CÁC ĐIỂM DL TẠI TP.ĐÀ LẠT

Một phần của tài liệu Bài Thuyết Minh Tuyến SG-ĐL (Trang 25 - 29)

Thác Đam Ri

Theo quốc lộ 20, du khách đến Đam Ri, cách thị xã Bảo Lộc khoảng 18 km về phía Tây, thác cao 90 mét. Đây là thác quan trọng của tỉnh Lâm Đồng, nằm trong tuyến du lịch Đà Lạt, tới từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ, cùng tỉnh Bình Thuận. Thác Đam Ri rất kỳ vỹ, luôn âm vang tiếng nước đổ lan rộng hàng mấy cây số.

Tên Đam Ri theo ngôn ngữ KHo có nghĩa là “chờ đợi”, bắt nguồn từ tên Đam và HRi (đọc là Hờ Ri) của một đôi trai gái trong chuyện tình chung thủy.

“Truyền thuyết kể lại rằng từ rất xa xưa ngọn thác này chỉ là dòng suối nhỏ và là nơi tắm thường ngày của nàng HRi duyên dáng. Một hôm, chàng thanh niên Đam (có chỗ nói là KĐam) đi săn tới đây, tình cờ nhìn thấy nàng đang ở dưới suối. Chàng bị vẻ đẹp của nàng làm mê mẩn. Sau đó hai người yêu nhau và kết hôn.

Một hôm, chàng Đam đi săn trong rừng quá lâu. Nàng HRi ở nhà chờ đợi, chẳng thấy tin chồng về. Ngày lại ngày, đam vẫn bặt tin. Quá thương nhớ chồng, HRi khóc mãi đến mức nước mắt tuôn trào, hoà cùng nước suối tạo thành dòng thác lớn.

Sau chuyến đi săn lâu ngày, chàng Đam quay trở về nhà. Nghe chuyện của vợ, chàng đau lòng đến bên bờ suối, nhảy từ trên cao xuống để giữ trọn lời thề thuỷ chung. Thân xác chàng hoá thành con sư tử, ngày đêm đứng cạnh thác nước.

Ngày nay, du khách đến bên ngọn thác này có thể nhìn thấy được tảng đá hình con sư tử dưới chân thác. Đó chính là chàng Đam ngày đêm phục bên thác nước khóc thương người vợ yêu. Do chuyện tình này, người KHo đặt tên thác là Đam HRi, ngày nay người ta quen gọi là Đam Ri.”

Thiền viện Trúc Lâm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5 km về hướng Nam, đến đường dẫn vào hồ Tuyền Lâm phóng tầm mắt về phía trước thấy thiền viện Trúc Lâm thấp thoáng trên đầu núi Phụng Hoàng trầm hùng, kỳ vỹ. Thiền viện bắt đầu được xây dựng vào năm 1993 đến năm 1994 thì hoàn thành, bản thiết kế do kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng và kiến trúc sư Trần Đức Lộc vẽ. Thiền viện được chia ra làm năm khu vực: khu vực ngoại viện, khu tịnh thất hòa thượng, hòa thượng viện trưởng, khu nội viện tăng và khu nội viện ni.

Đây là một công trình kiến trúc độc đáo bên cạnh hồ Tuyền Lâm. Đi lên từ phía hồ Tuyền Lâm là một con đường dốc có 140 bậc thang bằng đá, hai bên là những rặng thông cao vút dẫn qua ba cổng tam quan để vào chính điện.

Chính điện có diện tích 192 m2, bên trong thờ tự đơn giản, nhưng mang đầy ý nghĩa của nhà Phật. Giữa điện thờ tượng đức Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni cao khoảng 2 mét, tay phải cầm cành hoa sen đưa lên. Bên phải đức Phật là bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử, bên trái là bồ tat Phổ Hiền cưỡi voi trắng sáu ngà.

