Giải
F2 có tỉ lệ 131 hoa trắng : 29 hoa đỏ = 13 : 3 Tương tác không alen.
CĐ 2013 – 864:
Câu 39: Ở một loài thực vật, khi lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 56,25% cây hoa đỏ và 43,75% cây hoa trắng. Nếu cho cây F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn thì thu được đời con gồm
A. 100% số cây hoa trắng. B. 25% số cây hoa đỏ và 75% số cây hoa trắng.
C. 75% số cây hoa đỏ và 25% số cây hoa trắng. D. 100% số cây hoa đỏ.
Câu 42: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa có hai trạng thái là hoa đỏ và hoa trắng. Trong phép lai giữa hai cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Dự đoán nào sau đây về kiểu gen của F2 là
không đúng?
A. Các cây hoa đỏ có 4 loại kiểu gen. B. Các cây hoa đỏ thuần chủng có 1 loại kiểu gen. C. Các cây hoa trắng thuần chủng có 3 loại kiểu gen. D. Các cây hoa trắng có 7 loại kiểu gen.
CĐ 2012 – 263:
Câu 21: Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do sự tương tác của hai alen trội A và B quy định. Trong kiểu gen, khi có cả alen A và alen B thì cho lông đen, khi chỉ có alen A hoặc alen B thì cho lông nâu, khi không có alen trội nào thì cho lông trắng. Cho phép lai P: AaBb × aaBb, theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở F1, số cá thể lông đen có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen chiếm tỉ lệ
A. 50%. B. 25%. C. 6,25%. D. 37,5%.
CĐ 2011 – 953:
Câu 11: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; nếu chỉ có một loại alen trội A hoặc B hoặc không có alen trội thì cho kiểu hình hoa trắng. Lai hai cây (P) có hoa trắng thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 lai với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn về hai cặp gen nói trên thu được Fa. Biết rằng không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở Fa
là
A. 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. B. 1 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ.
C. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. D. 9 cây hoa trắng : 7 cây hoa đỏ.
CĐ 2010 – 251:
Câu 8: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen là A và B tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại gen trội A hoặc B hay toàn bộ gen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao cây do một gen gồm hai alen là D và d quy định, trong đó gen D quy định thân thấp trội hoàn toàn so với alen d quy định thân cao. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × aabbDd cho đời con có kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ
A. 25%. B. 56,25%. C. 6,25%. D. 18,75%.
Câu 29: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ
47
Câu 57: Ở một loài động vật, biết màu sắc lông không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cho cá thể thuần chủng (P) có kiểu hình lông màu lai với cá thể thuần chủng có kiểu hình lông trắng thu được F1 100% kiểu hình lông trắng. Giao phối các cá thể F1 với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 13 con lông trắng : 3 con lông màu. Cho cá thể F1 giao phối với cá thể lông màu thuần chủng, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:
A. 3 con lông trắng : 1 con lông màu. B. 1 con lông trắng : 1 con lông màu.
C. 5 con lông trắng : 3 con lông màu. D. 1 con lông trắng : 3 con lông màu.
CĐ 2009 – 138:
Câu 10: Ở một giống lúa, chiều cao của cây do 3 cặp gen (A,a; B,b; D,d) cùng quy định, các gen phân li độc lập. Cứ mỗi gen trội có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 5 cm. Cây cao nhất có chiều cao là 100 cm. Cây lai được tạo ra từ phép lai giữa cây thấp nhất với cây cao nhất có chiều cao là
A. 70 cm. B. 85 cm. C. 75 cm. D. 80 cm.
Câu 22: Ở bí ngô, kiểu gen A-bb và aaB- quy định quả tròn; kiểu gen A- B- quy định quả dẹt; kiểu gen aabb quy định quả dài. Cho bí quả dẹt dị hợp tử hai cặp gen lai phân tích, đời FB thu được tổng số 160 quả gồm 3 loại kiểu hình. Tính theo lí thuyết, số quả dài ở FBB là
A. 105. B. 40. C. 54. D. 75.
Câu 40: Ở một loài thực vật, cho hai cây thuần chủng đều có hoa màu trắng lai với nhau, thu được F1 100% cây hoa màu đỏ. Cho F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn, F2 phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ. Màu sắc hoa di truyền theo quy luật
A. ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân). B. tương tác bổ sung.
C. tương tác cộng gộp. D. phân li.
Câu 58: Ở một loài động vật, gen B quy định lông xám, alen b quy định lông đen, gen A át chế gen B và b, alen a không át chế, các gen phân li độc lập. Lai phân tích cơ thể dị hợp về 2 cặp gen, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:
A. 3 lông trắng : 1 lông đen. B. 2 lông đen : 1 lông trắng : 1 lông xám.
C. 2 lông trắng : 1 lông đen : 1 lông xám. D. 2 lông xám : 1 lông trắng : 1 lông đen.
BÀI TẬP TỔNG HỢP CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN
*****Dạng: Xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời con
Ví dụ (ĐH2011-15/162): Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng; alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài.
