0%), CAN (-6,0%); có 5 cổ phiếu tăng giá, trong đó tăng cao nhất là cổ phiếu GIL (5,%), KHA (1,2%); và 1 cổ phiếu duy nhất không thay đổi giá là VTC.
Giao dịch của nhà ĐTNN cũng sụt giảm, tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch là 3.258.561 cổ phiếu, trong đó lượng cổ phiếu mua vào chiếm ưu thế là 1.887.885 cổ phiếu (chiếm 57,94%).
Sang tháng 2, chỉ có 15 phiên giao dịch được thực hiện, do thị trường tạm ngừng hoạt động 5 phiên nghỉ Tết Ất Dậu. Quy mô giao dịch giảm, với tổng khối lượng giao dịch là 9.230.555 chứng khoán, tương ứng giá trị là 780,47 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu được giao dịch là 1.551.760, tương ứng giá trị 40,3 tỷ đồng. Giá trị giao dịch bình quân đạt 2,688 tỷ đồng/phiên.
Tháng 2/2005, thị trường đã có dấu hiệu tăng giá. Kết thúc phiên giao dịch 985 ngày 28/2, chỉ có 7 cổ phiếu giảm giá so với phiên cuối tháng 1. Các cổ phiếu còn lại đều giữ giá hoặc tăng giá nhẹ, trong đó tăng mạnh nhất là cổ phiếu BT6 (3,0%), VTC (4,7%). Kết thúc phiên 985 ngày 28/2, VN-Index đạt 235,1 điểm, tăng 2,69 điểm so với phiên đầu tháng (1,16%).
Giao dịch của nhà ĐTNN cũng đổi chiều so với tháng trước, với lệnh bán chiếm ưu thế. Tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch là 2.168.410 cổ phiếu, trong đó lượng cổ phiếu bán ra là 1.563.090 cổ phiếu (chiếm 72,08%).
Theo giới phân tích nhận định, quy mô giao dịch hai tháng đầu năm chỉ đạt mức thấp và xu hướng này có lẽ còn tiếp diễn cho đến cuối tháng 3/2005. Đây là thời điểm các CtyNY công bố báo cáo tài chính năm 2004 đã được kiểm toán và tiến hành đại hội cổ đông hàng năm, và khi đó nhà đầu tư sẽ có những phản ứng tích cực đối với thị trường.
Với những tiền đề cơ bản cho sự phát triển TTCK như đã nêu trên, cùng những nỗ lực và sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành, cơ quan quản lý TTCK, năm mới với những kỳ vọng mới, chúng ta có thể nghĩ đến một sự chuyển mình tích cực của TTCK Việt Nam, mà ở đó sự lên, xuống của chỉ số VN-Index chưa hẳn là tiêu chí quan trọng nhất, mà quan trọng nhất chính là việc các thành viên tham gia TTCK sẽ tiến một bước đến TTCK đích thực.
Phần III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động đầu tư và quản l ý hoạt động đầu tư của Trung tâm Giao