Chung quanh phía trên chính điện là các bức phù điêu chạm khắc tám tướng thị hiện của đức Phật và các bao lam, án thờ bằng gỗ được chạm khắc rất công phu. Hành lang phía trước chính điện là hàng cột gồm bốn cột tròn giả gỗ. Trần được lợp bằng ngói tráng men sáng loáng, mái ngói uốn nhẹ toát lên nét khiêm cung của người Việt, nét thanh thoát của nhà thiền.

Hồ Tuyền Lâm

Theo quốc lộ 20, lên đèo Prenn, qua khỏi thác Đatanla rẽ về phía trái chừng hơn 1 km, băng qua những rừng thông ngút ngàn, du khách sẽ bắt gặp một hồ nước mênh mông, xanh biếc và đầy vẻ quyến rũ - đó là hồ Tuyền Lâm. Với diện tích mặt nước khoảng 350 hecta, hồ Tuyền Lâm được tạo thành bởi dòng suối Tía.

Tên hồ không biết có tự bao giờ và do ai đặt, nhưng có lẽ cũng do xuất phát từ khung cảnh thiên nhiên kỳ vỹ ở đây mà tên gọi ấy đã sống mãi. Đó là nơi gặp gỡ giữa sông, suối và cây rừng. Năm 1982, để đảm bảo nước tưới cho hàng trăm hecta lúa của huyện Đức Trọng, Nhà nước đã cho xây dựng đập ngăn nước tại đây. Năm năm sau, công trình được hoàn thành và đã dần dần trở nên một điểm tham quan, du lịch không thể thiếu đối với nhiều người. Với mặt nước mênh mông quanh co dưới chân những ngọn núi nhấp nhô, trùng điệp, ở mỗi khúc quanh, non nước trời mây hình như luôn biến đổi. Nơi này là rừng thông non, nơi kia là non cao với lớp lớp ngàn thông thẳng tắp. Tuyền Lâm! Thật đúng là non xanh nước biếc, phong cảnh hữu tình.Vào những ngày đẹp trời, dùng ca-nô hay thuyền buồm du ngoạn trên mặt hồ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tận mắt những đồi thông xanh mởn, xen giữa là những cụm rừng già và những sườn đồi thoai thoải, soi bóng xuống mặt hồ. Trước khung cảnh ấy, lòng ta như bâng khuâng, đồng thời lại có cảm giác như vừa trút bỏ được hết những vướng bận của bụi trần để bước chân vào chốn thần tiên.

Buổi sớm, hồ nước phủ đầy sương trắng và yên tĩnh đến lạ kỳ, chỉ có tiếng chim quyện thành vòng, thành chuỗi để rồi tan xuống mặt hồ phẳng lặng. Buổi trưa bầu trời sáng láng, mặt hồ xanh biếc như biển khơi, lấp lánh ánh thủy tinh. Đến chiều thì mềm ra trong ánh sáng mát lạnh và mặt hồ dần dần chuyển sang màu xanh thẫm. Nếu ngồi ở hồ Tuyền Lâm câu cá, làm thơ, hoặc đi dạo với người yêu vào những thời điểm như vậy, mới cảm nhận được hết vẻ kỳ ảo, thơ mộng và huyền diệu của cảnh sơn thủy hữu tình mà tạo hóa đã ban cho đất trời Đà Lạt.

Ga Cáp treo:-Tuyến cáp treo dài 2.300m từ đỉnh đồi Rôbin đến Thiền viện Trúc Lâm, ở độ cao 1.600m so với mực nước biển.

- Hệ thống cáp treo Đà Lạt được khởi công xây dựng vào ngày 3/2/2002, khánh thành ngày 24/1/2003 và chính thức đưa vào hoạt động ngày 1/2/2003.

