- Mô hình mạng Ethernet: 100BaseT
CHƯƠNG VI I: KẾT LUẬN
Ethernet là công nghệ mạng LAN phổ biến và thành công nhất trong 30 năm gần đây hay còn gọi là công nghệ “thống trị” trong mạng cục bộ LAN: Công nghệ LAN được sử dụng rộng rãi đầu tiên, đơn giản hơn và rẻ hơn so với các công nghệ LAN dùng thẻ bài (token) và ATM ( Asynchronous Transfer Mode). Luôn theo kịp trong cuộc đua tốc độ:10, 100, 1000, 10000 Mbps
VII.1. Lý do cho sự thành công của Ethernet
Sự thành công của Ethernet là do các nhân tố chính sau:
- Sự đơn giản và dễ dàng trong việc duy trì
- Khả năng kết hợp các công nghệ mới - Độ tin cậy cao
- Chi phí cho sự lắp đặt và nâng cấp là thấp - Cho hiệu năng cao
- Dải thông của mạng có thể được tăng lên mà không cần phải thay đổi công nghệ nền tảng
VII.2. Tương lai của Ethernet
Hình 30 : Mô hình phát triển Ethernet
Ethernet đã và đang đi qua một cuộc cách mạng từ công nghệ Legacy -> Fast -> Gigabit -> MultiGigabit.
+ Cáp đồng trục (tốc độ lên đến 1000Mbps) + Không dây (đang tiến đến 100Mbps) + Cáp quang (trên 10.000 Mbps)
VII.3. Ưu điểm của công nghệ Ethernet
Công nghệ Ethernet và Gigabit Ethernet có những ưu điểm nổi bật là :
Công nghệ Ethernet có khả năng hỗ trợ rất tốt cho ứng dụng truyền tải dữ liệu ở tốc độ cao và có đặc tính lưu lượng mạng tính đột biến và tính “bùng nổ”.
Cơ cấu truy nhập CSMA/CD công nghệ Ethernet cho phép truyền tải lưu lượng với hiệu xuất băng thông và thông lượng truyền tải lớn.
Thuận lợi trong việc kết nối cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Không đòi hỏi khách hàng phải thay đổi công nghệ, thay đổi hoặc nâng cấp mạng nội bộ, giao diện kết nối.
Theo thống kê, có tới 95% lưu lượng phát sinh bởi các ứng dụng truyền tải dữ liệu là lưu lượng Ethernet. Điều này xuất phát từ thực tế là hầu hết các mạng truyền dữ liệu của các cơ quan, tổ chức (mạng LAN, MAN, mạng Intranet) hiện tại đều được xây dựng trên cơ sở công nghệ Ethernet.
Sự phổ biến của công nghệ Ethernet tại tầng truy cập mạng của mô hình TCP/IP sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc kết nối hệ thống với độ tương thích cao nếu như xây dựng một mạng dựa trên cơ sở công nghệ Ethernet. Điều này sẽ dẫn tới việc giảm đáng kể chi phí đầu tư xây dựng mạng.
Mạng xây dựng trên cơ sở công nghệ Ethernet có khả năng mở rộng và nâng cấp dễ dàng do đặc tính của công nghệ này là chia sẻ chung tiện ích băng thông truyền dẫn và không thực hiện cơ cấu ghép kênh phân cấp.
Hầu hết các giao thức, giao diện truyền tải ứng dụng trong công nghệ Ethernet đã được chuẩn hóa (họ giao thức IEEE.802.3). Phần lớn các thiết bị mạng Ethernet của các nhà sản xuất đều tuân theo các tiêu chuẩn trong họ tiêu chuẩn nói trên. Việc chuẩn hóa này tạo điều kiện kết nối dễ dàng, độ tương thích kết nối cao giữa các thiết bị của các nhà sản xuất khác nhau.
Quản lý mạng đơn giản.
VII.4. Nhược điểm của công nghệ Ethernet
Nếu chỉ xét công nghệ Ethernet một cách độc lập, bản thân công nghệ này tồn tại một số nhược điểm sau đây :
− Công nghệ Ethernet phù hợp với cấu trúc mạng theo kiểu cấu trúc mạng hình cây mà không phù hợp với cấu trúc mạng ring (dạng vòng). Điều này xuất phát từ việc công nghệ Ethernet thực hiện chức năng định tuyến trên cơ sở thuật toán định tuyến phân đoạn hình cây (Spanning-Tree Algorithm); là một trong những thuật toán định tuyến quan trọng áp dụng trong mạng Ethernet. Cụ thể là thuật toán định tuyến phân đoạn hình cây trong nhiều trường hợp sẽ thực hiện chặn một vài phân đoạn tuyến trong ring, điều này sẽ làm giảm dung lượng băng thông làm việc của vòng ring.
− Thời gian thực hiện bảo vệ phục hồi lớn. Điều này cũng xuất phát từ nguyên nhân là thuật toán định tuyến phân đoạn hình cây có thời gian hội tụ dài hơn nhiều so với thời gian hồi phục đối với cơ chế bảo vệ của vòng ring (tiêu chuẩn là 50 ms).
− Không phù hợp cho việc truyền tải loại hình ứng dụng có đặc tính lưu lượng nhạy cảm với sự thay đổi về trễ truyền tải (jitter) và có độ trễ (latency) lớn. Chưa thực hiện chức năng đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) cho những dịch vụ cần truyền tải có yêu cầu về QoS (Quality of Service).
VII.5. Khả năng áp dụng
Công nghệ Ethernet có thể phù hợp triển khai cho việc xây dựng lớp mạng lõi truy nhập, đảm bảo thực hiện chức năng “thu gom” dịch vụ, tích hợp dịch vụ tại tầng truy cập mạng. Điều này tính khả thi do tính tương thích cao về giao diện kết nối và công nghệ đối với khách hàng vì như đã nói ở trên, mạng Ethernet được triển khai hầu hết đối với các mạng nội bộ. Việc áp dụng công nghệ Ethernet ở phân lớp mạng nào còn phụ thuộc vào qui mô, phạm vi của mạng cần xây dựng và còn phụ thuộc vào cấu trúc mạng được lựa chọn phù hợp với mạng cần xây dựng.