Hành khách luân chuyển

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của truyền hình Việt Nam (Trang 52)

chuyển 1000HK km 5.590 6.6010 6.458 8.458 10.077 15.9% 4 Hệ số sử dụng ghế % 74.5 76.4 67.7 65.4 66.8 5 Hàng hóa, BK vận chuyển Tấn 54.122 66.605 77.527 92.723 94.284 14.9% 6 Tổng doanh thu tỷ đồng 10.000 12.000 12.500 18.000 19.000 22.5% 3.1.2 Đánh giá về thực trạng:

3.1.2.1 Đội máy bay và hạ tầng kỹ thuật:

Trong chiến lƣợc phát triển sản phẩm, đội máy bay là một trong những trọng tâm đƣợc Vietnam Airlines chú ý đầu tƣ nhất. Thông qua các hình thức thuê ƣớt, thuê khô, thuê mua và mua đứt máy bay, đội máy bay cũ đã dần dần đƣợc thay thế bằng các máy bay thế hệ mới. Tính đến cuối năm 2005 đội máy bay do Vietnam Airlines (VNA) khai thác có 38 máy bay gồm: 10 Boeing 777, 1 Boeing 767, 10 Airbus 320, 6 Airbus 321, 2 Fokker 70, 9 ATR72.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác do VNA sở hữu gồm 2 xí nghiệp sửa chữa máy bay A76, A75 tại Nội bài, Tân Sơn Nhất với trang thiết bị chủ yếu bảo dƣỡng khai thác (line maintennance) và thực hiện sửa chữa định kỳ (đến C- Check) cho các máy bay ATR72, A320 và B767, B777; các trang thiết bị phục vụ thƣơng mại mặt đất tại các sân bay Nội bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ khai thác tại các sân bay nƣớc ngoài và sân bay lẻ nội địa chủ yếu là thuê ngoài. Ngoài ra, TCT cũng liên doanh với một số công ty, hãng hàng không trong các lĩnh vực phục vụ hàng hóa, suất ăn đạt hiệu quả tƣơng đối cao.

3.1.2.2 Nhân lực:

Cho đến năm 2005, tổng số lao động của Tổng công ty HKVN khoảng 15.000 ngƣời, trong đó lao động thuộc vận tải hàng không chiếm 60%, thuộc các

ngành sản xuất kinh doanh khác chiếm 40%; trình độ trên đại học và đại học chiếm khoảng 35%.

Nhìn chung, trong những năm qua, nguồn nhân lực của Tổng công ty đã lớn mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng lao động đƣợc đào tạo chuyên ngành có trình độ cao; lao động đặc thù hàng không nhƣ ngƣời lái, tiếp viên, kỹ sƣ và thợ kỹ thuật máy bay đƣợc chú trọng phát triển, từng bƣớc giảm số lao động phải thuê nƣớc ngoài, đặc biệt là ngƣời lái.

3.1.2.3 Mạng đƣờng bay:

Đi đôi với quá trình phát triển đội bay, mạng đƣờng bay của Vietnam Airlines cũng đƣợc mở rộng nhanh chóng trong những năm gần đây. Hiện nay Vietnam Airlines đã có mạng đƣờng bay khai thác trực tiếp đến 24 điểm gồm: 12 điểm ở Đông Bắc Á: Hồng công, Đài bắc, Cao hùng, Ô-xa-ca, Tô-ky-ô, Fu-ku-ô-ca, Na-gô-ya, Xơ-un, Bu-san, Quảng châu, Bắc kinh, Côn minh; 07 điểm Đông Nam Á: Băng cốc, Xin-ga-po, Kua-la-lăm-pơ, Ma-ni-la, Viên chăn, Phnôm-pênh và Xiêm riệp; 02 điểm ở Úc: Xít-ni và Men-bơn; 03 điểm ở châu Âu: Mát-xơ-cơ-va, Pa-ri, Phran-phuốc.

Mạng đƣờng bay nội địa của Vietnam Airlines đƣợc tổ chức theo mô hình trục – nan theo suốt chiều dài đất nƣớc, gồm 16 điểm với các trục chính nối 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.

