và lấy ví dụ thực tiễn những hạn chế cần được khắc phục trong hoạt động ngoại thương ở Việt Nam (xuất nhập khẩu hàng hoá - giống câu 18).
Câu 20: Đầu tư nước ngoài (khái niêm, các hình thức chủ yếu). Vai trò của đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta Nhà nước cần tập trung ưu tiên áp dụng hình thức nào, vì sao (xuất nhập khẩu tư bản - giống câu 17)?
Câu 21: Trình bày các hình thức chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Vai trò của Nhà nước trong tổ chức, quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (xuất nhập khẩu tư bản trực tiếp - giống câu 17)?
Câu 22: Khai niệm và các hình thức chủ yếu của hợp tác và chuyển giao khoa học - công nghệ. Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta NN cần tập trung ưu tiên áp dụng hình thức nào, vì sao (xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuụât và xuất nhập khẩu công trình công nghiệp - giống câu 17)?
Câu 23: Các nguyên tắc cơ bản (quan điểm) trong việc thực hiện quan hệ kinh tế đối ngoại.Trong thực tiễn quản lý nhà nước đối với kinh tế đối ngoại, nhà nước đã thực hiện tốt những nguyên tắc đó chưa?
I. Các nguyên tắc cơ bản (quan điểm) trong việc thực hiện quan hệ kinh tế đối ngoại: ngoại:
1. Coi phát triển kinh tế đối ngoại là 1 tất yếu khách quan của đất nước nhằm phát triển kinh tế xã hội theo định hướng XHCN.
Về mặt chủ quan nước ta không thể không mở cửa nếu không muốn tụt hậu. Về mọi mặt của sự phát triển kinh tế chúng ta đều có thế mạnh và thế yếu, phải quan hệ kinh tế quốc tế để khai thác thế mạnh bù đắp thế yếu, phát huy nội lực tranh thủ ngoại viện chính là với nghĩa ấy.
Về mặt khách quan đã đến lúc cho phép nước ta mở rộng quan hệ quốc tế. Đây chính là sự chuyển biến của tình hình quốc tế theo hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hội nhập để phát triển.
2. Bảo đảm độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, phát huy cao độ nội lực, dùng nội lực để thu hút ngoại lực, hướng ngoại lực để phục vụ tốt mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội nước ta: Nguyên tắc này định rõ nội dung lợi ích bao gồm cả chính trị, kinh tế và định rõ biện pháp hàng đầu là phát huy nội lực.
3. Giành và phát huy lợi thế trong phân công lao động quốc tế: Đòi hỏi phải giành quyền lợi trong phân công lao động quốc tế, có vậy mới có thể vừa hội nhập vừa độc lập. Việt Nam ta có những thuận lợi đáng kể về cả 3 mặt: con người, tài nguyên và vị trí.
4. Đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại: Trước đây trong quan hệ kinh tế quốc tế chúng ta chỉ giới hạn trong các nước XHCN, nay chúng ta đã và sẽ quan hệ với nhiều quốc gia có chế độ chính trị khác nhau, có thế mạnh kinh tế khác nhau. Vì thế, cần chọn đúng đối tượng và hợp tác ở từng lĩnh vực đang cần thiết cho sự phát triển của đất nước. Cần xây dựng tín nhiệm với các đối tác quốc tế, thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế trong hoạt động kinh tế đối ngoại.
Cần giữ được thị trường truyền thống; quan hệ hợp tác với Trung Quốc, Lào, Campuchia, Trung đông, châu Mỹ, châu phi; các nước ASEAN; Mỹ, Tây âu; khai thác nguồn lực của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
5. Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế đối ngoại: Đây là điều mang tính qui luật, mang tính khách quan của quá trình phát triển, phát huy được nội lực trong nước và khai thác các cơ hội bên ngoài.Vì vậy cần đa dạng hóa các hoạt động kinh tế đối ngoại, xử lý chúng trong 1 tổng thể.
6. Lấy hiệu quả làm tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động kinh tế đối ngoại: ở đây nhấn mạnh mục đích cao nhất, mục đích cuối cùng của mở cửa về kinh tế là nhằm mục đích đạt được hiệu quả, trong đó hiệu quả bao giờ cũng phải được hiểu 1 cách toàn diện trên giác độ toàn xã hội và trong tương lai dài không phiến diện, thiển cận. Hiệu quả kinh tế đối ngoại là 1 chỉ tiêu về thước đo năng lực quản lý Nhà nước, của Chính phủ và các Bộ, ngành cùng UBND cấp tỉnh, thành phố.
7. Đổi mới toàn diện và triệt để về quản lý nhà nước đối với kinh tế đối ngoại theo các nguyên tắc chung của quản lý nhà nước về kinh tế với tinh thần ưu tiên đổi mới quản lý nhà nước đối với kinh tế đối ngoại, tạo sự thuận lợi tối đa cho mở cửa, thu hút tối đa ngoại lực.
II. Liên hệ thực tế:
Câu 24: Trình bày các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta trong quản lý kinh tế đối ngoại. Quá trình mở cửa hội nhập kinh tế tạo ra cơ hội và thách thức gì đối với nền kinh tế Việt Nam.
