1803 B 1804 C 1805 D

Một phần của tài liệu CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 10 (Trang 70)

Câu 10: Tính đến năm 1851, nhà Nguyễn đã tổ chức được bao nhiêu khoa thi Hội? Lấy được bao nhiêu tiến sĩ và phó bảng?

A. 16 khoa thi Hội, lấy được 136 tiến sĩ và 87 phó bảng B. 14 khoa thi Hội, lấy được 138 tiến sĩ và 78 phó bảng C. 15 khoa thi Hội, lấy được 163 tiến sĩ và 87 phó bảng D. 14 khoa thi Hội, lấy được 136 tiến sĩ và 87 phó bảng

Câu 11: Hai tác giả đại biểu kiệt xuất nhất của dòng văn học chữ Nôm nói riêng và văn học Việt Nam nói chung ở thế kỷ XIX là những ai?

A. Đoàn Thị Điểm và Hồ Xuân Hương B. Nguyễn Du và Nguyễn Trãi

C. Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương D. Nguyễn Du và Đoàn Thị Điểm

Câu 12: Dưới triều Nguyễn, Phan Huy Chú đã viết tác phẩm lịch sử nổi tiếng đó là tác phẩm nào?

A. Khâm đại Việt sử thông giám cương mục B. Đại Nam thực lục

C. Lịch triều hiến chương loại chí D. Sử học bị khảo

Câu 13: Ai là tác giả của tác phẩm Gia Định thành thông chí? A. Trịnh Hoài Đức B. Đặng Xuân Bảng

C. Nguyễn Văn Siêu D. Phan Huy Chú

Câu 14: "Đại Nam thống nhất toàn đồ" được vẽ vào thời nào, đã thể hiện tương đối chính xác hình ảnh nước Đại Nam thống nhất?

A. Thời Gia Long B. Cuối thời Minh Mạng C. Cuối thời Thiệu Trị D. Thời Tự Đức

Câu 15: Nữ thi sĩ được mệnh danh "Bà chúa thơ Nôm" là ai? A. Ngọc Hân Công chúa B. Đoàn Thị Điểm

C. Bà huyện Thanh Quan D. Hồ Xuân Hương

Câu 16: Bước sang thế kỷ XIX, dòng văn học nào phát triển đạt đến đỉnh cao? A. Văn học chữ Nôm B. Văn học chữ Hán

C. Văn học dân gian D. Tất cả các dòng văn học trên

Câu 17: Nối tên các tác giả với những tác phẩm mà họ sáng tác dưới đây: Các tác phẩm Các tác giả

1. Lịch triều hiến chương loại chí 2. Đại Việt thông sử

3. Truyện Kiều

4. Chinh phụ ngâm a. Nguyễn Du b. Đoàn Thị Điểm

c. Lê Quý Đôn d. Phan Huy Chú

Câu 18: Lăng tâm các vua Nguyễn được xây dựng ở đâu? A. Hà Nội B. Huế C. Hà Tây D. Bắc Ninh

Sơ kết lịch sử Việt Nam

Từ thời nguyên thủy đến giữa thế kỷ XIX Bài 41

Những thành tựu chính của dân tộc trong sản phẩm dựng nước và giữ nước

Câu 1: Từ thời kỳ dựng nước cho đến thế kỷ XIX, nước ta trải qua bao nhiêu năm thăng trầm lịch sử?

A. 3.000 năm B. 4.000 năm C. 5.000 năm D. 25.000 năm

Câu 2: Những người nguyên thuỷ ở Việt Nam đã quần tụ nhau lại lập ra quốc gia đầu tiên, sớm nhất, đó là quốc gia nào?

A. Lâm áp - Cham-pa B. Văn Lang - Âu Lạc

C. Phù Nam D. Đại Việt

Câu 3: Dân tộc Việt Nam bước vào thời đại phong kiến độc lập từ thế kỷ nào? A. Thế kỷ V B. Thế kỷ IX C. Thế kỷ X D. Thế kỷ XV

Câu 4: Đến thế kỷ X, dân tộc ta đã trải qua một ngàn năm chiến đấu chống bọn xâm lược nào?

A. Chống phong kiến phương Bắc B. Chống phong kiến phương Nam C. Chống thực dân phương Tây D. Chống phong kiến Mãn Thanh

Câu 5: Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, nước Việt Nam được xây dựng theo chế độ nào? A. Dân chủ phong kiến B. Quân chủ chuyên chế, TW tập quyền

C. Phong kiến phân quyền D. Tất cả đều sai

Câu 6: Bộ Quốc triều hình luật được viết dưới thời nào? A. Nhà Lý B. Nhà Trần C. Nhà Lê D. Nhà Nguyễn

Câu 7: Bộ Hoàng Việt luật lệ được viết dưới thời nào trong lịch sử nước ta? A. Thời Lý B. Thời Trần C. Thời Lê D. Thời Nguyễn

Câu 8: Chính sách, đối ngoại của nước ta được bắt đầu từ thời nào? A. Thời Đinh B. Thời Lý C. Thời Trần D. Thời tiền Lê

Câu 9: Chính sách đối ngoại chung của ta từ thời Đinh đến các triều đại phong kiến sau này mang tinh thần gì?

