Quá trình hiếu khí

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Ngọc Tân Kiên (Trang 27 - 29)

Quá trình xử lý sinh học hiếu khí được ứng dụng có hiệu quả cao đối với nước thải có hàm lượng BOD5 thấp như nước thải sinh hoạt sau xử lý cơ học và nước thải của các ngành công nghiệp bị ô nhiễm hữu cơ ở mức độ thấp ( BOD5 < 1000 mg/l). Tùy theo cách cung cấp oxi mà quá trình xử lý sinh học hiếu khí được chia thành hai loại:

Xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện tự nhiên (oxy được cung cấp từ không khí tự nhiên) với các công trình tương ứng như: cánh đồng tưới, cánh đồng lọc, hồ sinh vật, đất ngập nước, …

Xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo ( oxy được cung cấp bởi các thiết bị sục khí cưỡng bức, thiết bị khuấy trộn cơ giới, …) với các quá trình và công trình tương ứng như sau:

Quá trình vi sinh vật tăng trưởng lơ lửng: − Bể bùn hoạt tính thổi khí (Aerotank) − Mương oxy hóa

− Hồ sinh học

Quá trình vi sinh vật tăng trưởng dính bám:

− Bể lọc sinh học nhỏ giọt

− Tháp lọc sinh học

− Bể lọc sinh học tiếp xúc dạng đĩa quay (RBC)  Quá trình kết hợp: Bể lọc sinh học hiếu khí tiếp xúc ( có cấu tạo và nguyên tắc hoạt động giống bể Aerotank nhưng bên trong bể có trang bị thêm các vật liệu tiếp xúc để làm giá thể cho các vi sinh vật dính bám

Bể bùn hoạt tính với vi sinh vật sinh trưởng lơ lửng:

Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng, quá trình phân hủy xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục. Việc sục khí nhằm đảm bảo các yêu cầu cung cấp đủ lượng oxy một cách liên tục và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng. Nồng độ oxy hòa tan trong nước ra khỏi bể lắng đợt 2 không được nhỏ hơn 2mg/L.

Để thiết kế và vận hành hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí một cách hiệu quả cần phải hiểu rõ vai trò quan trọng của quần thể vi sinh vật. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để có thể chuyển hóa thành tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị oxy hóa hoàn toàn thành CO2, H2O,NO3−, 2

4

SO −, …

Một cách tổng quát, vi sinh tồn tại trong hệ thống bùn hoạt tính bao gồm

Pseudomonas, Achromobacter, Flacobacterium, Bdellovibro, Zoogleoa, Nocardia, Mycobacterium và hai loại vi khuẩn nitrate hóa Nitrosomonas và Nitrobacter. Thêm vào đó nhiều loại vi kuẩn dạng sợi như Sphaerotilus, Beggiatoa, Thiothrix, Lecicothrix và Geotrichum cũng tồn tại.

Yêu cầu chung khi vận hành hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí là nước thải đưa vào hệ thống cần có hàm lượng SS không vượt quá 150 mg/l, hàm lượng sản phẩm dầu mỏ không quá 25 mg/l, pH = 6,5 - 8,5, nhiệt độ 6 – 370C. Một số sơ đồ hệ thống bùn hoạt tính sinh trưởng lơ lửng được trình bày trong hình 3.8.

− Bể lọc sinh học nhỏ giọt (Trickling filter).

Bể lọc sinh học nhỏ giọt là một thiết bị phản ứng sinh học trong đó các vi sinh vật sinh trưởng cố định trên các vật liệu lọc. Bể lọc hiện đại bao gồm một lớp vật liệu dễ thấm nước với vi sinh vật kết dính trên đó. Nước thải đi qua lớp vật liệu này sẽ thấm hay nhỏ giọt lên đó. Vật liệu thường là đá dăm hoặc các vật liệu tổng hợp. Nếu vật liệu lọc là đá hoặc sỏi thì kích thước hạt dao động trong khoảng 25-100 mm, chiều sâu lớp vật liệu dao động trong khoảng 0,9-2 m, trung bình là 1,8 m. Bể lọc với vật

liệu là đá dăm thường có dạng tròn. Nước thải được phân phối đều lên lớp vật liệu nhờ hệ thông phân phối. Bể lọc với vật liệu lọc là chất dẻo tổng hợp thì có chiều cao từ 4- 12 m. Ba dạng vật liệu lọc tổng hợp thường dùng là: (1) vật liệu tạo dòng chảy thẳng đứng; (2) vật liệu tạo dòng chảy ngang; (3) vật liệu tạo dòng chảy ngẫu nhiên.

Chất hữu cơ sẽ bị phân hủy bởi quần thể vi sinh vật dính kết trên lớp vật liệu lọc. Các chất hữu cơ có trong nước thải bị hấp thụ vào màng vi sinh vật dày 0,1-0,2 mm và bị phân hủy bởi vi sinh vật hiếu khí. Khi vi sinh vật sinh trưởng và phát triển, bề dày lớp màng tăng lên do đó oxy bị tiêu thụ trước khi khuếch tán hết chiều dày lớp màng vi sinh. Như vậy môi trường kỵ khí hình thành ngay sát màng vật liệu lọc.

Khi chiều dày lớp màng tăng lên, quá trình đồng hóa chất hữu cơ xảy ra trước khi chúng tiếp xúc với vi sinh vật ở gần vật liệu lọc. Kết quả là vi cinh vật ở đây bị phân hủy nội bào, không còn khả năng bám dính trên bề mặt vật liệu lọc và bị rửa trôi.

Hình 3.4: Cấu tạo bể lọc sinh học nhỏ giọt.

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Ngọc Tân Kiên (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w