Tính chất của nguyên liệu bột giấy hóa nhiệt cơ từ đay sau thu hoạch

Một phần của tài liệu nghiên cứu phương pháp bảo quản đay cho sản xuất bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng (p-rc-apmp) (Trang 28)

Theo nhận xét của người trồng đay, đay nguyên liệu năm nay cho năng suất thấp hơn (khoảng trên 20 tấn/ha) và kích thước của cây đay cũng nhỏ hơn các vụ

thu hoạch trước. Đay sau thu hoạch được lấy mẫu đại diện, phơi khô dùng cho phân tích tính chất hóa lý và sản xuất bột giấy cơ học tẩy trắng theo công nghệ P-RC- APMP

3.4.1 Tính cht vt lý và hoá hc ca nguyên liu

Tính chất vật lý của đay sau thu hoạch được chỉ ra trong bảng 3.6

Bảng 3.6 Tính chất vật lý của đay sau thu hoạch

STT Các thông số Kết quả

1 Tỷ trọng, kg/m3 196

2 Tỷ lệ vỏ, % 33,8

Do đay thuộc họ cây thân thảo, mọc thường niên nên tỷ trọng của cây thấp : 196kg/m3. Tỷ trọng của nguyên liệu thấp có thể sẽ thuận lợi cho sản xuất bột cơ học do nguyên liệu này khá “mềm” nên tiết kiệm năng lượng nghiền. Vỏđay có sợi dài và bền, chiếm tới gần 34% khối lượng của nguyên liệu, do đó mà bột giấy nhận

được có độ bền cơ học tương đối cao.

Tính chất hóa học của đay sau thu hoạch được xác định cho toàn bộ cây đay, các kết quảđược chỉ ra trong bảng 3.7

Bảng 3.7 Tính chất hóa học của đay sau thu hoạch

STT Thành phần hoá học Kết quả

1 Hàm lượng xenlulo, % 49,1

2 Hàm lượng lignin, % 19,4

3 Hàm lượng pentozan, % 21,2

4 Hàm lượng các chất tan trong axeton,% 1,87

5 Hàm lượng tro,% 3,0

6 Hàm lượng các chất tan trong NaOH 1%, % 30,0 7 Hàm lượng các chất tan trong nước nóng, % 7,46 8 Hàm lượng các chất tan trong nước lạnh, % 6,10

Kết quả trong bảng 3.7 cho thấy hàm lượng xenluylô của đay tương đương với với nguyên liệu gỗ cứng, trong khi đó hàm lượng lignin và pentozan lại thấp hơn.

Một điểm rất đặc trưng của nguyên liệu thân thảo là hàm lượng các chất vô cơ khá cao (3,0%), gấp nhiều lần so với nguyên liệu gỗ. Hàm lượng các chất hòa tan trong nước cũng cao hơn nhiều so với gỗ. Đặc biệt là hàm lượng các chất tan trong dung dịch xút loãng (NaOH) rất cao (30%). Điều này cho thấy nguyên liệu khó bảo quản và dễ bị phân huỷ bởi nấm mốc và côn trùng. Trong sản xuất bột giấy (cả bột giấy hoá học và cơ học tẩy trắng) sẽ tiêu haohoá chất nhiều hơn, hiệu suất bột giấy thấp hơn. Nhưng hàm lượng các chất tan trong dung môi axeton chỉ bằng một nửa của gỗ keo tai tượng. Đây cũng là đặc trưng của nguyên liệu thân thảo: hàm lượng các hợp chất phân tử lượng thấp khá lớn...

3.4.2 Tính cht ca bt giy hoá cơ ty trng t nguyên liu đay

Nguyên liệu đay sau thu hoạch được tiến hành sản xuất bột giấy hoá nhiệt cơ

tẩy trắng theo công nghệ P-RC-APMP theo đúng quy trình đã được thiết lập. Bột giấy sau tẩy trắng được xác định độ trắng, hiệu suất và tính chất cơ lý, kết quảđược chỉ ra trong bảng 3.8.

Bảng 3.8 Tính chất của bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng từ nguyên liệu đay

STT Các thông số Kết quả 1 Hiệu suất, % 81,4 2 Độ trắng ISO, % 77,2 3 Chiều dài đứt, m 5290 4 Chỉ sốđộ bền xé, mN.m2/g 4,7 5 Chỉ sốđộ chịu bục, kPa.m2/g 2,3 Kết quả trong bảng 3.8 cho thấy bột giấy cơ học tẩy trắng từ đay sản xuất theo công nghệ P-RC-APMP và độ bền cơ học tương đối cao. Hiệu suất đạt trên 80% và độ trắng ISO đạt 77,2%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phương pháp bảo quản đay cho sản xuất bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng (p-rc-apmp) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)