GIẢI PHÁP CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN VN FDI VÀ ODA TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN

Một phần của tài liệu Theo quan điểm cá nhân bạn trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 Việt Nam nên thu hút nguồn vốn FDI nhiều hơn hay ODA nhiều hơn (Trang 36 - 44)

kinh tế cụ thể. Điều này cần cả nguồn vốn lớn để phục vụ cho việc tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Việt Nam chính thức gia nhập WTO làm cho nhiều nhà đầu tư trên thế giới biết và quan tâm đầu tư ở Việt Nam, chính vì điều này nguồn vốn FDI sẽ chảy vào Việt Nam và tăng trong những năm sắp tới được coi như một tất yếu khách quan.Giải pháp cho Việt Nam muốn phát huy nguồn vốn này một cách hiệu quả thì cách có vốn đối ứng như về đất đai, cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý tốt thì mới có kết quả cao. Tuy nhiên, về lĩnh vực cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý của Việt Nam hiện nay còn thiếu và yếu, điều đó có nghĩa vốn đối ứng của Việt Nam chưa tương xứng để phát huy các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Để phát triển đồng bộ, phát huy mọi nguồn lực trong xã hội Việt Nam cần có chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng. vì nguồn vốn ngân sách nhà nước còn hạn chế cho nên trong giai đoạn từ nay đến năm 2010. Việt Nam nên quan tâm thu hút ODA nhiêu hơn FDI, tất nhiên là về mặt lượng thì lượng vốn FDI sẽ vào Việt Nam nhiều hơn ODA . Đồng thời chúng ta có phương pháp kết hợp để sử dụng FDI và ODA một cách có hiệu quả, cụ thể:

 Có quy hoa ̣ch tổng thể phát triển kinh tế - xã hô ̣i đất nước

 Cần có chiến lươ ̣c thu hút và sử du ̣ng ODA và FDI trong từng giai đoa ̣n đồng bô ̣, hơ ̣p lý

 Ưu tiên sử du ̣ng ODA cho các lĩnh vực xây dựng cơ sở ha ̣ tầng, giáo du ̣c, y tế, môi trường.

 Khuyến khích doanh nghiê ̣p FDI thực hiê ̣n chiến lươ ̣c xuất khẩu àta ̣o tiền đề cho viê ̣c trả nợ ODA

 Tăng cường kêu go ̣i vốn ODA song phương từ các nước có dự án FDI ở Viê ̣t Nam

VII. GIẢI PHÁP CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN VN FDI VÀ ODATRONG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN 2010 TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN 2010

Đối với FDI

Mục tiêu thu hút FDI

Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2010 bình quân 8%/năm, nhu cầu nguồn vốn đầu tư cho toàn xã hội khoảng 114-120 tỷ USD trong đó vốn

huy động từ bên ngoài (gồm cả FDI và ODA) chiếm 30%. Từ mực tiêu trên, dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu của khu vực FDI như sau:

- Tổng vốn đăng ký cấp mới: 25-30 tỷ USD - Tổng vốn đăng ký bổ sung: 13-15 tỷ USD

- Đóng góp khoảng 15% GDP, 25% tổng kim ngạch xuất khẩu, 10% thu ngân sách

Định hướng thu hút FDI từ các công ty xuyên quốc gia TNCs

Trên cơ sở mục tiêu hút hút FDI và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2010 và trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 chúng ta có thể cụ thể định hướng thu hút FDI từ các công ty xuyên quốc gia (TNCs) cụ thể như sau:

Theo lĩnh vực

Để nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI từ các TNCs Việt Nam cần tập trung thu hút FDI vào những ngành và lĩnh vực mà chúng ta có thể tận dụng được lợi thế của các TNCs (các ngành công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, viễn thông), các ngành mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh (dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến), những ngành có khả năng sinh lợi cao (du lịch, tài chính ngân hàng, bảo hiểm và một số ngành dịch vụ khác) để tạo thêm nhiều công ăn việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Từng bước mở cửa thị trường, thực hiện đúng lộ trình mở cửa đối với những ngành và lĩnh vực như trong cam kết gia nhập WTO, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, viễn thông.

