0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Trời xan hở Hà Tĩnh, ở Quảng Bình, trời xan hở Nghệ An, ở Vĩnh Linh

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ BIỂU TRƯNG CỦA TRỜI XANH TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN (Trang 28 -28 )

một nghìn rưởi đêm ngày tuyến lửa.

Trời xanh trên tất cả mọi nơi hôm qua còn rú gầm cái chết văn minh: Lân

tinh, cực nhanh, từ trường, toạ độ…” (Nghĩ suy 68) Những khoảng trời nơi đầu tuyến lửa ấy là những nơi mà các chiến sĩ của ta đã gửi lại tuổi thanh xuân, vĩnh viễn “giã từ cái sứ có sắc xanh trời và môi đỏ các màu hoa” và cũng là nơi đã vang dội những chiến công hùng ca của một dân tộc ngoan cường.

7: Trời xanh biểu trưng cho quá khứ.

Chế Lan Viên trong thơ có hai thời kì ông tìm về quá khứ. Đó là thời kì “Điêu tàn” và thời kì viết “Di cảo thơ”. Ở “Điêu tàn” ta gặp một Lan Viên than khóc, rên rỉ nỗi sầu vong quốc và ca ngợi quá khứ huy hoàng của nước non Chiêm. Đó là đền đài cung điện nguy nga “Những đền đài tuyệt mĩ dưới

trời xanh”. Đó là quá khứ với dáng thướt tha bay lượn của người Chiêm nữ

diễm kiều:

Ngữ văn

Cánh đôi nàng Chiêm nữ lướt trời mưa”

(Một đêm sầu) Trong “Đối thoại mới” bên cạnh những bài thơ tiếp tục hơi thơ khoẻ khoắn của những bài thơ đánh giặc còn phải kể đến những bài thơ trăn trở, đúc kết về nghề nghiệp của tác giả. Trong dòng cảm xúc trăn trở ấy có khi quá khứ lại được gợi lên từ một sắc trời xanh.

“Chính từ phía trời xanh từ phía ấy

Trời xanh tuổi thơ, trời xanh cu gáy…”

(Nghìn rưởi ngày đêm) Và phải đến tận “Di cảo thơ” khi cuộc đời đã ngả dần về phía núi thì quá khứ lại hiện về ẩn qua sắc biếc của bầu trời cao với những nỗi nhớ nhung, những sự bất an đọc lên nghe xao xác nao lòng:

Nhớ biển miền Trung tiếng sóng đùa Nhớ nhà cha mẹ, cảnh trường xưa… Nhớ chao ôi nhớ! Trời xanh thế! Gà lại dồn thêm tiếng gáy trưa!

(Nhớ tuổi thơ) Thơ Chế Lan Viên luôn vận động biến đổi qua từng giai đoạn. Điều này thể hiện rõ ở mỗi thời kì, theo mỗi tâm trạng nhà thơ lại nhìn về một quá khứ khác nhau. Nhưng tất cả những quá khứ đã làm ông suy nghĩ ấy đều phản ánh khá chân thực một hồn thơ độc đáo, cá tính và sáng tạo.

8: Trời xanh biểu trưng cho một góc con người thi sĩ.

Đọc thơ Chế Lan Viên, chúng ta hiểu về ông với một tâm hồn thi sĩ ánh lên một vẻ đẹp riêng. Đó là một hồn thơ say sưa suy tưởng, mải mê triết lí, đi tìm những vẻ đẹp ẩn dấu chất trí tuệ trong từng biểu tượng, hình ảnh nhưng cũng là nhà thơ mang nỗi cô đơn và bị ám ảnh bởi nỗi cô đơn.

Hãy gác lại một góc trời xanh tâm hồn ta lại đó Thắng giặc rồi ta sẽ về suy tưởng với trời sao (Phác thảo cho một trận đánh, một bài thơ diệt Mĩ)

Ngữ văn

“Góc trời xanh” mà Chế Lan Viên nói đến ở đây chính là sự tự do của tâm hồn thi sĩ. Tự do ấy sẽ đưa Lan Viên đến với hồn thơ suy tưởng đặc trưng nhất của mình. Nhưng Chế Lan Viên cũng cô đơn như nhiều thi sĩ khác. Cô đơn trong tình yêu và cô đơn trong cuộc đời.

“Để lại trời bên cửa

Một màu xanh xanh xanh”

(Nhớ em nơi huyện nhỏ) Đó là sự nhớ nhung, cô đơn cụ thể là vắng em và tưởng tượng hình ảnh “em than yêu” đang ở bên mình. Tỉnh ra mới thấy chỉ vẻn vẹn một bầu trời xanh bên cửa sổ. Ngay giữa quê hương, giữa cuộc đời mà thi sĩ vẫn thấy cô đơn. Nỗi cô đơn trở đi trở lại khi ít khi nhiều như một niềm ám ảnh.

“Cây trong vườn, nước ngoài sóng, mây trên trời đều giống quê ta Đây có lắm trời xanh nhưng vắng mẹ

Nhưng ở Miền Nam, mẹ đâu còn đấy nữa…”

(Giống quê ta)

Đó là cái cảm thức thấy mình cô đơn ngay giữa những cái thân thuộc. Nó là cảm thức khá tiêu biểu cho những tâm hồn nghệ sĩ. Bất cứ thời nào, dù bất cứ ở đâu thi sĩ không thể tránh khỏi nỗi buồn. Nỗi buồn đeo đẳng họ như một nỗi buồn cô đơn truyền kiếp.

Tiểu kết:

Sự xuất hiện của tín hiệu thẩm mĩ trời xanh trong thơ Chế Lan Viên có tần số lớn. Và luôn biến đổi, tự làm mới mình qua từng nét nghĩa biểu trưng nhau. Điều này thống nhất với phong cách của thơ Chế Lan Viên tất cả từ cảm xúc, hình ảnh nghệ thuật trong thơ đều luôn biến động, vận động không ngừng. Chính sự đa dạng trong nét nghĩa biểu trưng của tín hiệu trời xanh đã đánh giá to lớn sức sáng tạo đến ngạc nhiên của một cây bút tiêu biểu xuất sắc trong văn đàn thi ca dân tộc.

Ngữ văn


Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ BIỂU TRƯNG CỦA TRỜI XANH TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN (Trang 28 -28 )

×