3.1.2.4 Các hợp tác thƣơng mại hiện tại.

Cùng với sự phát triển của mạng đƣờng bay trong giai đoạn hơn 10 năm gần đây, Vietnam Airlines đã chủ động mở rộng hợp tác thƣơng mại với hầu hết các hãng hàng không lớn khai thác đến Việt Nam. Các hình thức hợp tác đa dạng và linh hoạt và đạt đƣợc các mục tiêu “đa dạng sản phẩm bán” và “tăng doanh thu”, bao gồm: hợp tác interlines, liên danh trao đổi chỗ, liên danh mua/bán chỗ/tải, liên doanh.

a) Hợp tác interlines: đến nay đã Vietnam Airlines đã có 140 hợp đồng hợp tác interlines với các hãng hàng không quốc tế phủ khắp trên thế giới. Với các hợp tác này, VN đã có sản phẩm bán đến các thị trƣờng chính trên toàn cầu, doanh thu từ hợp tác này đã đạt hơn 500 tỷ đồng/năm. Thông qua hợp tác interlines, các hãng hàng không khác đã bán sản phẩm của VN với doanh số hàng năm đạt trên 1000 tỷ đồng /năm.

b) Liên danh trao đổi chỗ và liên danh linh hoạt: VN đã hợp tác liên danh trao đổi chỗ và liên danh linh hoạt với các hãng hàng không quốc tế khai thác chính đến Việt Nam nhƣ sau:

- Liên danh trao đổi chỗ và liên danh linh hoạt giữa VN và Japan Airlines trên các đƣờng bay giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hợp tác này đƣợc ký kết và thực hiện từ năm 1996.

- Liên danh trao đổi chỗ giữa VN và Malaysia Airlines trên các đƣờng bay giữa Việt Nam và Ma-lai-xia. Hợp tác này đƣợc ký kết và thực hiện từ năm 2001.

- Liên danh trao đổi chỗ giữa VN và Air France trên các đƣờng bay giữa Việt Nam và Pháp. Hợp tác này đƣợc ký kết và thực hiện từ năm 2004. - Liên danh trao đổi chỗ giữa VN và Qantas trên các đƣờng bay giữa Việt

Nam và Úc. Hợp tác này đƣợc ký kết và thực hiện từ năm 1998.

- Liên danh trao đổi chỗ giữa VN và China Airlines trên các đƣờng bay giữa Việt Nam và Đài Loan và từ Đài Bắc đi Mỹ. Hợp tác này đƣợc ký kết và thực hiện từ năm 1998.

- Liên danh trao đổi chỗ giữa VN và China Southern Airlines trên các đƣờng bay giữa Việt Nam và Quảng Châu, Trung Quốc. Hợp tác này đƣợc ký kết và thực hiện từ năm 2002.

- Liên danh trao đổi chỗ giữa VN và Korean Air trên các đƣờng bay giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Hợp tác này đƣợc ký kết và thực hiện từ năm 2000.

- Liên danh trao đổi chỗ giữa VN và Lao Airlines trên các đƣờng bay giữa Việt Nam và Lào. Hợp tác này đƣợc ký kết và thực hiện từ năm 2000. - Liên danh linh hoạt giữa VN và American Airlines trên các đƣờng bay

giữa Việt Nam và Mỹ qua điểm trung chuyển, trong nội địa Việt nam và nội địa Mỹ. Hợp tác này đƣợc ký kết và thực hiện từ năm 2006.

- Liên danh mua tải: VN đã hợp tác liên danh mua tải với Asian Airlines trên các đƣờng bay giữa Việt Nam và Hàn Quốc và Hàn Quốc đi Mỹ. c) Liên doanh phân chia thu nhập: VN đã hợp tác liên doanh phân chia thu nhập với Korean Airlines trên các đƣờng bay giữa Việt Nam và Hàn Quốc. d) Liên doanh: VN đã hợp tác liên doanh với Cathay Pacific trên các đƣờng bay giữa Việt Nam và Hồng Kông.

Ngoài ra, VN có một số hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo, bảo dƣỡng kỹ thuật với một số hãng hàng không khác.

3.2 Định hƣớng chính sách hợp tác và liên minh của Vietnam Airlines đến năm 2010:

3.2.1 Những thuận lợi và khó khăn:

Định hƣớng phát triển của VNA nói chung và định hƣớng hợp tác liên minh của VNA nói riêng trong những năm tới có nhiều thuận lợi nhƣng không ít khó khăn.

Về thuận lợi, trong những năm tới nền kinh tế Việt Nam hứa hẹn vẫn tăng trƣởng cao với tốc độ 8-8,5% mỗi năm theo định hƣớng tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ, là cơ sở vững chắc cho phát triển hoạt động vận tải hàng không. Việt nam tiếp tục là điểm đến an toàn của các nhà đầu tƣ và khách du lịch với tốc độ tăng trƣởng cao. Quá trình hội nhập khu vực và thế giới diễn ra

theo đúng chƣơng trình hành động của Chính phủ, uy tín và ảnh hƣởng của Việt Nam ngày càng đƣợc nâng cao trong trƣờng quốc tế. Việt nam tham gia APEC, ASEM, WTO; tăng cƣờng quan hệ song phƣơng và đa phƣơng trong khuôn khổ khu vực và toàn cầu, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa của kinh tế thế giới.

Trên thị trƣờng thế giới, xu thế phi điều tiết từng phần, tiến tới từng bƣớc tự do hóa thị trƣờng vận tải hàng không trong khu vực và trên thế giới cũng tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển, mở rộng thị trƣờng vận chuyển hành khách, hàng hóa giữa các quốc gia.

Về khó khăn, trong thời gian vài năm tới hạ tầng sân bay hàng không của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tăng trƣởng cao của thị trƣờng vận tải hàng không. Giá nhiên liệu tăng cao và không ổn định là yêu tố ảnh hƣởng rất lớn đến chi phí đầu vào. Xu thế phi điều tiết từng phần, tự do hóa vận tải hàng không, một mặt tạo ra những cơ hội, nhƣng mặt khác cũng tạo ra thách thức cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Một khó khăn khác không thể không đƣợc nhắc đến là sự ra đời và phát triển ngày càng mạnh mẽ của các hãng hàng không chi phí thấp. Với những ƣu thế riêng có của mình, các hãng hàng không chi phí thấp đã giành một thị phần đáng kể của các hãng hàng không truyền thống nói chung và của VNA nói riêng.

Dự báo thị trƣởng vận tải hàng không của Việt Nam từ nay đến năm 2010 nhƣ sau:

- Hành khách quốc tế tăng trƣởng bình quân là 14% /năm, đạt xấp xỉ 11 triệu khách quốc tế vào năm 2010.

- Hành khách nội địa tăng trƣởng bình quân 13%/năm, đạt xấp xỉ 6,8 triệu khách nội địa vào năm 2010.

3.2.2 Định hƣớng về hợp tác quốc tế và liên minh của Vietnam Airlines đến năm 2010:

Trong chiến lƣợc phát triển của Vietnam Airlines, mục tiêu tổng quát đƣợc đặt ra:

... Tới năm 2010, Vietnam Airlines có mạng đường bay toàn cầu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước với quy mô hoạt động thuộc loại trung bình khá trong khu vực - vận chuyển hàng năm khoảng 10 triệu lượt khách và 190 nghìn tấn hàng hóa; có đội máy bay trẻ thuộc các dòng công nghệ hiện đại với cơ cấu phù hợp với mạng đường bay; công tác khai thác và bảo dưỡng đội máy bay này được đảm nhiệm chủ yếu bằng nội lực; chất lượng sản phẩm và dịch vụ thuộc loại khá trong khu vực, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế đồng thời mang bản sắc văn hóa Việt Nam ...

Kế hoạch hội nhập quốc tế của Vietnam Airlines phải theo chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách quan hệ quốc tế, mở cửa và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nƣớc; tranh thủ đƣợc các nguồn vốn đầu tƣ, chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trƣờng; chủ động tham gia quá trình tự do hóa về vận tải hàng không và thƣơng mại trong điều kiện Việt Nam tham gia AFTA, APEC, WTO,...; đa dạng hóa các hình thức hợp tác để mở rộng thị trƣờng (liên doanh, liên danh, mua/trao đổi chỗ, chia chặng...). Trên tinh thần đó, giai đoạn 2006-2010, kế hoạch hội nhập quốc tế của Vietnam Airlines cần tập trung vào các hƣớng sau đây:

a) Thiết lập, tham gia các liên minh tiếp thị và kết nối mạng đƣờng bay toàn cầu: Trƣớc mắt, chủ động tăng cƣờng hợp tác song phương với một số hãng hàng không lớn ở một số khu vực thị trƣờng chủ chốt, sử dụng các hình thức hợp tác từ các hình thức đơn giản đến phức tạp, tiến tới hợp tác đa phƣơng và toàn cầu, cụ thể là:

- Liên minh tiếp thị trên nguyên tắc có đi có lại, cân bằng về lợi ích, bao gồm: phối hợp mạng đƣờng bay và lịch bay, trao đổi chỗ/tải và liên danh trên một số đƣờng bay có lựa chọn, kết hợp với các chính sách giá cƣớc và các hệ thống phân phối;

- Lựa chọn để tham gia một liên minh hàng không toàn cầu phù hợp, đảm bảo khả năng phát triển của Vietnam Airlines trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh doanh và cạnh tranh của ngành vận tải hàng không thế giới.

- Củng cố và phát triển liên minh tiểu vùng CLMV, chính thức gia nhập Hiệp hội hàng không quốc tế (IATA), tham gia tích cực trong Hiệp hội hàng không châu Á – TBD (AAPA).

b) Liên minh cung ứng khí tài kỹ thuật và bảo dƣỡng sửa chữa máy bay:

- Liên minh cung ứng vật tƣ, khí tài, phƣơng tiện kỹ thuật với các hãng hàng không sử dụng các loại máy bay và phƣơng tiện kỹ thuật tƣơng tự nhƣ Vietnam Airlines nhằm thiết lập kho vật tƣ, khí tài, động cơ dùng chung; - Hợp tác với các hãng hàng không có các loại máy bay nhƣ của Vietnam

Airlines và về địa lý gần với các căn cứ khai thác của Vietnam Airlines trong lĩnh vực cung ứng các dịch vụ kỹ thuật máy bay theo hƣớng chuyên môn hoá các dịch vụ kỹ thuật cung ứng cho nhau nhằm khai thác một cách hiệu quả nhất năng lực kỹ thuật của mỗi bên;

- Lập công ty liên doanh với nƣớc ngoài về sửa chữa, đại tu máy bay, động cơ tại Việt Nam nhằm khai thác thế mạnh của đối tác về công nghệ, trình độ và kinh nghiệm nhằm rút ngắn thời gian chuyển giao công nghệ, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về kỹ thuật máy bay ở Việt Nam.

- Hỗ trợ để duy trì hợp tác hàng không với các hãng hàng không của Lào, Campuchia và các nƣớc trong khu vực.

c) Hợp tác trong lĩnh vực đầu tƣ và đào tạo: Mở rộng hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài có tiềm năng về vốn, công nghệ và thế mạnh về thị trƣờng nhằm

tăng khả năng cạnh tranh các sản phẩm của Vietnam Airlines trên thị trƣờng trong nƣớc và khu vực, từng bƣớc thâm nhập đầu tƣ vào các lĩnh vực sinh lời cao ở trong và ngoài nƣớc. Cụ thể là:

- Tận dụng các cơ hội hợp tác của Nhà nƣớc và của Vietnam Airlines để có đƣợc hỗ trợ sử dụng vốn ODA cho các dự án đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng và các chƣơng trình đào tạo ngƣời lái kỹ thuật, cán bộ quản lý...; - Củng cố các liên doanh hiện có, mở rộng liên doanh với nƣớc ngoài trong

một số lĩnh vực nhƣ sửa chữa máy bay và công nghiệp hàng không, dịch vụ hàng không, kinh doanh xăng dầu...;

- Nghiên cứu khả năng đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài trong các lĩnh vực hàng không và phi hàng không với mục đích sinh lời và mở rộng thị trƣờng kinh doanh của Vietnam Airlines.

- Hợp tác với các trung tâm đào tạo nƣớc ngoài, nhất là các trung tâm đã có quan hệ lâu dài với Vietnam Airlines.

3.2.3 Những giải pháp đảm bảo thành công các chính sách hợp tác và liên minh.

3.2.3.1 Nâng cấp cơ sở hạ tầng sân bay:

Cơ sở hạ tầng sân bay của Việt Nam còn rất yếu kém, năng lực thông qua hạn chế, cơ sở phục vụ khách nối chuyến, transit, transfer hầu nhƣ chƣa có. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu cung ứng dịch vụ thông suốt (seamless service) trong liên minh, Vietnam airlines cần phải kiến nghị lên Chính phủ và Cục hàng không Việt Nam có đầu tƣ thích đáng nâng cấp hai sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất theo tiêu chuẩn quốc tế.

3.2.3.2 Phát triển đội bay.

Căn cứ vào yêu cầu về tải trọng, tầm bay, chiến lƣợc sản phẩm và dịch vụ, đội máy bay của Vietnam Airlines bao gồm 06 loại máy bay sau đây:

- Loại 70 ghế trở xuống (tầm ngắn): sử dụng trên các đƣờng bay nội địa đối với các sân bay không có khả năng tiếp thu máy bay lớn hơn. Loại máy bay đang khai thác ATR72 và Fokker 70.

- Loại 150 ghế (tầm ngắm trung): sử dụng chủ yếu trên các đƣờng bay dƣới 3 giờ bay, nhất là trên mạng đƣờng bay khu vực ASEAN, CLMV, một số đƣờng bay có dung lƣợng thị trƣờng thấp ở Đông Bắc á; trục bay nội địa giữa Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

Loại máy bay đang khai thác có hiệu quả: A321. Tuỳ thuộc thị trƣờng có thể lựa chọn các máy bay thuộc dòng A320 nhƣ: A319; A318.

- Loại 250 ghế (tầm trung): sử dụng chủ yếu trên các đƣờng bay khu vực dƣới 5 giờ bay và phối hợp với loại máy bay 150 ghế khai thác thị trƣờng

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của truyền hình Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)