3.1. TÌNH HÌNH PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ỞTHÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ – TỈNH QUẢNG TRỊ THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ – TỈNH QUẢNG TRỊ
3.1.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn tại TP Đông Hà – tỉnh Quảng Trị
Bất cứ một hoạt động nào của con người đều tác động đến môi trường và sinh ra chất thải. Ở tỉnh Quảng Trị nói chung và Thành phố Đông Hà nói riêng, các quá trình phát triển kinh tế - xã hội diễn ra sôi động, quá trình đô thị hoá đi liền với sự nghiệp công nghiệp hoá đã làm cho nền kinh tế của địa phương không ngừng tăng cao, kéo theo là một lượng lớn chất thải rắn phát sinh.
Qua quá trình thực tế và thu thập số liệu tại các phòng ban, chúng tôi nhận thấy chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phố Đông Hà gồm một số nguồn cơ bản dưới đây được thể hiện ở sơ đồ 3.1.1.
Sơ đồ 3.1.1. Sơ đồ tổng hợp các nguồn phát sinh chất thải rắn tại thành phố Đông Hà [13]
Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội
Các quá trình sản xuất
Các quá trình phi sản xuất
Hoạt động sống của con người
Các hoạt động khác
Chất thải rắn Phát sinh
Chất thải rắn
Qua sơ đồ 3.1.1 ta thấy khi các hoạt động kinh tế - xã hội ở TP Đông Hà diễn ra mạnh mẽ kéo theo nhu cầu của con người gia tăng. Các hoạt động sản xuất, phi sản xuất và sinh hoạt của con người đã vô tình hay cố ý vứt bỏ ra môi trường một khối lượng lớn CTR với thành phần và tính chất khác nhau.
Chất thải rắn trên địa bàn TP phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, từ các hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp, dịch vụ, từ các hộ gia đình, các cơ quan, trường học, ...Trong đó lượng rác sinh hoạt chiếm tỷ trọng cao nhất. Các chất thải rắn tại Thành phố Đông Hà chủ yếu là rác thực phẩm, giấy loại, các loại phân bùn cặn bã trong các công trình vệ sinh. Ngoài ra còn có một lượng chất thải rắn công nghiệp và y tế, mặc dù chiếm khối lượng nhỏ nhưng mức độ ảnh hưởng rất lớn do có chứa các chất nguy hại nên rất đáng quan tâm và cần quản lý chặt chẽ. Còn lượng chất thải rắn phát sinh từ nông nghiệp, tuy có khối lượng lớn nhưng hầu hết là có thể tái sử dụng được và không gây hại nhiều cho môi trường và sức khoẻ con người (trừ một lượng nhỏ các loại bao bì chai lọ, thuốc bảo vệ thực vật).
3.1.1.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên – Môi trường về diễn biến chất thải rắn ở Việt Nam năm 2004, khối lượng chất thải rắn phát sinh của mỗi người mỗi ngày là 0,6 – 0,8 kg/nguời/ngày ở khu vực đô thị và 0,3 – 0,5kg/người/ngày ở khu vực nông thôn.
Thành phố Đông Hà là một thành phố trẻ, vừa mới nâng cấp lên từ Thị xã lên Thành phố nên lượng rác thải phát sinh trung bình một ngày một người ước tính khảng 0,6 – 0,7kg/nguời/ngày [2].
Dân số toàn thành phố Đông Hà (theo cuộc tổng điều tra dân số ngày 1/04/2009) là 82.739 người [15], do đó lượng rác thải sinh hoạt thải ra mỗi ngày của thành phố là rất lớn được tính vào khoảng 50 tấn rác/ngày. Do mật độ dân số giữa các phường trong thành phố Đông Hà là không đồng đều, sự tập trung các nhà hàng, khách sạn, các cơ sở dịch vụ...cũng khác nên khối lượng rác thải ở các phường cũng khác nhau dẫn đến khó khăn cho công tác lựa chọn và phân vùng, phân tuyến cho công tác thu gom và sử lý chất thải rắn.
