- Kế hoạch Chiến lược KH&CN Quốc gia (20042013) do Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia (NESDB), MOST và NSTDA phối hợp thực
4. Quan hệ Việt Nam – Thái lan
4.1 Tổng quan về mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan
Cùng là những nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và Thái Lan có nhiều nét tương đồng về văn hóa, con người và thiên nhiên. Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 6-8-1976 và sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN tháng 7-1995, quan hệ hợp tác giữa hai nước không ngừng phát triển.
Về thương mại song phương giữa Việt Nam và Thái Lan tăng trưởng nhanh trong các năm qua. Thái Lan là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước tăng trưởng đáng khích lệ, từ 352, 6 triệu USD năm 1994 lên 1,183 tỉ USD năm 2002, năm 2003 đạt 1,62 tỉ USD, năm 2004 đạt 2,349 tỉ USD và năm 2005 đạt 3,2 tỉ USD. Tháng 12.2006, thủ tướng hai nước đã đặt mục tiêu đến năm 2020, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 5 tỉ USD, tuy nhiên mới đến năm 2007 đã đạt 4,9 tỉ USD, tăng 21,3% so với mức gần 4 tỉ USD năm 2006.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan gồm: máy vi tính và linh kiện, dầu thô, hải sản, than đá, hàng điện tử, lạc nhân, sản phẩm nhựa... Những mặt hàng của Thái Lan xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là xăng dầu, chất dẻo nguyên liệu, linh kiện và phụ tùng xe máy... Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chính vì vậy, hai bên đã nhất trí cùng nhau hợp tác nhằm củng cố việc xuất khẩu và bình ổn giá gạo trên thị trường quốc tế.
Về lĩnh vực đầu tư, không chỉ là bạn hàng lớn của Việt Nam, Thái Lan hiện nay còn được coi là một trong những nước có lượng vốn đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, với nhiều dự án đã và đang hoạt động có hiệu quả. Tính đến ngày 10-3-2008, Thái Lan có 169 dự án FDI vào Việt Nam còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 1,66 tỉ USD, vốn đầu tư thực hiện đạt 832,7 triệu USD, tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và xây dựng. Đầu tư theo hình thức liên doanh có 40 dự án với tổng vốn đầu tư là 714 triệu USD. Thái Lan đang chủ động và tích cực triển khai các hoạt động đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu từ giữa các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và các tỉnh miền Trung Việt Nam, dọc đường 8 và đường 9. Đại sứ Thái Lan Kit-ti-pong Na-ra-nong cho biết rất nhiều nhà đầu tư Thái quan tâm đến thị trường Việt Nam, nhất là các lĩnh vực: hóa dầu, phân phối bán lẻ, viễn thông, bất động sản.
Về lĩnh vực du lịch, có thể nói tiềm năng hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Thái Lan là rất lớn và có nhiều triển vọng. Hai nước cũng đã thành lập Tiểu ban Du lịch trong Ủy ban hỗn hợp hợp tác song phương Việt Nam - Thái Lan nhằm thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước. Tháng 11-2007, hãng hàng không Nok Air của Thái Lan đã mở đường bay trực tiếp đến Hà Nội 2 chuyến/ngày, thu hút nhiều khách du lịch hai nước qua lại lẫn nhau. Năm 2006, có trên 120.000 khách Thái Lan sang Việt Nam và trên 200.000 du khách Việt Nam sang Thái Lan.
