Đánh giá chung hoạt động của công ty năm giai đoạn 2006

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập TẠI công ty cổ phần may & dịch vụ Hưng Long.DOC (Trang 27 - 31)

6. Đánh giá chung về công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long.

6.4 Đánh giá chung hoạt động của công ty năm giai đoạn 2006

Công ty phát huy toàn bộ nội lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý, sử dụng tối đa các nguồn lực sản xuất sẵn có để sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Đầu tư công nghệ mới làm rút ngắn thời gian chế tạo sản phẩm cho công nhân để nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng sản xuất, tăng doanh thu từ đó tăng được hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Về những thuận lợi cơ bản

Qua hơn 6 năm hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long đã làm quen với mô hình quản lý mới và đã tích lỹ được những kinh nghiệm nhất định để có thể tồn tại và phát triển trước xu thế cạnh tranh ngày càng quyết liệt.

Sau một thời gian hoạt động Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long đã có được một hệ thống cơ sở vật chất tương đối khang trang và hiện đại và nhất là đã tạo được uy tín với khách hàng truyền thống có tính chiến lược cao.

Công ty may Hưng Long còn có một đội ngũ người lao động có đầy đủ kinh nghiệm và lòng nhiệt huyết mà nếu tổ chức tốt họ sẽ đáp ứng được yêu cầu hoàn thành những đơn hàng lớn với chất lượng cao.

Năm 2006 được đánh giá là năm nhiều thuận lợi đối với doanh nghiệp may nói chung và Công ty May Hưng Long nói riêng:

Về mặt cơ chế chính sách của nhà nước

Năm 2006 Bộ thương mại đã có thay đổi cơ chế cấp hạn ngạch hàng may mặc vào thị trường Mỹ, một số mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ mà Công ty may Hưng Long thường gặp khó khăn ở những năm trước do không có hạn ngạch thì năm 2006 Bộ Thương Mại đã cho đăng ký xuất theo năng lực kể từ thứng 6. Hai mặt hàng chủ lực của công ty vào thị trường Mỹ là đồ bơi ( Cat 395/659S ) và quần các loại chất liệu cotton (cat347) đều được Bộ Thương Mại cho cấp hạn ngạch tự động từ tháng 8, đây là thuận lợi không nhỏ trong việc tìm kiếm nguồn hàng và ký kết các đơn hàng.

Về thị trường

Năm 2006 được đánh giá là năm có nhiều thuận lợi về thị trường do một số khách hàng đặt gia công áp dụng chính sách đa dạng hóa khách hàng và thị trường lên đã chuyển các đơn hàng từ các đơn hàng từ các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan sang Việt Nam để đặt hàng nhằm tránh những rủi ro về cơ chế chính sách của các nước xuất khẩu hàng dệt may với khối lượng lớn vào thị trường Mỹ. Chính điều này đã tạo ra những thuận lợi cho công ty trong việc lựa chọn các đơn hàng thuận lợi.

Tuy có những thuận lợi nhất định do các khách hàng truyền thống vẫn duy trì lượng hàng đặt với số lượng ổn định như SWGICUS, TOYOKnit, H&c, SEYANG, Ban giám đốc công ty đã chủ động tìm kiếm các khách hàng mới nhằm đa dạng hóa khách hàng và mặt hàng sản xuất tránh những rủi ro khi các khách hàng truyền thống gặp khó khăn do giảm sản lượng đặt hàng hoặc hết vụ sản xuất. Cụ thể, trong năm Ban giám đốc công ty đã ký kết với một số khách hàng mới có số lượng hàng tương đối lớn và đơn hàng dài như Hãng Viet Pacific clothing, Shinhan, VIHANTEX, VINEX, GLOBAL CEFINA. Do đó có sự chủ động tìm kiếm khách hàng mới để đáp ứng năng lực sản xuất

khi các khách hàng đặt hàng đồ bơi hết vụ sản xuất( từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm) mà trong năm công ty đã tránh được tình trạng thiếu hàng sản xuất cho các chuyền làm hàng đồ bơi trong thời gian hết vụ.

Về công tác quản lý

Năm 2006 công tác quản lý được tăng cường thêm bước do có sự chỉ đạo trực tiếp và kịp thời của đồng chí chủ tịch Hội đồng quản trị, điều này tạo thuận lợi hơn cho Ban giám đốc trong việc xin ý kiến chỉ đạo của hội đồng quản trị một cách kịp thời, từ đó có những quyết định sản xuất kinh doanh được kịp thời và chính xác. Các phòng ban chức năng đã hoạt động tương đối ổn định, qua đó công tác phục vụ sản xuất được tốt hơn một bước.

Trong năm Ban Giám đốc công ty cũng đã tổ chức cho nhiều đoàn cán bộ đi tham quan học hỏi kinh nghiệm về tổ chức sản xuất của một số doanh nghiệp may từ đó rút kinh nghiệm trong việc bố trí lại cách tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng tại công ty, cụ thể đã chuyển các chuyền sản xuất dệt thoi sang mô hình tổ chức chuyền sản xuất theo cụm và với sự tham gia điều hành của các cụm trưởng bước đầu cho kết quả khả quan.

Nhìn chung công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý có nhiều kinh nghiệm và đoàn kết nhất trí cao trong việc điều hành sản xuất. Bên cạnh đó công ty còn cso đội ngũ công nhân có tay nghề khá, nhiệt tình, hăng say lao động.

Những khó khăn thử thách

Năm 2006 dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn bị áp dụng hạn ngạch, trong khi Trung Quốc có thể xuất khẩu với số lượng lớn hơn vào thị trường Hoa Kỳ. Đây cũng là những lợi thế không nhỏ cho các doanh nghiệp may của Trung Quốc trong công cuộc cạnh tranh về giá cả và khách hàng.

Năm 2006 giá dầu trên thị trường thế giới tăng cao, giá xăng dầu trong nước cũng nhiều lần được điều chỉnh tăng. Từ sự tăng giá của xăng dầu dẫn đến một loạt các sản phẩm, dịch vụ và các loại nguyên liệu trong nước cũng đồng loạt tăng giá đã làm giảm rất nhiều khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam do giá thành sản phẩm sản xuất bị đẩy lên cao hơn.

Ngoài ra trong năm, nhà nước cũng cũng tăng mức tiền lương tối thiểu lên 450.000 đồng làm tăng chi phí đóng BHXH, góp phần làm tăng chi phí sản xuất.

Bên cạnh đó, xu hướng giảm giá gia công của các doanh nghiệp cũng đòi hỏi chúng ta phải cải tiến hơn nữa để nâng cao năng suất lao động nếu như không muốn giảm doanh thu và tiền lương.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập TẠI công ty cổ phần may & dịch vụ Hưng Long.DOC (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w