Bảng 3.1.1. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các phường của thành phố Đông Hà
TT Tên phường Dân số (Người)
Khối lượng rác phát sinh (Tấn/ngày) 1 Phường 1 19.739 11,843 2 Phường 2 4.466 2,680 3 Phường 3 6.619 3,971 4 Phường 4 4.462 2,677 5 Phường 5 22.151 13,291 6 Phường Đông Thanh 3.864 2,318 7 Phường Đông Giang 5.023 3,014 8 Phường Đông Lương 8.948 5,369 9 Phường Đông Lễ 7.467 4,480
Tổng 49,643
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của niên giám thống kê Thành phố Đông Hà năm 2009 )
Qua bảng 3.1.1 về khối lượng CTR phát sinh tại các phường của TP Đông Hà chúng tôi nhận thấy: Khối lượng rác phát sinh ở các phường trên TP là khác nhau. Trong đó chiếm khối lượng phát sinh cao nhất là P5 với 13.291 tấn/ngày; và tiếp đến là P1 với 11.843 tấn/ngày. Sở dĩ 2 phường này có khối lượng chất thải rắn lớn là do dân số đông (P5 với 22.151người và P1 là 19.739); cộng với tập trung nhiều các cơ sở dịch vụ như chợ, trung tâm mua sắm, các khu thương mại, các nhà máy xí nghiệp, ….Và theo kết quả điều tra khảo sát của nhóm thì nghề nghiệp của người dân ở đây chủ yếu là kinh doanh, buôn bán và cán bộ công nhận nhân viên. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho khối lượng rác phát sinh nhiều. Chiếm khối lượng rác thải ít nhất là phường Đông Thanh và Phường 4, do ở đây dân số tập trung ít chỉ khoảng hơn 2 nghìn người. Mặt khác tại các phường này quá trình phát triển công nghiệp, dịch vụ không cao thay vào đó là những hộ dân sống bằng nghề nông. Mặc dù một khối lượng lớn rác thải nông nghiệp được thải ra nhưng đều được tận dụng để sử dụng lại.
Trung bình một ngày lượng rác thải sinh hoạt thải ra ở TP Đông Hà phát sinh khoảng 50 tấn/ngày. Đây là con số đáng lo ngại cho các cấp chính quyền cũng như nhân dân trong thành phố, khi mà tình hình thu gom không triệt để làm tồn động
lượng rác thải qua các ngày gây nên những ổ dịch bệnh, làm tắc nghẽn dòng chảy kênh rạch và ảnh hưởng đến mực nước ngầm.
3.1.1.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn công nghiệp
Theo niên giám thống kê Đông Hà năm 2008 thì các cơ sở kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn Thành phố là 554 doanh nghiệp, trong đó rất nhiều các loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau, chế biến đến thương mại dịch vụ,...đối với mỗi loại hình sản xuất sẽ tạo ra một nguồn chất thải tương ứng. Mặt khác do các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung rãi rác nên gây khó khăn cho công tác thu gom quản lý. Trong số các chất thải từ sản xuất kinh doanh ngoài lượng chất thải rắn sinh hoạt thông thường thì có một số chất thải rắn có tính chất nguy hại khi được thải trực tiếp vào môi trường [17].
Nhìn chung CTR được thải ra từ các hoạt động công nghiệp ở TP Đông Hà ước tính khoảng 10 - 20% tổng lượng rác thải sinh hoạt, tức là 10,2 tấn/ngày, song cho tới nay loại chất thải công nghiệp này vẫn chưa được thu gom và quản lý tốt, chủ yếu được các chủ doanh nghiệp tái sử dụng hay hợp đồng với công ty môi trường thu gom trong đó có không ít những chất độc hại vẫn chưa được phân loại và xử lý một cách triệt để. Mặt khác, đối với những cơ sở có lượng chất thải không nhiều thì thường được chủ cơ sở đổ chung với rác thải thông thường sau đó hợp đồng đơn vị thu gom trên địa bàn vận chuyển đi xử lý [18].