- Hệ thống này do Hãng Doppelmayr của Thụy Sĩ và Áo thiết kế, chế tạo và lắp đặt.

thưởng ngoạn rừng núi Tây Nguyên hùng vĩ, toàn cảnh thành phố ngàn hoa và bay trên những rừng thông bạt ngàn, tận hưởng cái lành lạnh của trời Đà Lạt

Ga cáp treo đồi Rôbin:

- khu du lịch cáp treo Đà Lạt hình thành từ đầu năm 2003, cáp trep giăng qua khoảng không gian trên các đồi thông, từ một ngọn đồi phía trái bến xe Đà Lạt tới chân đồi Phượng Hoàng của thiền viện Trúc Lâm với quãng đường chim bay gần 2km.Trên tháp treo, du khách nhìn được toàn cảnh thành phố Đà lạt phía dưới, xa xa là dãy núi Lang Biang và có cảm giác như là đang bay giữa những thung lũng hẹp, đồi và rừng thông xanh mát, mượt mà.

Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương không mang trên mình nhiều huyền thoại như một số địa danh khác của Đà Lạt. Khi xưa, hồ chỉ là một con suối chảy giữa thung lũng, từ đó mà phát sinh tên gọi Đà Lạt - dòng suối của người Lạch. Năm 1919, kỹ sư công chánh người Pháp Labbé cho đào một cái hồ nhân tạo tại thung lũng mà con suối chảy qua và xây đập nước từ Thủy Tạ đến quán Hướng Đạo cũ. Đến năm 1923, hồ được mở rộng có tên là Grand Lac và lại xây thêm một cái đập nữa phía dưới tạo thành hai hồ. Sau cơn bão năm 1932, cả hai đập đều bị sập. Đến khoảng năm 1934 - 1935, người ta lại xây một cái đập đá lớn phía dưới và hồ Xuân Hương thành hình từ đó đến nay. Năm 1953, ông Nguyễn Vỹ - chủ tịch hội đồng thị xã Đà Lạt đổi tên từ Grand Lac do người Pháp đặt trước kia thành Xuân Hương - tên một nữ sĩ tài hoa, bà chú thơ Nôm nổi tiếng của Việt Nam thế kỷ 19. Hồ Xuân Hương còn là bản làng của các dân tộc bản địa trước kia qua việc phát hiện ở đây những di chỉ của người xưa.

Đep lộng lẫy và dịu dàng, Hồ Xuân Hương là không chỉ là viên ngọc bích, mà còn là trái tim của thành phố Đà Lạt. Viền quan hồ là con đường nhựa láng tiếp nối với hàng loạt con đường khác từ khắp các nẻo của thành phố đổ về. Đây là hồ đẹp nhất nằm ở trung tâm thành phố Đà Lạt, chu vi 5.000m, rộng khoảng 38ha, độ sâu trung bình là 1,5m, có hình dáng một mảnh trăng lưỡi liềm. Mặt hồ phẳng lặng, trong vắt tựa chiếc gương soi, chỉ gợn vài đợt sóng lăn tăn khi có cơn gió nhẹ thổi qua. Ven hồ, bờ cỏ xanh mượt điểm những cây thông tùng, anh đào, liễu rũ… xinh đẹp tạo thành một khung cảnh thơ mộng cuốn hút khách nhàn du. Cầu phía trên đập chỗ đi vào trung tâm thành phố có tên gọi là cầu ông Đạo, mang chức danh ông quản đạo người Việt đầu tiên ở đây là ông Phạm Khắc Hòe.

Trên bờ hồ, cách khoảng 300m về phía Tây Nam là quảng trường Hòa Bình cao rộng và sầm uất. Xung quanh quảng trường san sát những tiệm ăn, buôn bán, rạp chiếu bóng, chợ… khách ra vào tấp nập. Từ quảng trường có cầu bắc thẳng vào tầng 2 của chợ Đà Lạt, ngôi chợ 3 tầng lớn nhất Đà Lạt. Cách bờ hồ hơn 1km về phía Đông là ga xe lửa Đà Lạt, nằm im lìm, gợi trong lòng du khách về một thời dĩ vãng đã xa có những chuyến tàu xuôi ngược

Ngày 10/1/1977, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng ký quyết định số 26.QĐ-UB xác định: Trung tâm du lịch lấy trọng tâm là khu vực Hồ Xuân Hương.