Theo lý thuyết, phép lai P: x
Trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen giữa alen B và b với tần số 20%, giữa alen E và e với tần số 40%.
F1 có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả đỏ, tròn chiếm tỉ lệ :
A. 30,25% B. 56,25% C. 18,75% D. 38,94%
Giải
Ta thấy có 4 cặp gen nằm trên 2 cặp NST và có hoán vị gen xảy ra có các quy luật LKG, HVG, PLĐL
Cách tính kiểu hình thân cao, hoa tím, quả đỏ, tròn (A-B-D-E-) : *Tính riêng tỉ lệ kiểu hình A-B-
*Tính riêng tỉ lệ kiểu hình D-E- *Lấy tích tỉ lệ của chúng lại.
Dựa vào công thức khi bố và mẹ đều dị hợp về 2 cặp gen (PLĐL, LKG, HVG) % (A-bb) + %aabb = 25%
% (A-B-) - %aabb = 50% % (aaB-) = % (A-bb) % (A-B-) + % (A-bb) = 75%
*Tính kiểu hình A-B- từ phép lai: P AB/ab x AB/ab Vì f = 20% và HVG ở 2 bên
%ab = 50% - (20% : 2) = 40% %(ab/ab) = 40% x 40% = 16%
48
*Tính kiểu hình D-E- từ phép lai DE/de x DE/de Vì f = 40% và HVG ở 2 bên
%de = 50% - (40% : 2) = 30% %(de/de) = 30% x 30% = 9%
% (A-B-) - %aabb = 50% A-B - = 59% %(A-B-D-E-) = 66% x 59% = 38,94% Đ/án D
Ví dụ 2: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một NST thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P). Trong tổng số các ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, hãy xác định :
a. Tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1. b. Tỉ lệ kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ ở F1.
c. Tỉ lệ kiểu hình ruồi cái thân đen, cánh cụt, mắt đỏ ở F1.
Giải
Quy luật di truyền : LKG, HVG, liên kết giới tính và PLĐL
Cách tính :
*Tách riêng cặp NST thường và NST giới tính.
*Tính tỉ lệ kiểu hình riêng của các tính trạng do các gen trên mỗi NST quy định. *Nhân các tỉ lệ kiểu hình với nhau.
a. Xét tính trạng màu mắt :
Vì F1 có mắt trắng cái, mắt đỏ có kiểu gen dị hợp XDXd P : XDXd x XDY
F1 : 1 XDXD : 1 XDXd : 1 XDY : 1XdY 3/4 mắt đỏ (75%) : 1/4 mắt trắng (25%) F1 có 2,5% thân đen, cánh cụt, mắt trắng.
Theo sơ đồ lai trên thì : mắt trắng chiếm tỉ lệ 25% Thân đen, cánh cụt chiếm tỉ lệ : 2,5% : 25% = 10% Xét tính trạng màu thân :
Vì F1 có đen,cụt P dị hợp 2 cặp gen
% (A-B-) - %aabb = 50%
Tỉ lệ xám dài : 50% + 10% = 60% Tỉ lệ xám, dài, mắt đỏ: 60% x 75% = 45% b. Ruồi thân đen, cánh cụt: 10%
Ruồi mắt đỏ: 75%
Tỷ lệ: thân đen, cánh cụt, mắt đỏ = 10% x 75% = 7,5%
Cách 2:
Theo sơ đồ lai của tính trạng màu mắt: ta thấy mắt đỏ gấp 3 lần mắt trắng Theo đề tỉ lệ đen, cụt, mắt trắng: 2,5%
Tỉ lệ đen, cụt, đỏ = 3 x 2,5% = 7,5%.
c. Tỉ lệ thân đen, cánh cụt, mắt đỏ: 7,5% Ruồi cái, mắt đỏ = 2/3 ∑ruồi mắt đỏ Ruồi cái, mắt đỏ = 2/3 ∑ruồi mắt đỏ
Tỉ lệ ruồi cái, thân đen, cánh cụt, mắt đỏ = 7,5% x 2/3 = 5%.
