• Hiện nay, có nhiều loại cationit và anionit khác nhau được sử dụng ở quy mô công nghiệp. Bản chất hóa học của các ionit là các hạt nhựa tổng hợp đã gắn sẵng các ion. Thường gặp nhất là nhựa Polystyrene_ diviylbenzen.
•
• Khi ta thực hiện phản ứng polymer hóa styrene sẽ tạo ra sản phẩm là các sợi polystyrene mạch thẳng. Nếu ta thực hiện phản ứng polymer hóa khi có mặt cả styrene và divinylbenzene thì các phản tử divinyl bezebe sẽ tạo nên những cầu nối để liên kết các mạch polystyrene lại với nhay, từ đó hình thành nên mạng lưới không gian ba chiều và tạo nên cấu trúc đặc trưng cho nhựa polystyrene divinylbezene
• Tỷ lệ hàm lượng divinylbezene trong hỗn hợp các chất tham gia phản ứng polymer hóa sẽ ảnh hưởng quyết định đến tính chất của nhựa polystyrene- divinylbezene. Thông thường, tỷ lệ này chiếm từ 6%-15%
• Cationit: Để tạo nên cationit, người ta có thể gắn một số chất hóa học lên các hạt nhựa polystyrene-divinylbezene, ví dụ như acid sulfonic
o Do các acid sulfonic dễ dàng bị phân ly thành _SO3- và H+ nên khả năng trao đổi cation của cationit là rất cao. Loại cationit này thường được sử dụng trong xử lý nước để tách các ion kim loại như Ca2+, Mg2+...
o Ngoài ra , để tạo nên các cationit có khả năng trao đổi yếu hơn, người ta thường sử dụng nhóm carboxylic. Nhóm này sẽ không được gắn trực tiếp lên vòng bezene trong cấu trúc của hạt nhựa mà sẽ được gắn với mạch carbon apliphatic. Để thực hiện điều này, người ta đồng trùng hợp một acid hữu cơ không bão hòa với divinylbezene:
• Anionit: Để tao nên anionit, người ta gắn lên vòng bezene của các hạt nhựa
polystyrene-divinylbezene một nhóm amine. Trước tiên, ta cần thực hiện phản ứng chloromethyl hóa polystyrene – divinylbezene, sau đó xử lý sản phẩm với amine bậc 1, 2, 3 hoặc với NH3. Dưới đây là sơ đồ phản ứng sử dụng amine bậc 3:
• Tùy thuộc vào tác nhân sử dụng là ammoniac hoặc amin bậc 1, 2 hoặc 3 mà sản phẩm anioit sẽ có các mức độ phân ly mạnh hay yếu