I. Trình bày các quan điểm cơ bản của Đảng và NN ta trong quản lý kinh tế đối ngoại. 1. Coi phát triển kinh tế đối ngoại là 1 tất yếu khách quan của đất nước nhằm phát triển kinh tế xã hội theo định hướng XHCN.
Về mặt chủ quan nước ta không thể không mở cửa nếu không muốn tụt hậu. Về mọi mặt của sự phát triển kinh tế chúng ta đều có thế mạnh và thế yếu phải quan hệ kinh tế quốc tế để khai thác thế mạnh bù đắp thế yếu, phát huy nội lực tranh thủ ngoại viện chính là với nghĩa ấy.
Về mặt khách quan đã đến lúc cho phép nước ta mở rộng quan hệ quốc tế. Đây chính là sự chuyển biến của tình hình quốc tế theo hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hội nhập để phát triển.
2. Bảo đảm độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, phát huy cao độ nội lực, dùng nội lực để thu hút ngoại lực, hướng ngoại lực để phục vụ tốt mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội nước ta: Nguyên tắc này định rõ nội dung lợi ích bao gồm cả chính trị, kinh tế và định rõ biện pháp hàng đầu là phát huy nội lực.
3. Giành và phát huy lợi thế trong phân công lao động quốc tế: Đòi hỏi phải giành quyền lợi trong phân công lao động quốc tế, có vậy mới có thể vừa hội nhập vừa độc lập. Việt Nam ta có những thuận lợi đáng kể về cả 3 mặt: con người, tài nguyên và vị trí.
4. Đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại: Trước đây trong quan hệ kinh tế quốc tế chúng ta chỉ giới hạn trong các nước XHCN, nay chúng ta đã và sẽ quan hệ với nhiều quốc gia có chế độ chính trị khác nhau, có thế mạnh kinh tế khác nhau. Vì thế cần chọn đúng đối tượng và hợp tác ở từng lĩnh vực đang cần thiết cho sự phát triển của đất nước. Cần xây
dựng tín nhiệm với các đối tác quốc tế, thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế trong hoạt động kinh tế đối ngoại.
Cần giữ được thị trường truyền thống, quan hệ hợp tác với Trung Quốc, Lào, Campuchia, Trung đông, châu Mỹ, châu phi; các nước ASEAN; Mỹ, Tây âu; khai thác nguồn lực của người Việt NamN định cư ở nước ngoài.
5. Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế đối ngoại: Đây là điều mang tính qui luật, mang tính khách quan của quá trình phát triển, phát huy được nội lực trong nước và khai thác các cơ hội bên ngoài.Vì vậy cần đa dạng hóa các hoạt động kinh tế đối ngoại, xử lý chúng trong 1 tổng thể.
6. Lấy hiệu quả làm tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động kinh tế đối ngoại: ở đây nhấn mạnh mục đích cao nhất, mục đích cuối cùng của mở cửa về kinh tế là nhằm mục đích đạt được hiệu quả, trong đó hiệu quả bao giờ cũng phải được hiểu 1 cách toàn diện trên giác độ toàn xã hội và trong tương lai dài không phiến diện, thiển cận. Hiệu quả kinh tế đối ngoại là 1 chỉ tiêu về thước đo năng lực quản lý Nhà nước, của Chính phủ và các Bộ, ngành cùng UBND cấp tỉnh, thành phố.
7. Đổi mới toàn diện và triệt để về quản lý nhà nước đối với kinh tế đối ngoại theo các nguyên tắc chung của quản lý nhà nước về kinh tế với tinh thần ưu tiên đổi mới quản lý nhà nước đối với kinh tế đối ngoại, tạo sự thuận lợi tối đa cho mở cửa, thu hút tối đa ngoại lực.
II. Quá trình mở cửa hội nhập kinh tế tạo ra cơ hội và thách thức gì đối với nền kinh tế Việt Nam (Tài liệu của cô giáo).
Câu 25: Khái niệm về kinh tế đối ngoại. Phân tích quan điểm đa phương hóa, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế đối ngoại.
I. Khái niệm về kinh tế đối ngoại: Kinh tế đối ngoại là 1 bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân bao gồm nhiều ngành kinh tế, qua đó 1 quốc gia tham gia vào sự trao đổi quốc tế và phân công lao động quốc tế. Kinh tế đối ngoại gồm tổng thể các hoạt động, các hoạt động kinh tế tài chính và khoa học - kỹ thuật của 1 nước với các nước khác và các tổ chức kinh tế quốc tế. Nội dung chủ yếu trong hoạt động kinh tế đối ngoại Việt Nam bao gồm: Ngoại thương, Đầu tư vốn nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư vốn của Việt Nam ra nước ngoài, hợp tác và chuyển giao công nghệ, hoạt động của các dịch vụ có thu ngoại tệ.
II. Phân tích quan điểm đa phương hóa, đa dạng hóa (Tài liệu của cô giáo).
chương IV
Câu 26: Khái niệm dự án đầu tư. Phân tích các bộ phận cấu thành dự án đầu tư. Trong điều kiện hiện nay NN ta cần tập trung giải quyết những vấn đề gì để thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư.
