xã hộ i.
Giảm dần sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý trung ương vào xử lý
các vấn đề cụ thể, trong đó nhiệm vụ giám định đầu tư và hậu kiểm được tăng cường; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý từ trung ương đến địa phương
thông qua tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn; phải tiếp tục đẩy mạnh việc triển
khai phân cấp quản lý nhà nước giữa cấp tỉnh và các cấp chính quyền địa phương; chú trọng vào công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
chính sách pháp luật của các địa phương tránh tình trạng ban hành chính sách
ưu đãi vượt khung.
Tỉnh cần thực hiện hướng dẫn các nhà đầu tư lập dự án đảm bảo đầy đủ
các nội dung, thuận lợi cho việc thẩm tra trìnhđộ công nghệ, tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát việc triển khai dự án của nhà đầu tư, thực hiện tốt cơ
chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư vào hoạt động khoa
học và công nghệ, tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại với
cộng đồng các nhà đầu tư,thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa liên thông,đẩy
mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý…
Tích cực rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chính quyền các cấp; triển khai đồng bộchủ trương và có giải pháp
thực hiện hữu hiệu về chống tham nhũng, sách nhiễu, phiền hà, nâng cao tính minh bạch, công khai và hiệu quả trong công việc của các cấp chính quyền.
KẾT LUẬN
Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tư cách là hình thái xuất khẩu tư bản đã xuất hiện và trở thành phổ biến kể từ khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới tác động của những thay đổi lớn trong tình hình kinh tế, chính trị thế
giới, FDI đã có xu hướng mới, từ đó đã đặt ra vấn đề đối với các nước đang
những thu hút được FDI, mà còn phảiphát huy được những tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế- xã hội.
Nghiên cứu về bản chất của FDI cho thấy, việc phát huy tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội trên
địa bàn tỉnh là vấn đềvô cùng phức tạp. Để đạt được mục tiêu trên cần nghiên cứu làm rõ những tác động tích cực cùng với tác động tiêu cực của FDI, tìm ra và chỉ rõ được các nhân tố ảnh hưởng tới tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội địa phương cấp tỉnh. Đồng thời, việc tham khảo kinh nghiệm thực tiễn trong thu hút, sử dụng FDI của nước ngoài và các địa phương trong nước có hoàn cảnh tương đồng sẽ giúp ích cho việc tìm kiếm các giải pháp
phát huy được những tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của FDI
đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
Kể từ sau khi tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc đã có nhiều cố gắng thu hút FDI và
đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong thu hút và sử dụng FDI. Sự hiện diện của FDI trên địa bàn tỉnh đã thể hiện nhiều tác động tích cực tới phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đối với phát triển công nghiệp, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách,
tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường… Tuy nhiên, phân tích thực tiễn cũng cho thấy, việc thu hút và sử dụng FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc chưa hoàn toàn đạt được mục tiêu hạn chế
những tác động tiêu cực của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Để tiếp tục phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của FDI
đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong những
năm tới, cần thực hiện những định hướng và giải pháp đồng bộ, từ định kỳ đánh giá các dự án FDI, đến hoàn thiện công tác quy hoạch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, chuẩn bị nhân lực, tăng cường xúc tiến đầu tư và quản lý nhà
nước về FDI. Trong khuôn khổ luận án, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do những khó khăn nhất định về thời gian và thu thập số liệu, một số vấn đề về tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh chưa thật sự được phân tích sâu sắc. Nghiên cứu sinh kính mong được nhận những góp ý quý báu của các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học trọng Hội đồng để