A. Độc lập, tự chủ B. Dân tộc, đại chúng

C. Dân chủ nhân dân D. Tất cả tinh thần trên

Câu 10: Đến thời kỳ nào, Nhà nước phong kiến đã hoàn thành việc đo đạc ruộng đất trên toàn quốc, lập địa bạ các làng xã, phân rõ ruộng đất công và tư?

A. Thời nhà Lý B. Thời nhà Trần C. Thời nhà Hồ D. Thời nhà Nguyễn

Câu 11: Ngoại thương của nước ta phát triển mạnh vào thời gian nào? A. Thế kỷ XV B. Thế kỷ XV - XVI

C. Thế kỷ XVII - XVIII D. Thế kỷ XVIII - XIX Câu 12: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây cho đúng:

"Tiếp nhận Nho giáo ……… từ nước ngoài, người Việt Nam đã hoà lẫn nó với những tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng truyền thống của mình để tạo nên lối sống và cách ứng xử riêng".

A. Thiên Chúa giáo B. Phật giáo C. Đạo giáo D. ấn Độ giáo

Câu 13: Dựa trên cơ sở chữ nào, người Việt Nam đã sáng tạo ra chữ viết để ghi chép, sáng tác thơ văn?

A. Chữ Hán, chữ Phạn B. Chữ Hán, chữ Nôm C. Chữ Chăm, chữ Nôm D. Tất cả các chữ trên

Câu 14: Dòng văn học dân gian của nước ta gồm các thể loại nào tiêu biểu nhất? A. Ca dao, tục ngữ B. Ca dao, tục ngữ, truyện kí

C. Ca dao, dân ca D. Tục ngữ, ca dao, hò, vè

Câu 15: Xếp theo thứ tự thời gian tên anh hùng dân tộc đã lãnh đạo quân ta làm nên chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI

A. Lê Hoàn - Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo B. Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo - Lê Hoàn C. Ngô Quyền - Lê Hoàn - Trần Hưng Đạo D. Trần Hưng Đạo - Ngô Quyền - Lê Hoàn

Câu 16: Sắp xếp các chiến thắng oanh liệt của quân dân ta trong sản phẩm đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII theo thứ tự thời gian

A. Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng-Xương Giang, Ngọc Hồi-Đống Đa B. Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng-Xương Giang, Ngọc Hồi-Đống Đa C. Chi Lăng-Xương Giang, Bạch Đằng, Ngọc Hồi-Đống Đa, Như Nguyệt D. Chi Lăng-Xương Giang, Ngọc Hồi- Đống Đa, Như Nguyệt Bạch Đằng Bài 42

Đóng góp của các dân tộc ít người vào sản phẩm chung của đất nước

Câu 1: Ngoài dân tộc Kinh, nước ta có bao nhiêu dân tộc thiểu số? A. 54 tộc người thiểu số B. 53 tộc người thiểu số

C. 52 tộc người thiểu số D. 51 tộc người thiểu số

Câu 2: Dân tộc Kinh chiếm khoảng bao nhiêu phần trâm dân số ở nước ta? A. 60% dân số B. 70% dân số

C. 80% dân số D. 90% dân số

Câu 3: Người Thái, Tày, Nùng sống chủ yếu ở đâu? A. ở Tây Bắc Bộ B. ở Bắc Trung Bộ

C. ở phía Bắc và Tây Bắc D. ở tất cả các vùng trên

Câu 4: ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thường có các tộc người nào? A. Thái, Tày, Nùng B. Thái, Mường

C. Ba-na, Ê-đê D. H'mông, Dao

Câu 5: Người Ba-na, Ê-đê, Xơ-đăng, Gia-rai, Chăm sống chủ yếu ở vùng nào của đất nước ta?

A. Nam Bộ B. Tây Nam Bộ C. Đông Nam Bộ D. Tây Nguyên

Câu 6: Nhiều công trình kiến trúc của tộc người nào hiện còn lưu lại trên đất nước ta? A. Người Chăm B. Người Khơ Me C. Người Thái D. Người Tày

Câu 7: Trường ca "Đẻ đất đẻ nước" của dân tộc nào? A. Thái B. Mường C. Gia-rai D. Ê-đê

Câu 8: Múa sạp, một loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc nào? A. Thái B. Tày C. Nùng D. Mường

Câu 9: Người Chăm, trải qua quá trình lịch sử lâu dài của quốc gia Cham-pa đã để lại nhiều bia ký khắc chữ Phạn hay chữ Chăm, ghi những việc làm của ai?

A. Của vua quan B. Của dân chúng C. Của thợ thủ công D. Của nông dân

Câu 10: Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, nhân dân các dân tộc thiểu số ở vùng nào đã góp phần quan trọng trong việc đánh bại quân Tống ở sông Như Nguyệt? A. ở Tây Nguyên B. ở phía bắc Đại Việt

C. ở phía nam Đại Việt D. ở phía tây Đại Việt

Câu 11: Từ thời nào, các tộc người mạn Bắc đã "chung lưng đấu cật" trong kháng chiến chống xâm lược nhà Tần, bảo vệ quê hương?

A. Đại Việt B. Văn Lang - Âu Lạc

C. Phù Nam D. Cham - pa

Câu 12: Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào, nhân dân các dân tộc thiểu số đã cùng cả nước đánh giặc?

A. Kháng chiến chống quân Tống B. Kháng chiến chống quân Minh

C. Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên D. Kháng chiến chống quân Mãn Thanh

Một phần của tài liệu CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 10 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)