Tình hình sản xuất và sử dụng biogas hiện nay

Một phần của tài liệu Công nghệ xử lý rác bằng công nghệ vi sinh (Trang 27 - 31)

II. Sản xuất khí đốt từ rác thải sinh hoạt

2.3.5.Tình hình sản xuất và sử dụng biogas hiện nay

Biogas hiện nay được mệnh danh là “cuộc cách mạng nâu” trong lĩnh vực năng lượng mới( The Brown Revolution). Biogas được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là ở những nước có khí hậu nhiệt đới ( Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nepal, Kenia, Thái Lan, Việt Nam…) thích hợp cho quá trình lên men kị khí các chất hữu cơ để tạo khí sinh học. Các hầm ủ khí biogas có thể được xây dựng với công suất bất kì, vốn đầu tư nhỏ, nhiên liệu sẵn có nên khá phù hợp với các nước đang phát triển.

Biogas sử dụng nguyên liệu đa dạng, thường là sử dụng nguyên liệu phế thải, chất thải, phế phẩm trong nông lâm, ngư nghiệp. Quy mô gia đình thường sử dụng phân gia súc, quy mô lớn hơn có thể sử dụng các loại rác đô thị và rác công nghiệp làm nguyên liệu. Ví dụ: nhà máy biogas ở Tilburg( Ấn Độ) khai thác nguyên liệu từ rác thải từ các thành phố lớn. Tại Việt Nam hiện nay, mô hình biogas chủ yếu sử dụng các phế phẩm hữu cơ từ phân bón gia súc, thích hợp với mô hình VACB. Mô hình này hiện đang phát triển mạnh mẽ và rất được chú trọng ở các vùng nông thôn Việt Nam. Hiện hầm biogas đã được triển khai xây dựng rộng rãi ở các tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Việc tận dụng rác thải sinh hoạt để sản xuất biogas ở Việt Nam chưa phát triển do kinh phí đầu tư chưa hợp lý và nhiều lý khác. Nước ta cũng có những đề tài nghiên cứu sản xuất biogas từ việc ứng dụng mô hình bể lọc kị khí UASB ( Upflow Anaevobic Sludge Blanket) để xử ý nước thải của những ngành công nghiệp giàu chất hữu cơ( nước thải của

nhà máy chế biến thực phẩm, đường, rượu…) trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.

Với vai trò của năng lượng biogas hiện nay, việc sản xuất khí metan sinh học có thể tự đáp ứng được nhu cầu của chất đốt kể cả điện khí hóa ở các vùng nông thôn. Người ta sử dụng năng lượng biogas để đun nấu, thắp sáng, chạy máy…Hiện nay đã có những xe bus sử dụng khí metan sinh học được tạo ra từ bùn và nước cống. Như vậy, sử dụng khí metan sinh học là một bước nhảy vọt trên phương diện bảo vệ môi trường. Ngoài việc giảm lượng khí thải cacbon, xe bus dùng khí metan sinh học thải ra ít nitooxit( giảm 78%) và hạt siêu nhỏ gây ô nhiễm(giảm 98%) hơn so với xe bus dùng điessel. Mức độ ồn của chúng nhỏ hơn 98% so với xe bus truyền thống. Các khí đốt được sản xuất từ rác thải giúp môi trường trong sạch hơn và giải quyết rất tốt vấn đề năng lượng nên được các nước trên thế giới cũng như nước ta chú trọng và tìm cách phát triển. Chính vì vậy, trong tương lai, công nghệ biogas nói riêng và khí metan sinh học nói chung sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ và được ưa chuộng rộng hơn.

KẾT LUẬN

Rác thải – khí đốt hiện nay đang là vấn đề nóng hổi của thời đại. Giải quyết tốt vấn đề này thực sự là bài toán rất khó. Rất nhiều nước đang tìm kiếm công nghệ mới trong xử lý rác thải do thiếu các khu chôn lấp, giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm môi trường, nóng lên toàn cầu. Xử lý rác thải bao hàm động cơ mang tính môi trường, kinh tế và chính trị, xã hội. Xử lý rác thải làm khí đốt giảm đáng kể những hạn chế của việc thiếu khu chôn lấp và giảm chi phí xử lý đốt rác nhờ lò đốt. Tuy vậy, cũng có những khó khăn nhất định về quy trình công nghệ và kinh phí đầu tư. Các quá trình khí hóa rác thải vẫn còn nhiều phức tạp nên cần kiểm tra kỹ lưỡng. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều quy trình khí hóa phát triển, nhưng để phân phối, thực dùng và kinh doanh thành công thì phải tính đến nguyên liệu đầu vào, sản phẩm sản sinh và chi phí đầu tư, vừa yêu cầu, phải lựa chọn quá trình phù hợp có tính đến các yếu tố từng khu vực.

Ở Việt Nam, để giảm thiểu lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường, trước hết cần nâng cao ý thức và tầm hiểu biết về tác hại, thành phần cũng như tác dụng của rác thải đối với mọi người. Các quy trình công nghệ, các thành tựu to lớn của thời đại phải được áp dụng nhiều hơn vào trong thực tế, xử lý rác thải. Đặc biệt, đất nước ta hiện nay có nền nông nghiệp là chủ yếu nên phát triển biogas phải được phổ biến hơn nữa và với quy mô rộng lớn hơn. Trong tương lai, sản xuất biogas không chỉ từ phân hữu cơ mà còn tận dụng được rác thải sinh hoạt. Có

như vậy mới giải quyết tốt được vấn đề rác thải và năng lượng khí đốt cho nhân dân, đó cũng là biện pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, xây dựng đất nước ngày càng văn minh, trong sạch, giàu mạnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://dddn.com.vn/200807090424415cat97/tiem-nang-dau-chi-o- cac-mo-than-dau-khi-dot.htm. 2. http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx? tabid=428&CateID=24&ID=94206&Code=W7KA694206 3. http://thuvienluanvan.com 4. http://violet.com 5. http://www.baocongthuong.com.vn/Details/khoa-hoc-cong- nghe/bao-ve-moi-truong-hieu-qua-kinh-te-cao/32/0/19302.star 6. http://blog.yume.vn/xem-blog/he-thong-gas-tu-nuoc-thai-lon-va- cac-loai-gia-suc.super_saiber.35AF1225.html 7. http://thuylucmay.com.vn/infodetail.asp? action=view&id=366&catid=300&maxid=0 8. http://www.thiennhien.net/news/147/ARTICLE/1487/2007-02- 03.html 9. http://nangluong.blogspot.com/2005/02/4nng-lng-sinh-khi- biomass-energy.html. 10.http://hope.vicongdong.vn/31468330/Rac-thai-sinh-hoat

11.http://www.vietnamep.com/energy/index.php?/khai-trng-nha-may- sn-xut-khi-thien-nhien-u-tien-ti-vn.vietnamep

Một phần của tài liệu Công nghệ xử lý rác bằng công nghệ vi sinh (Trang 27 - 31)