Đến nay, hai nước Việt Nam và Thái Lan đã ký gần 30 Hiệp định song phương, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm từ kinh tế, thương mại, đầu tư đến văn hóa, du lịch, môi trường. Trong các lĩnh vực hợp tác, Thái Lan và Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với nhau trong khôn khổ khu vực và diễn đàn quốc tết như ASEAN, ACMECS, EWEC, GMS
Tuy đạt được nhiều thành công trong quan hệ thương mại giữa 2 nước xong vẫn còn tồn tại rất nhiều nhưng khó khăn chưa thể khắc phục như: Việt Nam và Thái Lan có sự chênh lệch về phát triển khoảng 20 năm. Các chỉ tiêu phát triển công nghiệp cho thấy Việt Nam đi sau khá xa so với Thái Lan, về cả lượng và chất., kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam mặc dù tăng rất nhanh (từ năm 1996 đến 2002 tăng gấp gần 4 lần), hiện nay mới chỉ
bằng, 1/5 Thái Lan. Về chất lượng phát triển công nghiệp, tư liệu so với thái lan , tỷ lệ của công nghiệp trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam còn thấp, nhất là tỷ lệ của các loại máy móc thì quá nhỏ.
Trong khi đó Thái Lan cũng đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 và bất ổn chính trị có tác động xấu đến nền kinh tế
4.2 Những biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa 2 quốc gia
Vịêt Nam và Thái lan đã cũng đã nhất trí hợp tác củng cố hoạt động xuất khẩu và bình ổn giá gạo trên thị trường. Về hợp tác kinh tế, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước năm 2007 đạt gần 4,8 tỷ USD, tăng 21,3% so với năm 2006. Các dự án của Thái Lan có quy mô vừa và nhỏ, tập trung vào lĩnh vực khai thác hải sản, khoáng sản, chế biến thực phẩm, ngân hàng. Hai bên đã thỏa thuận tiếp tục thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước để tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai bên, nhất trí khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp hai nước xúc tiến thương mại và đầu tư phấn đấu nâng kim ngạch thương mại song phương đạt 5 tỷ USD trong vài năm tới.
Bên cạnh đó hai bên tiếp tục duy trì cơ chế hợp tác xuất khẩu gạo, thỏa thuận thúc đẩy hợp tác khai thác tuyến đường hành lang Ðông - Tây. Thái-lan coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác khu vực và diễn đàn quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á (ASEAN), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông A-y-ây-oa-đi - Chao- phray-a - Mê Công (ACMECS), Hành lang kinh tế Ðông - Tây (EWEC),
Ở thi trường chứng khoán: Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan sẽ mở ra cơ hội và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam được niêm yết trên thị trường chứng khoán Thái Lan” . việc niêm yết tại SET sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam như: tiếp cận nguồn vốn lớn, quảng bá tên tuổi ra thị trường quốc tế, đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty và tính minh bạch, tiếp cận với vốn quốc tế, mở rộng cơ sở cổ đông, tăng tính thanh khoản của giao dịch và sự khan hiếm có thể tác động đến việc định giá cổ phiếu.
“Ngược lại, khi các công ty Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch của Thái Lan sẽ giúp cho các sản phẩm trên thị trường chứng khoán Thái Lan trở nên đa dạng hơn, các nhà đầu tư của Thái Lan sẽ có nhiều sự lựa chọn tốt hơn
Trên lĩnh vực đầu tư sản xuất hiện nay các doanh nghiệp Thái Lan đã đầu tư 145 dự án với tổng số vốn 1,6 tỷ USD, đứng thứ 12/77 nước, vùng lãnh thổ đang đầu tư vào Việt Nam .Chính vì vậy chính phủ Việt Nam sẽ tao điều kiện tốt nhất như giảm bớt các thủ tục cũng như các rào cản trong hành lang pháp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện cho c ác doanh nghiệp Thái lan
Đối với ngành cao su hai nước sẽ tăng cường trao đổi thông tin về ngành cao su, hợp tác phát triển nguồn nhân lực cũng như phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Hai nước sẽ tăng cường hợp tác thông qua việc thiết lập những ưu tiên và gặp gỡ hàng năm để đánh giá tiến trình hợp tác. Hai bên cũng đã nhất trí sử dụng cảng Đà Nẵng (Việt Nam) để xuất khẩu cao su của cả hai nước tới các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vì chi phí vận chuyển tại cảng Đà Nẵng rẻ hơn các cảng miền Đông Thái Lan.