Tính cấp thiết của đề tài

Một phần của tài liệu xác định nồng độ thấp nhất có thể phát hiện được khi sử dụng phương pháp sóng vuông quét nhanh trên cực giọt chậm để phân tích clenbuterol trong thức ăn gia súc (Trang 25)

Trong thập kỷ qua đã có nhiều báo cáo về tình hình ngộ độc Clenbuterol xảy ra trên người. Đầu năm 1990, tại Tây Ban Nha người ta nghi ngờ vì ăn gan bò bị nhiễm độc làm 135 người phải nhập viện. Đây là bằng chứng đầu tiên cho việc quản lý thuốc dùng trong chăn nuôi đã gây nên triệu chứng ngộ độc cấp tính đối với người tiêu thụ. Ngày 24/09/1990 tại Pháp có 22 người đã bị ngộ độc do dùng thịt còn tồn dư Clenbuterol. Chính vì những tác động không mong muốn này mà hiện nay Clenbuterol đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi tại Mỹ (năm1991), tại Châu Aâu (năm1998) và tại Canada (năm 2004). Tại Việt Nam, ngày 20/06/2002 Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn chính thức cấm sử dụng hoá chất này trong sản xuất, nhập khẩu, lưu thông tại quyết định số 54/2002/QĐ – BNN. Tuy nhiên hoạt động kiểm soát dư lượng hóa chất có hại đến sức khỏe người tiêu dùng vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc ở tất cả các công đoạn từ

nguồn nguyên liệu đến chế biến, số lô hàng trên thị trường phát hiện Clenbuterol vẫn còn.

Năm 2004, tại Cần Thơ xảy ra một vụ ngộ độc cũng phát hiện thấy Clenbuterol trong mẫu thức ăn. Năm 2006, một đợt khảo sát rộng tại 06 quận huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Chi cục Thú y thực hiện, kết quả kiểm tra 500 mẫu thịt heo đang bày bán tại các chợ, thịt ở một số lò vừa giết mổ xong, có gần 30% mẫu dương tính với Clenbuterol điều đáng lo ngại là khi có kết quả xét nghiệm thì toàn bộ số thịt heo trên đã được tiêu thụ hết.

Ngày 17/01/2007 Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn ra thông báo 198 công bố tên 06 doanh nghiệp có mẫu thức ăn chăn nuôi phân tích bằng phương pháp ELISA cùng kết quả dương tính ở hai nơi Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Trung tâm Dịch vụ Phân tích thí nghiệm và gửi mẫu đi Singapore phân tích theo phương pháp sắc ký để so sánh kết quả, đã công bố 2 doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc sử dụng Clenbuterol bổ sung trong thức ăn gia súc.

Trước thực trạng các hoá chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi được sử dụng ở tất cả các công đoạn từ nguồn nguyên liệu đến chế biến, nhu cầu xét nghiệm nhanh rất cần thiết đối với các cơ quan quản lý và kiểm soát an tòan thực phẩm như đã trình bày trên, mặt khác xu hướng toàn cầu hoá kinh tế và gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của nước ta thì việc tồn dư lượng thuốc trong thực phẩm sẽ là rào cản đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thịt và

sản phẩm động vật. Vì vậy, chúng tôi đề xuất đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu

xây dựng qui trình phân tích Clenbuterol trong thức ăn gia súc bằng kỹ thuật sóng vuông quét nhanh trên cực giọt chậm”

Một phần của tài liệu xác định nồng độ thấp nhất có thể phát hiện được khi sử dụng phương pháp sóng vuông quét nhanh trên cực giọt chậm để phân tích clenbuterol trong thức ăn gia súc (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)