Xu hướng phát triển của nghành Vật liệu xây dựng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Thụy Việt trong giai đoạn hiện nay (Trang 42)

Đặc thù của ngành VLXD là gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của ngành xây dựng và thị trường bất động sản. Vì vậy những biến động của hai ngành naỳ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của ngành VLXD.

Về ngành Xây dựng, khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, xây dựng là một trong những ngành bị ảnh hưởng sớm nhất và sẽ phục hồi chậm hơn so với các ngành khác. Theo báo cáo tháng 7/2012 của Qux tiền tệ Thế giới (IMF), ngành xây dựng có số người thất nghiệp lớn trong tổng số người thất nghiệp. Tại Anh, sản lượng ngành xây dựng quý 2/2012 giảm 8% so với cùng kỳ năm 2011, tương tự, tại Mỹ giảm 12,7%, trong đó khối doanh nghiệp tư nhân bị ảnh hưởng khá nặng nề, khối doanh nghiệp nhà nước có được sự phục hồi nhanh chóng hơn nhờ được hỗ trợ từ các gói kích thích kinh tế từ các chính phủ.

Tại Việt Nam, ngành xây dựng là ngành có chiều hướng phát triển khá tốt trong những năm về trước.Tuy nhiên khi cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra thì không có đơn vị, ngành nghề nào thoát khỏi thực trạng khó khăn kéo dài của nền kinh tế đất nước. Trong đó ngành xây dựng ở Việt Nam là lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp, nhiều nhất từ khó khăn chung đó. Hầu hết các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng đều phải hứng chịu khó khăn do việc chậm tiêu thụ, tồn đọng hàng hoá, thiếu việc làm. Trong khi đó, chủ đầu tư các dự án lại chậm thanh toán, lãi suất cho vay còn cao, khó tiếp cận nguồn vốn...Vì vậy trong giai đoạn sắp tới ngành Xây dựng của Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn phục hồi và tháo gỡ khó khăn. Đồng thời cũng báo hiệu một tình hình không mấy khả quan của thị trường VLXD trong nước.

Mặt khác, thị trường bất động sản trong thời gian vừa qua đã tụt dốc mạnh và chưa cho thấy những cơ hội phát triển trở lại. Từ khi Chính Phủ ban hành Nghị quyết hạn chế dòng tín dụng phi sản xuất của các ngân hàng thương mại làm cả ngân hàng lẫn nhà đầu tư đều đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn và giải ngân. Việc thắt chặt tín dụng, và thêm vào đó là nhiều chỉ số đáng lo ngại của nền kinh tế đã khiến thị trường bất động sản trở nên khan hiếm về vốn, nhiều dự án bất động sản bị đình trệ hoặc trì hoãn, là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành VLXD trong thời gian tới.

Những thống kê cũng cho thấy 3 tháng đầu năm 2013, lượng VLXD tiêu thụ trên thị trường thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 20-30%. Mặt hàng gạch ốp lát, gạch xây cũng chỉ chạm ngưỡng 65%, gạch không nung đạt 75% so với cùng kỳ.Trước những khó khăn đến từ thị trường trong nước, nhiều doanh nghiệp VLXD đang có xu hướng liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để tháo gỡ những khó khăn hiên tại. Mặt khác, Chính Phủ cũng đã tung ra nhiều gói kích cầu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tháo gỡ khó khăn. Ngành VLXD có liên quan mật thiết tới những ngành kinh tế đầu tầu của quốc gia vì thế cũng sẽ nhận được nhiều những trợ giúp từ Chính Phủ trong thời gian tới.

Với những phân tích và dự báo về ngành Xây dựng và thị trường bất động sản trong như trên cho thấy nhiều thách thức với các doanh nghiệp trong ngành VLXD hơn cơ hội trong thời gian tới. Các công ty cần xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp để mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Thụy Việt trong giai đoạn hiện nay (Trang 42)

w