I. Khái niệm dự án đầu tư:
1. Dự án đầu tư nói chung là 1 dự định hành động nào đó đã được lập thành phương án hành động cụ thể, tới mức căn cứ vào đó người ta có thể đánh giá chính xác để phê chuẩn dự định hành động đó hoặc chỉ cần dựa theo đó, dự định hành động sẽ được thực thi 1 cách suôn sẻ.
2. Dự án đầu tư là 1 trong các loại dự án có các đặc trưng sau: + Có mục tiêu, mục đích cụ thể.
+ Có 1 hình thức tổ chức xác định để thực hiện dự án đầu tư.
+ Cần tạo ra tiền đề cơ sở vật chất nào đó để đạt mục tiêu, mục đích nói trên.
+ Có sử dụng vốn để đầu tư tạo dựng phương tiện cho việc thực hiện mục đích đã định.
+ Có 1 khoảng thời gian nhất định để thực hiện mục tiêu dự án. 3. Vai trò:
+ Giúp chủ dự án kiểm tra tính cấp thiết, tính khả thi của hành động đầu tư.
+ Dự án là biện pháp thống nhất hành động khi tiến hành 1 hành động do nhiều người, nhiều tổ chức tham gia.
+ Dự án là cơ sở để Nhà nước hiểu tường tận ý dân khi các dự án là của công dân. II. Các bộ phận cấu thành dự án đầu tư:
1. Lý do đầu tư: a. Nội dung:
+ Nhu cầu xã hội về 1 loại sản phẩm, 1 loại dịch vụ hoặc 1 nhu cầu phi vật chất nào đó và tính cấp thiết không thể trì hoãn việc đáp ứng các nhu cầu đó. Tính bức xúc của nhu cầu phải được thuyết minh.
+ Những giải pháp hiện có và những bất cập của các giải pháp đó.
+ Tác dụng đưa lại nếu dự án được thực thi, những chỉ tiêu thực hiện mục đích, yêu cầu mục tiêu mà dự án theo đuổi.
b. Mục đích, tác dụng:
+ Đối với các dự án của nhà nước đây là phần quan trọng để cấp dưới thuyết phục
cấp trên ủng hộ dự án của mình.
+ Đối với các chủ đầu tư tư nhân, đây là phần thăm dò cơ hội đầu tư. Nội dung phần này quyết định tương lai, vận mệnh kinh tế của đồng vốn bỏ ra, quyết định mức độ rủi ro, đen đỏ của cuộc chơi kinh tế của mỗi người trên con đường lập nghiêp, nên người làm dự án không làm bừa làm ẩu.
2. Thiết kế công trình: là phần thể hiện công trình vật chất được tạo ra sau khi hoàn thành giai đoạn xây dựng cơ bản, thực ra đây là phần thiết kế kỹ thuật gồm có: bản vẽ phối cảnh công trình, sơ đồ tổng mặt bằng công trình và bản vẽ kỹ thuật, chi tiết để thi công.
3. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của dự án:
a. Nội dung: Bao gồm các chỉ tiêu thể hiện kết quả XDCB; các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật và chỉ tiêu hiệu quả kinh tế.
Bảng tổng hợp này là căn cứ chủ yếu để xem xét, lựa chọn phương án đầu tư tối ưu. Thường thì mỗi dự án có nhiều phương án và các phương án có thể là của 1 nhà đầu tư, cũng có thể của nhiều nhà đầu tư, trong đó mỗi nhà đầu tư trình 1 dự án của mình. Sau đó các nhà đầu tư bảo vệ dự án của mình thông qua đấu thầu.
4. Các giải pháp thực hiện dự án:
a. Nội dung thường đề cấp đến các vấn đề sau:
+ Nguồn gốc đối với các dự án xin ngân sách Nhà nước cấp. + Nguồn gốc tri thức trí tuệ.
+ Giải pháp về nhân lực cho hoạt động của công trình đầu tư sau khi bước vào khai thác.
+ Giải pháp về đền bù đất đai, giải phóng mặt bằng.
+ Các giải pháp đặc thù khác liên quan đến từng loại chuyên ngành.
b. Tầm quan trọng: Đây là phần khẳng định tính khả thi của dự án, nếu không được làm chu đáo không những làm cho dự án không được thực thi mà còn làm uổng phí toàn bộ chi phí cho việc xây dựng các phần đã nói ở trên của dự án. Do đó về phương diện nào đó phần giải pháp cũng là 1 căn cứ quan trọng để 1 dự án được duyệt khi trình duyệt, trúng thầu khi đấu thầu.
5. Tổng tiến độ triển khai dự án: Đây là kế hoạch thi công do chủ dự án lập ra để làm cơ sở cho việc đàm phán với bên thi công. Kế hoạch này chỉ cần sơ bộ đề cập đến: Tiến độ chung hoàn thành các hạng mục công trình, trách nhiệm nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thi
công của chủ đầu tư, quyền hạn của chủ đầu tư, chế độ nghiệm thu thanh lý quyết toán công trình.