Phương pháp khai thác tôm Hùm giống:

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tôm hùm tại xã xuân cảnh, huyện sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 25)

Có nhiều hình thức khai thác nhưng theo kết quả tìm hiểu tại khu vực xã Xuân cảnh, ngư dân thường sử dụng các hình thức khai thác chính sau:

* Sử dụng lưới mành có hệ thống đèn điện chiếu sáng để khai thác. Thường tiến hành thả lưới và chong đèn sáng từ 19 giờ đến 4 giờ sáng thì nhất lưới và thu tôm. Nếu khai thác bằng hình thức này thì chỉ tiến hành vào những đêm tối trời không có trăng sáng hoặc những đêm có trăng sáng muộn từ 12 giờ đêm trở đi, để lợi dụng tính hướng quang của tôm Hùm con, nên người ta sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng.

* Sử dụng hệ thống hang, lỗ nhân tạo để khai thác tôm Hùm giống: Dùng cây gỗ hoặc đá san hô, lưới rách, cành cây để tạo hang, lỗ để làm chỗ ẩn nấp của tôm Hùm. Dựa vào tập tính của tôm Hùm con là ban ngày tìm hang hốc ẩn nấp, ban đêm chui ra ngoài đi kiếm ăn để khai thác tôm Hùm giống bằng hình thức này. Với cây gỗ và đá san hô, người ta sử dụng khoan, khoan lỗ làm chỗ ẩn nấp cho tôm. Với lưới rách và cành cây nhỏ thì bó lại thành φ ≈ 20 ÷ 25 cm. Ngoài ra còn có thể sử dụng các tảng đá san hô có kích thước lớn, có nhiều rong bám để tạo hang cho tôm trú ẩn. Với hình thức khai thác này thường phải sử dụng máy nén hoặc bình O2 trong khi khai thác.

* Sử dụng máy nén khí, bình O2 để khai thác tôm Trắng các rạn đá san hô tự nhiên. Đối với rạn đá san hô có độ sâu nhỏ có thể lặn thủ công, không cần các thiết bị lặn, nhưng với rạn đá có độ sâu lớn cần các thiết bị lặn như bình O2 hoặc máy nén khí, kính lặn trong quá trình khai thác.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tôm hùm tại xã xuân cảnh, huyện sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 25)

w