Khái niệm và căn cứ xác định

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế (Trang 28)

Khái niệm trách nhiệm tài sản

Trách nhiệm tài sản là biện pháp pháp lý áp dụng cho các hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế đã quy định sẵn trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều 19 pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định: "Các bên phải chịu trách nhiệm tài sản trực tiếp với nhau về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hợp đồng kinh tế. Bên vi phạm phải trả cho bên bị vp tiền phạt vp hợp đồng và trong trường hợp có thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật".

Về mặt khách quan: Trách nhiệm tài sản trong hợp đồng kinh tế là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội phát sinh của các chủ thể tham gia hợp đồng kinh tế do vi phạm chế độ hợp đồng kinh tế.

Về mặt chủ quan: Trách nhiệm tài sản được hiểu là sự gánh chịu hậu quả vật chất bất lợi cho bên có hành vi vi phạm hợp đồng.

Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm tài sản

Bên vi phạm hợp đồng kinh tế phải chịu trách nhiệm tài sản khi việc vi phạm hội đủ các căn cứ mà pháp luật quy định: Có hành vi trái pháp luật, hành vi vi phạm là có lỗi, viẹc vi phạm hợp đồng đã gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm.v.v...

Bên bị vi phạm và toà án cũng dựa trên căn cứ này để áp dụng trách nhiệm tài sản đối với bên vi phạm.

Căn cứ này bao gồm:

- Có hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế. Đó là hành vi vi phạm thoả thuận trong hợp đồng. Các hành vi này thông thường là không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng với các cam kết trong hợp đồng.

- Có thiệt hại xẩy ra những thiệt hại này phải là thiệt hại vật chất tính toán được và thiệt hại phải có thực. Nội dung thiệt hại vật chất bao gồm: Những khoản mất mát hao hụt về mặt vật chất; những khoản chi phí bên bị thiệt hại bỏ ra ngăn ngừa, hạn chế thiệt hại; những khoản thất thu. Ben vi phạm phải chứng minh được bên vi phạm đã gây thiệt hại cho mình.

- Bên vi phạm có lỗi: Lỗi là thái độ chủ quan của bên vi phạm hợp đồng kinh tế, thể hiện ở sự vô ý hoặc cố ý trong việc thực hiện hành vi vi phạm. Bên bị vi phạm phải chứng minh được bên vi phạm có lỗi. Nếu hành vi vi phạm hoàn toàn do nguyên nhân khách quan thì bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm của mình.

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xẩy ra: Đây là mối quan hệ biện chứng giữa hành vi vi phạm với thiệt hại xẩy ra. Thiệt hại xẩy ra phải là hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế.

Căn cứ miễn, giảm trách nhiệm tài sản

Như đã trình bày ở trên, bên vi phạm hợp đồng kinh tế chỉ phải chịu trách nhiệm tài sản khi lỗi dù là lỗ vô lý hay cố ý. Còn việc vi phạm hợp đồng kinh tế hoàn toàn là do khách quan không thể khắc phục được thì bên vi phạm hợp đồng không phải chịu trách nhiệm. Theo pháp luật hiện hành, để được miễn hoàn toàn trách nhiệm tài sản thì bên vi phạm hợp đồng kinh tế phải có căn cứ để chứng minh được những vi phạm đó là do:

- Gặp thiên tai, địch hoạ hoặc trở lực khách quan khác không thể lường trước được và đã thi hành mọi biện pháp để khắc phục;

- Phải thi hành lệnh khẩn cấp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền do Thủ tướng Chính phủ, trưởng ban chỉ huy chống bão lụt trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra lệnh.

- Do bên thứ ba vi phạm hợp đồng kinh tế với bên vi phạm nhưng bên thứ ba không phải chịu trách nhiệm tài sản do các trường hợp trên (thiên tai, địch hoạ... và thi hành lệnh khẩn cấp). Việc vi phạm hợp đồng kinh tế của một bên là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự vi phạm hợp đồng của bên kia.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)