Tiến hành công bố công khai những danh mục cấm và hạn chế đầu tư. Trừ những lĩnh vực cấm và hạn chế đầu tư thì nhà đầu tư kể cả trong nước và nước ngoài có quyền tiến hành kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực và theo bất kỳ hình thức nào mà pháp luật cho phép. Nhà nước cần khuyến khích đầu tư vào các dự án trọng đỉêm, có ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế theo “Danh mục đặc biệt khuyến khích đầu tư” và “Danh mục khuyến khích đầu tư”

Theo đối tác

Cho đến nay, nguồn vốn FDI của các TNCs đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là từ các TNCs Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Các TNCs t đến từ các quốc gia thuộc liên minh Châu Âu EU và Mỹ còn rất hạn chế. Do đó, để nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI một mặt chúng ta nên tiếp tục hướng vào những TNCS của các quốc gia Châu Á. Bên cạnh đó, các TNCs của Mỹ và các nước trong liên minh Châu Âu EU là những TNCs có tiềm lực về vốn và công nghệ rất lớn. Nếu Việt Nam thu hút được nhiều TNCs từ các quốc gia này thì nguồn vốn đầu tư

đổ vào sẽ rất lớn. Đi kèm với nó là những công nghệ nguồn và trình độ quản lý tiên tiến. Căn cứ vào thế mạnh của các TNCs và các lĩnh vực cần thu hút FDI, có thể xác định những ngành mục tiêu như sau:

Bảng 6: Một số TNCs mục tiêu

Ngành mục tiêu Các TNCs mục tiêu

Công nghệ thông tin Mỹ, Nhật Bản, EU, Singapore, Ấn Độ

Điện tử Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc

Hoá chất Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc

Dầu khí Mỹ, EU, Nga

Chế biến thực phẩm Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc Dệt may, Dự án giầy Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông,

Singaporel

Xây dựng hạ tầng KCN Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài chính, ngân hàng EU, Mỹ, Trung Quốc

Bảo hiểm EU, Mỹ, Trung Quốc

Theo lãnh thổ

Địa hình của lãnh thổ Việt Nam được chia thành nhiều vùng lãnh thổ khác nhau. Mỗi khu vực lãnh thổ có những đặc trưng và những lợi thế riêng. Để có thể phát huy thế mạnh của từng vùng lãnh thổ Chính phủ cần có những định hướng phát triển cho từng vùng dựa trên những thế mạnh cũng như những khó khăn hạn chế của từng địa phương. Để có thể thu hút được nhiều vốn FDI của các TNCs Việt Nam cần tiếp tục thu hút và mở rộng các dự án FDI của TNCs vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò các vùng động lực, các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế mở. Các địa phương cụ thể là: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng. Khuyến khích phát triển hợp tác trong khu công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó thì chúng ta cũng cần ưu đãi cho các TNCs đầu tư vào những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn như: Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Can, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị…

Tóm lại, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 8%/năm trong giai đoạn 2006-2010, Việt Nam cần thực hiện theo những định hướng thu hút vốn FDI từ các TNCs như Đảng và Nhà nước đã đề ra cho từng lĩnh vực, đối tác và vùng lãnh thổ cụ thể.

Đối với ODA

Tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2007, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, khi đó là ông Ajay Chhibber, đã phát biểu: “Nếu đạt ngưỡng 1.000 đô la Mỹ thu nhập bình quân đầu người/năm, Việt Nam sẽ được xếp vào danh sách các nước có thu nhập trung bình trên thế giới...”. Khi đó, ưu đãi về ODA chắc chắn sẽ không còn như hiện nay.