Tháng 10 - 1984, chính quyền tỉnh Lâm Đồng cho nạo vét lại lòng hồ, gia cố móng của đập cầu Ông Đạo. Trong 6 tháng nước hồ được tháo cạn, đáy hồ được hàng vạn thanh niên của thành phố Hoa đổ mồ hôi, công sứ nạo vét nhằm làm đẹp thêm cho quê hương mình. Đây là lần chỉnh trang thứ 2 kể từ sau năm 1934, lúc kỹ sư Trần Đăng Khoa cho xây dựng cầu Ông Đạo. Ngày 16-11-1988, Bộ Văn-Hoá Thông Tin và Thể Thao đã ra quyết định số 1288 công nhận Hồ Xuân Hương là 1 trong 464 thắng cảnh cấp quốc gia. Nhưng rồi, sau đó theo năm tháng, trước những tác động xấu của một số người một phần Hồ Xuân Hương đã bị bồi lấp làm giảm đi vẻ đẹp quyến rũ, nên thơ vốn có. Vì vậy, công việc nạo vét Hồ Xuân Hương được chính thức khời công với tổng kinh phí lên tới 20 tỉ, trong đó ngoài vốn ngân sách nhà nước còn có sự đóng góp của ngươì dân thành phố lên đến 6 tỉ. Có thể nói đây là lần chỉnh trang lại Hồ Xuân Hương lớn nhất từ trước đến nay vì ngoài việc nạo vét, còn phải xây dựng thêm hồ lắng phía thượng lưu và xây kè đá chống sụp lở xung quanh hồ. Sau hơn 3 tháng thi công, chủ yếu bằng cơ giới với việc nạo vét lòng hồ trên 1 triệu m3 đất, gia cố lại móng, các cống thoát nước của cầu Ông Đạo, xây bờ kè bằng đá chung quanh hồ, khôi phục lại các "cầu chữ Y" quanh bờ hồ, lát cỏ và cho xây dựng 4 hồ chống bồi lắng tại các dòng chảy chính trước khi vào hồ. Cuối tháng 9-1998 Hồ Xuân Hương được đóng nước, góp phần làm cho một thắng cảnh vốn đã đẹp nay còn đẹp hơn.

Thực tế, hơn trăm năm qua, hồ Xuân Hương đã gắn liền với cuộc sống người dân Đà Lạt, gắn liền với những thăng trầm, biến động của thành phố Hoa. Vào mùa nắng và những ngày đẹp trời, mặt hồ Xuân Hương xanh biếc, gợn sống lăn tăn. Những ngày mưa lớn, nước đỏ ngầu làm người ta chạnh nhớ đến Hồng Hà-Hà Nội. Tuy nhiên, vẻ đẹp của Xuân Hương không giống với vẻ đẹp Hoàn Kiếm của kinh thành Thăng Long hay Tịnh Tâm của cố đô Huế. Nước hồ Hoàn Kiếm có màu xanh lục soi bóng tháp rùa, tháp Bút-ghi dấu ấn anh hùng của một giai thoại lịch sử dân tộc Việt Nam trong công cuộc chống ngoại xâm. Còn Tịnh Tâm ngát hương sen hình như lúc nào cũng thăng trầm và lặng lẻ như tính cách người dân xứ Huế. Còn hồ Xuân Hương lại có nét kiều diễm của phương Tây. Nước

xanh soi bóng những cây Anh Đào rực hồng mỗi độ Xuân về, không e lệ ngại ngần, luôn bặt thiệp với khách trong nước cũng như ngoài nước. Có ai ngờ rằng cách đây 105 năm, đáy hồ còn là ruộng lúa của dân bản Langbi ang. Hằng năm, cứ mỗi độ xuân về, hồ Xuân Hương lại tươi trẻ hơn, rực rỡ hơn bởi ngàn hoa Anh Đào đua nở và mặt hồ xanh trong như mây trời.

