Bên ngoài Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 75)

b. Khó khăn

5.1.1 Bên ngoài Ngân hàng

Điều kiện kinh tế xã hội trong nước năm 2008 ảnh hưởng đến hoạt động chung của Ngân hàng:

Trong những tháng đầu năm 2008 tình hình kinh tế trong nước biến động liên tục do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, giá nguyên vật liệu tăng mạnh, giá xăng dầu tăng khá cao làm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, giá vàng tăng nhanh, lãi suất huy động vốn lên tới 12%/năm kéo theo đó làm cho lãi suất cho vay tăng nhanh.

Lạm phát đầu năm 2008 lên tới 9%. Để kiềm chế lạm phát NHNN tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc lên, phát hành trái phiếu, nhất thời làm cho các Ngân hàng mất khả năng thanh toán nên Ngân hàng phải tăng lãi suất huy động lên để thu hút tiền gởi bên ngoài hơn là phải vay với lãi suất 20% liên Ngân hàng.

USD mất giá làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. thêm vào đó do tình trạng thừa USD và không thể dự báo trước tình hình giá USD nên các Ngân hàng không muốn mua vào USD nữa để phòng ngừa rủi ro khi USD tiếp tục mất giá, điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng và hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Chính phủ xác định nguyên tắc lãi suất phải thực dương (lãi suất cao hơn lạm phát) mà lạm phát lại quá cao thì Ngân hàng phải kéo lãi suất cho vay lên gần với mức trần lãi suất do NHNN quy định gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và làm cho hoạt động của Ngân hàng cũng gặp khó khăn.

Tình hình ở địa phương:

Ngoài ảnh hưởng chung của nền kinh tế cả nuớc ở những tháng đầu năm 2008, địa phương cũng còn một số tồn tại ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng:

Sóc Trăng là tỉnh đông người dân tộc, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên nguồn vốn dư thừa trong dân còn thấp, bên cạnh đó do địa hình nhiều sông rạch, giao thông đi lại khó khăn do đó Ngân hàng gặp rất nhiều trở ngại trong công tác huy động vốn, mặc dù Ngân hàng đã đề ra nhiều giải pháp, mục tiêu huy động vốn mà nguồn vốn huy động được hàng năm vẫn thấp không thể tự cân đối với nhu cầu đầu tư tín dụng hàng năm.

Do có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có rất nhiều Ngân hàng mới thành lập như Ngân hàng Đầu Tư, Ngân hàng Phát Triển Nhà, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Phương Đông, Ngân hàng Thương Tín, ngoài ra còn có Bưu điện, Bảo Hiểm, Công ty Xổ Số cũng tham gia huy động vốn rất tích cực với nhiều hình thức thu hút khách hàng như khuyến mãi, dự thưởng… nên gây không ít khó khăn cho Ngân hàng trong công tác huy động vốn.

Do người dân Việt có thói quen giữ tiền ở nhà không muốn gửi vào Ngân hàng vì tâm lí lo sợ, điều này cũng gây thêm khó khăn cho công tác huy động vốn của Ngân hàng.

Các doanh nghiệp ở Sóc Trăng chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản nên cũng bị ảnh hưởng do sự mất giá của USD.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)