Mười lăm năm qua, trung bình mỗi năm các nhà tài trợ đã cam kết hỗ trợ Việt Nam khoảng 2,8 tỉ đô la Mỹ và số lượng vốn ký kết trung bình đạt hơn 2 tỉ đô la, chiếm 11% tổng đầu tư toàn xã hội và khoảng 17% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Với số tiền đó, ODA có mặt ở tất cả các địa phương, từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến các vùng hải đảo và là nguồn đầu tư quan trọng trong nhiều lĩnh vực

Bảng :7 Cơ cấu sử dụng vốn ODA theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 1993 - 2007

ĐVT: Triệu USD

Ngành, lĩnh vực Hiệp định ký kết 1993-

2007

Tổng Tỷ lệ

1. Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xoá

đói, giảm nghèo 5.130,73 15,90 %

2. Năng lượng và công nghiệp 7.376,28 22,97 %

3. Giao thông, vận tải, bưu chính viễn thông, cấp

thoát nước và phát triển đô thị, trong đó: 11.286,64 35,15 %

- Giao thông, vận tải, bưu chính, viễn thông 8.222,99 25,61 %

- Cấp thoát nước và phát triển đô thị 3.063,65 9,54 % 4. Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học kỹ

thuật, các ngành khác 8.315,60 25,90 %

Tổng số: 32.109,25 100,00 %

Bộ kế hoạch và đầu tư

Nhìn vào những con số thống kê, dễ dàng nhận ra vai trò và tầm quan trọng của nguồn vốn ODA đối với quá trình phát triển của nước ta.

Tuy nhiên, với tốc độ đầu tư phát triển như hiện nay, Việt Nam vẫn cần ODA ưu đãi trong vòng 15-20 năm tới vì ngân sách hàng năm của Chính phủ vẫn còn quá nhỏ bé so với nhu cầu đầu tư.

Cụ thể, về cơ sở hạ tầng kinh tế, hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hệ thống giao thông vận tải còn yếu kém và bị quá tải, mạng lưới điện và năng lượng thường xuyên bị thiếu hụt, cảng biển, sân bay còn ít và quy mô nhỏ trong khi bưu chính viễn thông chưa đáp ứng được sự hội nhập của một nền kinh tế hiện đại.

Về cải cách thể chế, tuy đã và giải quyết được một số bất cập trong quản lý hành chính công, song hiện nay đây vẫn là một trong những mặt còn yếu kém so với yêu cầu hội nhập của đất nước.

Trong khi đó, hiện còn hơn 75% dân cư sống ở khu vực nông thôn đang gặp nhiều khó khăn về thu nhập, điều kiện sống và cơ sở hạ tầng. Khoảng cách so với khu vực thành thị có nguy cơ nới rộng.

Song song đó là nhiều vấn đề xã hội cần phải nhanh chóng giải quyết như: phát triển nguồn nhân lực, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường và tạo công ăn việc làm cho người lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì vậy, để khỏi bị bất ngờ với những thách thức sắp tới, thiết nghĩ Chính phủ cần quan tâm một số vấn đề sau:

Việc xác định đúng mức độ tăng trưởng GDP trong những năm sắp tới là hết sức cần thiết. Không thể vì thành tích mà tự nhận mình là quốc gia có thu nhập đầu người đạt ngưỡng 1.000 đô la. Thậm chí cũng nên chấp nhận thực tế nếu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010 có nhiều chỉ tiêu không đạt, trong đó có chỉ tiêu về GDP. Như vậy, không những chúng ta tự đánh giá đúng về bản thân mà còn có thể kéo dài thời hạn ưu đãi ODA từ các nhà tài trợ.

Đẩy mạnh công tác quản lý ODA

Tính từ thời điểm này, còn hơn hai năm nữa để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010. Trong thời gian còn lại, cần có những bước đột phá trong việc thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích... Những sai lầm trước đây về quản lý và phân cấp sử dụng vốn ODA cần được rút kinh nghiệm nghiêm túc để tránh không lặp lại vết xe đổ.

Theo tính toán, hiện nhu cầu vốn đầu tư phát triển là rất lớn, trong hai năm còn lại nếu Chính phủ kêu gọi được khoảng hơn 20 tỉ đô la từ nguồn ODA thì mới có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu. Tuy nhiên, dù có lạc quan cũng phải thừa nhận, đạt được con số này là rất khó, vì năm 2008, năm mà Việt Nam thu hút được nhiều nguồn vốn cam kết viện trợ nhất, cũng mới chỉ đạt hơn 5 tỉ đô la.