3.1.1.3. Tình hình phát sinh chất thải rắn y tế
Chất thải rắn y tế là các chất thải phát sinh từ các hoạt động y tế. Trên địa bàn Thành phố Đông Hà có 02 bệnh viện với 550 giường bệnh, 01 trung tâm y tế dự phòng tỉnh, 01 phòng khám sức khoẻ các bộ và 09 trạm y tế của 9 phường với 58 giường bệnh trong Thành phố. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố các phòng khám tư nhân chiếm một lượng rất lớn. Theo điều tra cho thấy, lượng chất thải rắn nguy hại khoảng 120 – 240 kg/ngày và chất thải rắn không nguy hại khoảng 600 – 1200 kg/ngày [15].
Vậy tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh trong một ngày trên địa bàn Thành phố khoảng 720 – 1440 kg/ngày. Con số này tuy không lớn nhưng do chất thải rắn y tế có chứa nhiều thành phần nguy hại nên cần được thu gom và quản lý chặt chẽ.
Bên cạnh lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế thì trên địa bàn thành phố Đông Hà còn có một lượng chất thải rắn phát sinh ở một số lĩnh vực khác như:
- Lượng chất thải rắn phát sinh từ thương mại, du lịch chiếm 1% tổng chất thải rắn sinh hoạt, tức là 0,51 tấn/ngày.
- Lượng CTR từ các khu công cộng 10% tổng CTR sinh hoạt, tức là 5,1 tấn/ngày.
- Lượng CTR từ các hoạt động xây dựng 20% tổng CTR sinh hoạt, tức 10,2 tấn/ngày.
Như vậy, tổng lượng chất thải được phát sinh trên Thành phố Đông Hà trong một ngày là khoảng 80 tấn/ngày. Nếu lấy tỷ trọng của rác là 0,5 tấn/m3 thì tổng lượng rác thải ra của Thành phố là 160 m3 rác thải/ngày. Qua đó chúng tôi nhận thấy rằng đây vừa là áp lực, vừa là thách thức đối với công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thành phố. Vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp tổng thể nhằm quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thành phố một cách nhanh chống, hiệu quả, an toàn với chi phí thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Thành phố là một việc làm thiết thực và đặc biệt quan trọng.
3.1.2. Các thành phần của chất thải rắn ở thành phố Đông Hà - QuảngTrị Trị
Để đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Thành phố Đông Hà - Quảng Trị, chúng tôi đã tiến hành đi thực tế và điều tra bằng phương pháp bảng hỏi (Đính kèm phụ lục 2, câu hỏi số 3) để lấy kết quả về thành phần chất thải rắn tại các phường của thành phố Đông Hà. Trong đó chúng tôi tập trung vào việc phân tích thành phần ở các nguồn phát sinh khác nhau. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.1.2:
Bảng 3.1.2. Các nguồn thải và thành phần chủ yếu của rác thải thành phố Đông Hà
STT Đối tượng Thành phần chủ yếu
1 Nhà ở, hộ gia đình Rau quả, thực phẩm dư thừa, giấy, da, vải, nhựa, thủy tinh, sành sứ, kim loại,...
2 Trường học Giấy, dụng cụ học tập, bao bì, vỏ hộp,… Hóa chất phòng thí nghiệm,...
3 Cơ quan, công sở Giấy, đồ dùng văn phòng, nhựa, thủy tinh, bao bì,... 4 Nhà hàng, khách
sạn, quán ăn
Rác thực phẩm các loại, giấy, nhựa, bao bì, vỏ hộp, thực phẩm.
5
Bệnh viện, cơ sở y tế Rác sinh hoạt thông thường
Rác y tế (bệnh phẩm, bông băng, kim tiêm, dụng cụ y tế,…), các chất độc hại khác...
6 Các cơ sở sản xuất công nghiệp
Rác sinh hoạt thông thường Rác công nghiệp vá rác nguy hại.
7
Các cở sở dịch vụ Rác sinh hoạt thông thường
Những chất thải thông thường khác tùy theo loại hình dịch vụ sản xuất kinh doanh…
8
Các công trình công cộng: khu vui chơi giải trí, công viên
Rác sinh hoạt thông thường giấy, nhựa, bao bì, vỏ hộp, thực phẩm...
9 Đường phố Các lá cây khô, xác chết động vật, phân gia súc và các loại rác sinh hoạt thông thường.
10 Các trung tâm thương mại, siêu
Rau qủa, đầu ruột tôm cá, thức ăn dư thừa, các loại rác sinh hoạt khác