TỔNG QUAN VỀ DÂN SỐ VÀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG.

Một phần của tài liệu CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG (Trang 29 - 31)

Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, thường được đo bằng một cuộc điều tra dân số.

Trong lịch sử loài người số dân tăng lên không ngừng, tuy nhịp độ có khác nhau. Nguyên nhân trực tiếp của sự gia tăng dân số là sự tăng nhanh quá mức trong một thời điểm cùng với việc tần suất tử vong trẻ sơ sinh giảm.Sự gia tăng dân số thể giới liên tục đã dẫn tới bùng nổ dân số. Nhưng sự phát triển dân số diễn ra rất khác nhau giữa các khu vực trên thế giới. Các nước kinh tế phát triển đã trải qua thời kỳ biến đổi dân số và đi vào thời kỳ có dân số ổn định. Trong khi đó ở các nước đang phát triển dân số vẫn tăng với nhịp độ cao.

Vấn đề dân số và tài nguyên môi trường trong những năm gần đây đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển với tốc độ tăng dân số cao và các tổ chức quốc tế. Nếu cứ để tự nhiên, dân số sẽ gia tăng với cấp số nhân, gây sức ép nặng nề tới tài nguyên và môi trường toàn cầu. Quá trình hoạt động công nghiệp đã ngày càng làm cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hiệu quả cuối cùng là làm suy thoái chất lượng sống của cộng đồng.

II. NỘI DUNG.

2.1. Vấn đề tăng dân số trên thế giới hiện nay và đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Trên thế giới hiện nay nếu giữ tần suất 0,7% thì thời gian dân số tăng gấp đôi sẽ là 100 năm. Điều này sẽ thuận lợi cho sự phát triển và phồn vinh. Đáng tiếc những khu vực đạt được mức này chỉ chiếm 1/3 cư dân thế giới. Phổ biến là các nước Bắc Âu.

Còn tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tần suất tăng trưởng dân số đang dao động ở mức cao, cần phải mất thời gian dài mới kìm hãm được tần suất sinh đẻ và ổn định được dân số

Dân số Việt Nam so với thế giới qua các năm:

Năm Việt Nam Thế giới Hạng

Dân số ( triệu nguời) Mật độ(ng/km2) (Triệu người) 1945 20 1950 25.3 77.9 2556 18 1980 53.6 164.9 4453 16 1990 66.3 203.9 5277 13 1995 72.8 222.3 5682 14 1999 77.3 238.5 5992 14 2000 78.3 242.1 6097 14 2010 88.6 277.2 6832 13

Như vậy có thể thấy, gia tăng dân số ở nước ta ở mức cao so với thế giới, dù hiện nay với chính sách 2 con, tần suất tăng trưởng dân số đã bình ổn khá nhiều.

2.2. Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số tới tài nguyên, môi trường.

Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh:

• Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên:

- gây cạn kiệt tài nguyên do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho sản xuất, nhằm cung cấp cho dân số ngày càng lớn.

-Khan hiếm lương thực thực phẩm.Thế giới có khoảng 800 triệu người bị suy dinh dưỡng (năm 1995, dân số thế giới là 5,6 tỉ) và có nguy cơ sẽ tăng thêm.

-Khan hiếm nguồn nước cùng với nhu cầu về nước của con người tăng do tăng dân số.

• Gây ô nhiễm môi trường:

- Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

- Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Các vấn đề môi trường khu vực đô thị như: nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư; ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên, ô nhiễm ở các thành phố là một trong các nguyên nhân làm trẻ em chết vì các bệnh về hô hấp; các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn. Áp lực di dân cũng làm dân số tăng nhanh đặc biệt là ở các đô thị, gia tăng ô nhiễm.

- Đất nông nghiệp bị xói mòn và hoang mạc hóa. Đại dương thế giới bị nạn khai thác cá bừa bãi, phá hủy những rạn san hô.