Vì vậy, song song với sự chuẩn bị cho thời kỳ “hậu ODA”, đã đến lúc cần có một cái nhìn toàn diện và tỉnh táo hơn về vai trò của nguồn vốn vay nợ nước ngoài này để từ đó hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp. Và trên hết, cần nhận thức rằng phải giảm dần sự lệ thuộc vào ODA, đồng thời phát huy nguồn vốn trong nước, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân

Một vài ý kiến của doanh nhân đánh giá về cơ sở hạ tầng ở Việt Nam hiện nay:

Theo ông Sachio Kageyama, Tổng giám đốc Canon Việt Nam khi trao đổi với VnEconomy xung quanh vấn đề FDI vào Việt Nam thời hậu WTO, ông trả lời câu hỏi “Để đón được làn sóng đầu tư từ doanh nghiệp của nước ông, Việt Nam cần phải sẵn sàng những vấn đề nào ?” rằng:

“Trong một số diễn đàn, tôi đã phát biểu rằng hạ tầng là vấn đề quan trọng đối với phát triển của Việt Nam.

Trước hết, hạ tầng về điện rất quan trọng. Chúng tôi được biết Chính phủ Việt Nam đang có kế hoạch phát triển nguồn điện cho đất nước, song mức độ phát triển của Việt Nam có thể vượt qua sự phát triển của ngành điện. Đồng thời, khi Việt Nam thu hút thêm nhiều dự án đầu tư thì thiếu điện sẽ gây ra rủi ro càng lớn. Bản thân Canon cũng lo lắng khi Việt Nam quá phụ thuộc vào thuỷ điện, nhất là ở miền Bắc. Vì thế vấn đề đặt ra là Việt Nam lập một kế hoạch phát triển điện không

bị thiếu hụt so với sự phát triển kinh tế, nếu không các đầu tư vào Việt Nam sẽ dừng lại.

Bên cạnh ngành điện, cảng Việt Nam không thể tiếp nhận các tàu lớn cũng là một vấn đề. Thực tế điều này đang gây khó khăn cho chính chúng tôi khi phải chuyển container qua Hong Kong và Singapore,… Việt Nam cần xây dựng cảng càng nhanh càng tốt, cơ sở hạ tầng đường bộ cũng cần phải có cải tiến.

Ngoài ra, ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam còn yếu kém, dù số nhà cung cấp linh kiện cho chúng tôi đã tăng từ 4 lên 70 đơn vị nhưng nhu cầu của Canon vẫn còn tăng. Nếu Việt Nam muốn "thắng" Trung Quốc hay Thái Lan thì điều quan trọng phải đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ bằng hai cách: thu hút đầu tư nước ngoài, và phát triển các công ty có vốn của Việt Nam trở thành các nhà sản xuất linh kiện phụ trợ.

Một ý khác mà tôi muốn nói không liên quan đến hạ tầng nhưng có tác động lớn đến môi trường đầu tư đó là vấn đề đình công trái phép. Qua những cuộc đình công diễn ra trong miền Nam gần đây, tôi cho rằng Việt Nam cần xử lý mạnh mẽ những cuộc đình công bất hợp pháp để môi trường đầu tư hoàn thiện.”

Kết luận chung:

Kinh tế Việt Nam hiện nay tuy đang trải qua giai đoạn khó khăn vì lạm phát và chịu nhiều tác động bên ngoài nhưng kinh tế Việt Nam vẫn là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới.Việt Nam có nhiều nguồn lực chưa được sử dụng đúng với tiềm năng vốn có của nó. Trong những năm qua, với nổ lực chung của Chính phủ, nước ta đã thu hút được một lượng vốn đầu tư trực tiếp và ODA. Các nguồn vốn này có tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam. FDI và ODA thời gian qua bên cạnh những tác động tích cực của nó thì còn có những hạn chế cần phải khắc phục. Đứng trên phương diện quốc gia để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thì có những vấn đề sau:

Theo kế hoạch phát triển mà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua thì đến năm 2010 Việt Nam có mức thu nhập bình quân trền người sẽ đạt được mức 1.000 USD/người/năm. Điều đó có nghĩa là Việt Nam sẽ thoát khỏi tình trạng là

Một phần của tài liệu Theo quan điểm cá nhân bạn trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 Việt Nam nên thu hút nguồn vốn FDI nhiều hơn hay ODA nhiều hơn (Trang 36 - 44)