Ví dụ (ĐH2010-33/381): Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp NST tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, cặp gen Dd nằm trên NST tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa 2 cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Tính theo lý thuyết, cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2 chiếm tỉ lệ:
A. 54,0% B. 66,0% C. 16,5% D. 49,5%
Giải
Các quy luật di truyền chi phối: LKG, HVG, PLĐL Xét tính trạng dạng quả:
F1 x F1: Dd x Dd
3/4D- (75%) quả tròn: 1/4dd (25%) quả dài
Từ 4% thân thấp, hoa vàng, quả dài % thân thấp, hoa vàng = 4% : 25% = 16% % thân cao, hoa đỏ: = 50% + 16% = 66%
Tỷ lệ của cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn: 66% x 75% = 49,5%
49
Phương pháp chung:
Bước 1: Xét tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng % kiểu hình trội, % kiểu hình lặn
Bước 2: Từ % kiểu hình 3 cặp tính trạng % kiểu hình lặn 2 tính trạng do 2 cặp gen quy định nằm trên cặp NST khác.
Bước 3: Từ % kiểu hình lặn 2 tính trạng do 2 gen liên kết quy định % các kiểu hình khác dựa vào công thức P dị hợp 2 gen.
Bước 4: Tính % kiểu hình 3 tính trạng = TÍCH % các kiểu hình riêng hợp thành kiểu hình chung đó.
CÁC CÂU TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG:
ĐH 2013 – 749:
Câu 14: Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung; alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp; alen D quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt đen. Phép lai P : ♀AB
ab
D d
X X ♂Ab aB
d
X Y thu đđược F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, số cá thể lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ
A. 8,5% B. 17% C. 2% D. 10%
Giải
Cách 1: Cái hung, thấp, đen: ab ab d d X X = 1% => ab x ab = 0,04 => ab = 0,1 và ab = 0,4 => f = 20% Xám dị hợp, thấp, nâu: Ab ab x 1/2 nâu = (0,4 Ab x 0,4 ab + 0,1 Ab x 0,1 ab)1/2= 8,5% Cách 2: - Xét màu mắt F1: (P): XDXd x XdY => TLKG F1: 4 1 XDXd: 4 1 XDY: 4 1 XdXd: 4 1 XdY => con cái mắt đen chiếm ¼.
TLKH: 50% mắt nâu: 50% mắt đen
- KG con cái F1 lông hung, chân thấp, mắt đen (aa,bb, XdXd)
Theo đề bài: aa,bb, XdXd = 0,01 = aa,bb x ¼ => aa,bb = 0,04 = 0,1ab x 0,4ab => f = 20%.
- Tỷ lệ KG của cá thể thân xám dị hợp, chân thấp (Aa,bb) ở F1: (0,1Ab x 0,1ab) + (0,4Ab x 0,4ab) = 0,17 (0,1Ab x 0,1ab) + (0,4Ab x 0,4ab) = 0,17
=> Số cá thể lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ: 0,17 x 0,5 = 0.085= 8,5% Đáp án A
Câu 15: Ở một loài sinh vật, hai cặp gen A,a và B,b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và Cách nhau 20cM. Hai cặp gen D,d và E, e cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác và Cách nhau 10cM. Cho phép lai: AB ab De de AB ab de
de. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới với tần số
bằng nhau. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về tất cả các gen trên chiếm tỉ lệ
A. 0,8% B. 8% C. 2% D. 7,2% Giải Cách 1: Đồng hợp lặn: 0,4 ab x 0,4ab x ½ de x 1 de = 0,08 = 8% Cách 2: o Xét phép lai AB ab x AB
ab với f = 20% xảy ra ở cả hai giới.
50
o Xét phép lai Dede x de x
de
de với f = 10% xảy ra ở 2 giới.
TLKG dd,ee = 0,45de x 1de + 0,05de x 1de = 0,5
o Vậy TLKG của cá thể có KG đồng hợp lặn về tất cả các gen trên là: 0,16 x 0,5 = 0,08 => 8% Đáp án B Đáp án B
Câu 20 : Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau.