Giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức và nâng cao hoạt động của

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về tổ chức bộ máy và hoạt động của Kiểm Toán Nhà Nước tại Việt Nam (Trang 34 - 37)

toán Nhà nước

Việc thay đổi tổ chức bộ máy (quyết Số: 916/2005/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về cơ cấu tổ chức Kiểm toán Nhà nước ) và Luật Kiểm toán Nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 là một bước ngoặc trong tiến trình phát triển của Kiểm toán Nhà nước. Do vậy, sẽ không tránh được những thiếu sót và sai lầm trong đó. Để đạt hoàn thiện bộ máy tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động Kiểm toán em xin đưa ra một số giải pháp:

Thứ nhất: Trong hệ thống các văn bản luật Kiểm toán Nhà nước cần xây một hệ thống các hình thức xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm luật của các cá nhân, đơn vị kiểm toán. Bởi trong luật kiểm toán chưa có mục nào nêu rõ điều đó. Có như vậy mới hạn chế được các sai phạm cố ý hoặc vô ý của các cá nhân, đơn vị kiêm toán Nhà nước trong quá trình kiểm toán.

Thứ hai: Hoàn thiện Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước Việt Nam hợp với các quy định của pháp luật. theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế trong lĩnh vực quản lý, kiểm soát các hoạt động tài chính công. Chi tiết hóa theo từng loại hình, từng lĩnh vực hoạt động kiểm toán. Đồng thời,hoàn thiện hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nước theo lộ trình phù hợp với sự phát triển của Kiểm toán nhà nước.

Thứ ba Xây dựng đội ngũ Kiểm toán viên Nhà nước đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp trong sáng

Trước hết phải tiến hành sát hạch cho các Kiểm toán viên, kiểm toán viên nào vượt qua đợt sát hạch sẽ cấp chứng chỉ Kiểm toán viên, chúng chỉ này chỉ nên có giá trị trong 5 năm, hết thời hạn Kiểm toán viên tiếp tục được sát hạch lại. trên cơ sở đó, tiến hành phân loại, đánh giá đội ngũ Kiểm toán viên nhằm xây dựng và tổ chức kế hoạch đào tạo dài hạn, hàng năm.

Đổi mới công tác quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt. thực hiện luân chuyển, điều động cán bộ khung, cán bộ nòng cốt từ Trung ương tới về các khu vực, từ khu vực lâu năm về khu vực mới thành lập nhằm đảm bảo sự cân đối trong lực lượng kiểm toán viên toàn ngành.

Xây dựng thêm chức danh trợ lý kiểm toán viên. hiện quy định phải có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán.tất cả các nước trên thế giới đều có chức danh nàyvà có cơ cấu khoảng 20% trong tổng số Kiểm toán viên.

Xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm tra kiểm soát chặt chẽ chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nhgiệp của Kiểm toán viên

Về mặt số lượng, với mục tiêu tối thiểu đến năm 2010 là 1000 Kiểm toán viên đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyển chọn cán bộ mới.muốn vậy phải tăng

cường năng lực cho trung tâm Khoa học và bồi dưỡng cán bộ, đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo.

Thứ tư, Kiểm toán Nhà nước cần tăng cường mối quan hệ giữa kiểm toán nhà nước với kiểm toán độc lập trong điều kiện thực hiện Luật Kiểm toán Nhà nước nhằm phát huy hết vai trò của công cụ kiểm toán trong nền kinh tế, sử dụng và phát huy tối đa năng lực kiểm toán trong đó Kiểm toán Nhà nước sẽ giữ vai trò chủ đạo. ví dụ như Kiểm toán Nhà nước có thể yêu cầu (uỷ thác hoặc thuê) doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán một số đối tượng nhất định thuộc phạm vi của mình nhưng vì một lý do nào đó mà chưa hoặc không thực hiện kiểm toán (có thể do năng lực chưa đủ đáp ứng hoặc cho rằng việc thuê doanh nghiệp kiểm toán sẽ hiệu quả hơn tuyển thêm nhân viên)

Thứ năm, đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hiện đại hóa Kiểm toán Nhà nước.

Do tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước mang tính đặc thù: số lượng nhân viên mỗi Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và khu vực là rất lớn so với các vụ ở các bộ, ngành khác; Kiểm toán viên thường xuyên phải đi công tác xa cơ quan trên phạm vi vả nước. Tại hầu hết các nước trên thế giới, chi phí cho các hoạt động của kiểm toán viên được xếp vào chi nghiệp vụnhưng tại Việt Nam định mức sử dụng kinh phí cho hoạt động của Kiểm toán Nhà nước vẫn chỉ được tính toán và cấp phát như ở các ngành khác. Vì vậy, hàng năm kinh phí không đủ chi, làm hạn chế hoạt động của Kiểm toán Nhà nước. Để khắc phục, cần xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu cho phù hợp với đặc thù ngành kiểm toán, đề nghị với nhà nước có chế độ ưu tiên thích đáng trong việc xây dựng trụ sở, trang thiết bị làm việc, hạ tầng công nghệ thông tin.

Tiếp tục xây dựng, trang bị đầy đủ trụ sở cho Kiểm toán Nhà nước ở Trung ương và Kiểm toán Nhà nước ở các khu vực. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và triển khai tin học hóa các hoạt động quản lý, nâng cấp hệ thống thông tin điện tử; xây dựng trang WEB của Kiểm toán Nhà nước nhằm giới thiệu, tuyên truyền, công khai hoạt động của Kiểm toán Nhà nước với nhân dân và bạn bè quốc tế

Thứ sáu, Xây dựng chiến lược hội nhậpvà hợp tác quốc tế. Tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ đã có; mở rộng đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả các mối quan hệ, các hình thức hợp tác xong phương và đa phương với hai tổ chức INTOSAI, ASOSAI và với cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong khu vực và trên thế giới. thực hiện lộ trình hội nhập: giai đoạn 2006 – 2010 giai đoạn hội nhập tích cực và phấn đấu lên 2020 Kiểm toán Nhà nước Việt Nam có thể hoàn toàn hội nhập với các nước trên thế giới.

Kết luận

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam được thành lập năm 1994, trong điều kiện không có tổ chức tiền thân và kinh doanh kiểm toán ở Việt Nam mới được hình thành. Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước đã có vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước. là cơ quan có quyền kiểm toán tối cao. Luật Kiểm toán Nhà nước được Quốc hội khoá 11 thông qua và có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 01 năm 2006 mở ra một giai đoạn phát triển mới của KTNN, với vị thế là cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Đồng thời, các nghị quyết, nghị định, chuẩn mực về kiểm toán cũng được soạn thảo và ban hành làm cho tổ chức và hoạt động kiểm toán ngày càng hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả.

Địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước càng cao thì thì trọng trách đặt lên vai cơ quan này càng lớn. Vì vậy, đòi hỏi nâng cao hơn nữa địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước luôn phỉa đi đôi với sự lớn mạnh và phát triển không ngừng của tổ chức bộ máy và hoạt động của cơ quan.

Trong thực tế đặc biệt hiện nay, về thực trạng nền kinh tế trong nước, về mức độ phát triển của Việt Nam so với thê giới, và đặc biệt là so sánh tương quan giữa mục tiêu phát triển Đất nước và thực tế nấc thang phát triển của mình thì nhất thiết phải củng cố, tăng cường hoạt động kiểm toán, cụ thể là Kiểm toán Nhà nước.Để công cuộc cải cách hành chính của đất nước ta được thành công bước đầu thì phải có sự tham gia tích cực của Kiểm toán Nhà nước ở mọi nơi, mọi lúc.

Hòa cùng xu hướng trên của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam nói riêng, của Kiểm toán Nhà nước trên thế giới nói chung, em xin đưa ra một số ý kiến góp phần hoàn thiện tổ chức bộ máy và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam. Với mong muốn khắc phục tối đa những hạn chế trong hoạt động Kiểm toán Nhà nước và kiểm toán nói riêng, của nền kinh tế đát nước nói chung, nâng dần vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lý thuyết kiểm toán

(GS.TS Nguyễn Quang Quynh- khoa Kế Toán-Đại học KTQD) 2. Tạp chí Kiểm toán

3. Các quy định pháp luật về Kiểm toán (Nhà xuất bản lao động Hà Nội 2001)

4. Tuyên bố lima – Hội thảo – INTOSAI 30.10.2001- Hà Nội

5. Chức năng nhiệm vụ và địa vị của Kiểm toán Nhà nước Cộng hòa Liên Bang Đức trong cơ cấu Nhà nước

(Tài liệu Kiểm toán Nhà nước cung cấp)

6. Chức năng nhiệm vụ và địa vị của Kiểm toán Nhà nước Cộng hòa Liên Bang Nga trong cơ cấu Nhà nước

(Tài liệu Kiểm toán Nhà nước cung cấp) 7. Kiểm toán Nhànước

(Ngày 15/09/2005 Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Nghị Định số 70/CP ngày 11 tháng 7 năm 1994 của Chính Phủ 8. Nghị định số 61/TTG ngày 24/1/1995

9. Nghị định số 93/2003/NĐ-CP ngày 13/8/2003

10.Quyết định số: 916/2005/NQ-UBTVQH11 Ngày 15/09/2005 11.Quyết định Số: 931/QĐ-KTNN Ngày 31 tháng 7 năm 2008 12.Quyết định số 06/1999/QĐ-KTNN

13.Quyết định số 03/2007/QĐ-KTNN của KTNN ngày 26 tháng 7 năm 2007 14. Tài liệu trên trang WEB http://www.kiemtoan.com.vn

15. Tài liệu trên trang WEB http://www.thuvienphapluat.com

16. Tài liệu trên trang WEB http://www.kiemtoannn.vn 17. Tài liệu trên trang WEB http://www.intosai.com 18. Tài liệu trên trang WEB http://www.vnn.vn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về tổ chức bộ máy và hoạt động của Kiểm Toán Nhà Nước tại Việt Nam (Trang 34 - 37)