Kết luận và nhận xét:

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH SẢN XUẤT RƯỢU VANG (Trang 39 - 41)

Với sự tiếp đón tận tình của ban quản lý công ty Dalat Beco chúng em đã được hiểu biết thêm về thực tế ngành sản xuất rượu vang, thấy được những khác biệt khi đi từ lý thuyết đến thực tế, giúp chúng em bổ sung thêm những thiếu sót của quá trình học lý thuyết đem lại hiêu quả học tập tốt hơn. Sau khi đi tham quan nhận thức công ty cổ phần rượu bia Đà Lạt, chúng em có những nhận xét và kết luận như sau:

Với xu thế hội nhập của đất nước ta và với định hướng đầu tư phát triển của mình thì công ty đã đạt được những thuận lợi cũng như gặp phải những khó khăn như sau:

Thuận Lợi:

Với đặc trưng của một sản phẩm rượu vang ở xứ nhiệt đới, rượu vang Đà Lạt đã nhanh chóng trở thành sản phẩm ưa thích của người dân xứ sở sương mù cũng như người dân Việt Nam. Tên

tuổi của sản phẩm này nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh thành trong cả nước và còn mở rộng thị trường ra một số nước châu Á như: campuchia,malaysia,thái Lan...

Với sức tiêu thụ rượu vang trong nước từ khoảng 10-15 triệu lít/năm đã tạo cho ngành sản xuất rượu vang một động lực hát triển rất lớn. Đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO thì tương lai của ngành rượu vang có thể vươn xa hơn trên trường quốc tế để hoà vào dòng vang thế giới.

Đảng và nhà nước ta chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển.

Với thành công của việc thử nghiệm sản xuất nguồn nguyên liệu goại nhập tại chỗ đã giúp cải thiện hương vị vang Đà Lạt cũng như giảm chi phí sản xuất giúp cho sản phẩm rượu vang của công ty tăng thêm khả năng cạnh tranh với các sản phẩm rượu vang ngoại nhập.

Hệ thống trang thiết bị được đầu tư một cách hợp lý, hiện đại, đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất.

Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi thì công ty cũng gặp một số những khó khăn sau:

Với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường thì tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, vì vậy công ty cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, khó khăn hơn nữa là những tranh chấp về nhãn hiệu “vang Đà Lạt” đang gặp nhiều rắc rối khi mà cục sỡ hữu trí tuệ đã ra quyết định cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá vang Đà Lạt cho Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Lâm Đồng vào 10/02/2003.

Việc xây dựng vùng chuyên canh nguồn nguyên liệu chỉ mới đưa vào thử nghiệm, tạm thời vẩn chưa ổn định, còn nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh, hoàn thiện. Cùng với tình hình lạm phát hiện nay của nền kinh tế khiến cho công ty gặp khó khăn trong việc cân đối giữa lợi nhuận và sự phát triển của công ty.

Thực tế để cho dòng rượu vang Đà Lạt hòa được vào dòng vang thế giới thì công ty vẫn còn rất nhiều những công việc cần phải làm như: ổn định nguồn nguyên liệu, không ngừng điều chỉnh cải tiến kỹ thuật, công thức phối chế...ngày càng hoàn thiện hơn.

Với nguồn nguyên liệu ngoại nhập tại chỗ như hiện nay mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của thị trường, nhưng với đặc điểm địa hình của địa phương đã gây không ít những khó khăn trong việc quy hoạch, lựa chọn vùng đất để phát triển rộng hơn vùng chuyên canh nguồn nguyên liệu tại chỗ này.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH SẢN XUẤT RƯỢU VANG (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w