- Nhân loại đang làm thay đổi nhanh khí quyển và vì thế thay đổi khí hậu. - Nơi cư trú tự nhiên của nhiều loài động vật, thực vật bị mất do các hoạt động và nhu cầu của con người

- Sự lan truyền nhanh các dịch bệnh, thiếu giáo dục trong việc bảo vệ sức khỏe là tác nhân chính làm phát sinh các bệnh do nhiễm vi sinh.

2.3. Phương án kìm hãm bùng nổ dân số và giảm thiểu tác hại của gia tằng dân số tới tài nguyên môi trường

Mục tiêu đặt ra đối với quốc gia, lãnh thổ là đảm bảo dân số ổn định, phát triển kinh tế xã hội bền vững đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt cho cộng đồng. Dân số và phát triển tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Bước tiến của lĩnh vực này thúc đẩy, tạo thuận lợi cho lĩnh vực kia. Giải quyết tốt dân số nhưng kinh tế xã hội không phát triển thì chất lượng cuộc sống cũng không được đảm bảo. Ngược lại kinh tế xã hội phát triển nhưng dân số tăng quá cao thì tổng sản phẩm quốc nội theo đầu người (GDP) sẽ sụt giảm và cuối cùng chất lượng cuộc sống vẫn cứ thấp. Vấn đề đặt ra cho toàn thế giới là việc lồng ghép vấn đề dân số với

phát triển để đảm bảo sự hài hòa giữa dân số ổn định và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Có các vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết là:

- Thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình và xây dựng quy mô gia đình hợp lý – đây không chỉ là việc của dân số học, mà nó liên quan đến nhiều phạm vi kinh tế, xã hội, văn hóa. Bởi lẽ, gia đình là tế bào của xã hội. Quan niệm truyền thống về gia đình cũng như mô hình gia đình đang có những biến đổi, cần thực hiện chính sách pháp luật tạo điều kiện để xây dựng gia đình 1-2 con; tạo cơ hội để mọi thành viên trong gia đình đều được tôn trọng, xây dựng nếp sống văn hóa gia đình; đẩy mạnh dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, phòng tránh thai, tư vấn sức khỏe tình dục.

-Dân số gắn với phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo công bằng xã hội. Các nội dung chính như giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp; Đẩy mạnh chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm hơn là cho tiền của; Chăm sóc sức khỏe cộng đồng; Phát triển giáo dục. Chính sách và chương trình cụ thể đối với những nhóm đặc thù như vị thành niên, người già, người tàn tật (trong thập niên tới người già sẽ tăng 8-25%), người dân tộc thiểu số.

-Chính sách về môi trường – sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường – phát triển bền vững.

- Chính sách xã hội về di cư. Thực hiện di cư có quy hoạch, kế hoạch nằm trong phương hướng chiến lược tái phân bố dân cư và lao động – giảm sức ép nơi quá đông dân, nhưng không được mang con bỏ chợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Chính sách về đô thị hóa. Đô thị hóa là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội – là xu hướng chuyển đổi từ xã hội nông thôn là phổ biến sang xã hội đô thị là phổ biến tại các nước phát triển và đang phát triển. Đô thị hóa phải tiến hành trên cơ sở dữ liệu cụ thể, có phương án thực hiện một cách thấu đáo; phải được thực hiện một cách đồng bộ, có đầy đủ các yếu tố đảm bảo cho dân cư có cuộc sống ổn định, được hưởng các quyền lợi về chăm sóc y tế, giáo dục, và văn hóa.

III. KẾT LUẬN.

Như vậy, môi trường là vấn đề quan trọng có tính quyết định trong sự phát triển và tiến hoá của nhân loại. Trong mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển, không thể tách rời vấn đề môi trường. Dân số tăng, kinh tế phát triển làm tăng mức sống, đồng thời làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái môi trường, mất đất đai, mất rừng, sa mạc hoá là hậu quả của gia tăng dân số.

Tuy nhiên, yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội là nguồn nhân lực, mà nguồn nhân lực luôn luôn gắn liền sự biến đổi dân số cả về số lượng và chất lượng. Mục tiêu của sự phát triển suy cho cùng là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác động tích cực đến sự phát triển.

Một phần của tài liệu CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG (Trang 29 - 31)