Hôm nay, hồ Xuân Hương vẫn còn in bóng khách sạn Palace-nơi đón tiếp đoàn đại biểu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đến dự hội nghị trù bị Đà Lạt năm 1946 và là nơi Bộ Chính Trị mở hội nghị tổng kết chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đó còn là chứng nhân và niềm tự hào chính đáng của nhân dân các dân tộc thành phố Đà Lạt.

Hồ xuân hương không những là một thắng cảnh của đà lạt mà còn là niềm tự hào của các dân tộc tỉnh Lâm Đồng. Đó còn là niềm cảm hứng bất tận cho biết bao thế hệ văn nghệ sĩ Việt Nam để sáng tác ra những áng văn, thơ tuyệt mỹ:

"Ai hãy lặng thinh chớ nói nhiều Để nghe dưới đáy nước hồ reo Để nghe tơ liểu rung trong gió Và để nghe trời giải nghĩa yêu" (Đà Lạt Trăng Mờ-Hàn Mạc Tử) "Hồ Xuân Hương mặt nước trầm tư Thi nhân hỡi, có nhìn tôi không thấy Hồ trong xanh, lòng sâu đến tận trời Nghiêng mơ màng bao bóng thông trôi" (Một Ngày Đà Lạt-Lâm Thị Mỹ Dạ)

Nhà thờ Domain De Marie

Nhà thờ Domain De Marie tọa lạc trên một một ngọn đồi thoáng đẹp, các trung tâm thành phố Đà Lạt 1 km về hướng Tây Nam. Nhà thờ còn có tên là nhà thờ Mai Anh vì trước đây khu vực này có rất nhiều cây mai anh đào.

Từ một nhà nguyện của nữ tu dòng Bác Ái, năm 1943 nhà thờ này được xây dựng lại theo lối kiến trúc độc đáo hơn bất cứ nhà thờ nào khác ở Đà Lạt.

Nét đặc trưng của nhà thờ là có tượng Đức Mẹ đứng trên quả địa cầu tạo theo mẫu người phụ nữ Việt Nam do Jon Chère, kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Tượng cao 3 mét, nặng 1 tấn được làm vào năm 1943 là quà tặng của phu nhân toàn quyền Đông Dương Decoux. Đây cũng là nơi yên nghỉ của phu nhân toàn quyền Đông Dương - an táng ở hành lang phía sau của nhà thờ.

Ngày nay các nữ tử bác ái thánh Vinh Sơn tham gia vào nhiều hoạt động xã hội mang tính từ thiện như: chăm sóc trẻ em chậm phát triển, giúp đỡ các cô nhi, chữa trị bệnh cho người nghèo... Đến thăm nhà thờ Domaine De Marie, du khách sẽ được chiêm ngắm dàn hài tiên khá hiếm nở hoa thật đẹp.

Đà Lạt sử quán (XQ sử quán)

Đà Lạt sử quán nằm gần cạnh khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu, xây dựng trong năm 2001, đưa vào hoạt động từ năm 2002 và được du khách biết đến như là một bảo tàng nghệ thuật về nghề thêu tranh nghệ thuật (thêu tay trên lụa) Việt Nam.

Chủ nhân của nó là công ty trách nhiệm hữu hạn XQ Đà Lạt do hai vợ chồng chị Hoàng Thị Xuân và anh Võ Văn Quân làm chủ. Đà Lạt sử quán được thiết kế thành mười khu vực:

1. Khu vực truyền thống. 2. Khu vực bản sắc. 3. Khu vực phát tích. 4. Nhà trưng bày.

5. Khu vực vấn vít nghệ thuật và cuộc đời. 6. Vườn tri kỷ.

7. Sân thiên thai hội tụ.

9. Khu vực trưng bày “Nghệ Thuật Cho Bản Thân Tôi”. 10. Khu vực “Đà Lạt Của Tôi”.

Các khu vực được sắp xếp hài hòa với yếu tố địa hình, cảnh quan và lối kiến trúc mang dáng dấp

Một phần của tài liệu Bài Thuyết Minh Tuyến SG-ĐL (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w