Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân tạo điều kiện giải quyết sự bất bình đẳng giữa các vùng trong nền kinh tế.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là quá trình sắp xếp lại tỷ trọng các ngành, các loại hình doanh nghiệp theo hướng tăng cường các ngành, các loại hình doanh nghiệp có trình độ khoa học công nghệ cao hơn, tiên tiến hơn, từ đó tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành sẽ bố trí lại lãnh thổ, đô thị hoá nông thôn, miền núi, sẽ tạo ra sự phát triển bình đẳng giữa các vùng, đưa miền núi tiến kịp với miền xuôi, đồng thời qua đó đẩy nhanh sự phát triển của toàn nền kinh tế.
1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm cho Sơn La
1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một tỉnh là sự vận động phát triển của các ngành làm thay đổi vị trí, tương quan tỷ lệ và mối quan hệ, tương tác giữa chúng theo thời gian và không gian, dưới tác động của những yếu tố kinh tế - xã hội nhất định trong và ngoài tỉnh.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một tỉnh là sự thay đổi có mục đích, có định hướng của các ngành kinh tế của tỉnh từ trạng thái này sang trạng thái khác hợp lý và có hiệu quả hơn căn cứ trên cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực tiễn của đất nước nói chung và điều kiện thực tiễn riêng của từng tỉnh trong từng thời kỳ.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một tỉnh miền núi có những đặc điểm sau:
Một là, cơ cấu kinh tế của một tỉnh miền núi về nông nghiệp phải chuyển dịch theo phương hướng chuyển dịch chung của cả nước, theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chịu sự tác động chung của các nhân tố của cả nước.
Hai là, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một tỉnh miền núi là nông nghiệp có thể dựa trên lợi thế chủ yếu là nguồn lao động dồi dào giá rẻ, tài nguyên khoáng sản.
Ba là, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một tỉnh miền núi sẽ gặp khó khăn về vốn, khoa học - công nghệ, thiếu lao động có trình độ cao nên việc phát triển các ngành này cần có sự cân nhắc theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho phát triển các ngành kinh tế khác trong tỉnh.
Bốn là, hầu hết các tỉnh miền núi mới chỉ bắt đầu thực hiện sự chuyển dịch. Năm là, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một tỉnh miền núi có thể sử dụng các chỉ tiêu chung để đánh giá.
Sáu là, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một tỉnh miền núi vừa chịu ảnh hưởng của những nhân tố chung vừa chịu ảnh hưởng của những nhân tố riêng, đặc thù của tỉnh.
1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành có tính điển hình ở một số địa phương phương
1.3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Lào Cai
Lào Cai là vùng cao biên giới, có nhiều dân tộc. Diện tích tự nhiên 8.049km2. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém, trình độ dân trí thấp, tình trạng du canh du cư chưa được khắc phục, nền kinh tế tuy có tăng trưởng nhưng còn nhiều yếu tố bấp bênh, chưa ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tiềm năng đa dạng nhưng thiếu nguồn đầu tư, kinh tế đối ngoại chậm phát triển.
Trong mấy năm qua Lào Cai đã quyết tâm vươn lên để xoá đói giảm nghèo, đưa nền kinh tế Lào Cai từng bước phát triển, không bị tụt hậu quá xa so với nền kinh tế vùng Đông Bắc cũng như cả nước.
- Khu vực nông nghiệp nông thôn được coi là trọng tâm, chỉ đạo để xoá bỏ nền kinh tế tiểu nông, độc canh, tự cấp, tự túc để chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, trên cơ sở khai thác các lợi thế và tiềm năng về du lịch, đất đai và lao động. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải kết hợp hài hoà giữa hiệu quả kinh tế với xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, gắn liền với nhiệm vụ củng cố và giữ gìn an ninh
quốc phòng. Cơ cấu kinh tế ngành của Lào Cai: Nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ; năm 2008 đạt tỷ lệ 41% - 35% - 24%.
- Về sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp; đã khuyến khích việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là giống mới có năng suất để tăng sản lượng lúa, ngô. Giảm dần diện tích loại cây trồng trên đất dốc như lúa nương, sắn... để chuyển trả lại cho đất rừng hoặc trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao phù hợp vùng sinh thái. Đã tập trung đầu tư tạo vùng nguyên liệu và cây trồng có ưu thế để tăng sản phẩm hàng hoá. Hình thành vùng cây ăn quả; ở nơi cao khí hậu mát quanh năm thì trồng cây ôn đới: mận, táo, lê, dâu tây, nho; ở nơi thấp phát triển cây nhãn, vải, hồi, chuối tiêu; chú trọng cây chè, đậu tương, mía, cây dược liệu.
Trong chăn nuôi đã chú trọng khâu cải tạo giống và nhân giống tại địa phương để tăng sản lượng và chất lượng. Gắn dự án phát triển nông - lâm nghiệp với công tác dịch vụ, định canh, định cư. Lựa chọn những loại cây trồng lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao. Quan tâm đầu tư rừng đặc dụng và rừng đầu nguồn... Thực hiện việc giao đất, giao rừng đến từng hộ, từng bước hoàn tất thủ tục, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
- Về sản xuất công nghiệp: Phát triển công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu có quy mô phù hợp và lựa chọn công nghệ tiên tiến. Trước mắt đầu tư khai thác những cơ sở công nghiệp đã có thể khai thác triệt để năng lực thiết bị, đồng thời xúc tiến nghiên cứu các dự án khả thi cho một số sản phẩm mới. Đối với ngành nghề thủ công, cần khai thác ngành nghề truyền thống, đặc biệt là hàng hoá của đồng bào các dân tộc; từng bước vươn lên sản xuất hàng xuất khẩu.
- Về dịch vụ: đối với cơ sở thương nghiệp quốc doanh, tiến hành củng cố theo hướng giảm dần đầu mối, nhưng màng lưới thì mở rộng đến các cụm xã. Đầu tư, khai thác những cụm kinh tế quan trọng (cửa khẩu quốc tế Lào Cai và thị trấn Sapa), ưu tiên đầu tư những điểm tham quan du lịch.
Nghiên cứu khai thác, mở rộng thị trường, đặc biệt là đối với Trung Quốc; đối với thị trường trong nước, Lào Cai chú trọng thị trường vùng Đông Bắc, các tỉnh phía Nam... tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quan hệ giao lưu, có chính sách hỗ trợ đối với người sản xuất, trợ giá vận chuyển hàng hoá, bao tiêu
sản phẩm cho nhà sản xuất, miễn thuế đối với mặt hàng sản xuất ra khó tiêu thụ... góp phần kích thích thị trường phát triển.
Nét nổi bật trong hoạt động thương mại, du lịch của Lào Cai là tổ chức xúc tiến, giao lưu, quảng bá thông qua tổ chức các hội chợ, lễ hội.
Vị trí, thiên nhiên ban tặng cho Lào Cai tiềm năng, lợi thế du lịch. Đến nay tỉnh đã có những quy hoạch cơ bản mạng lưới du lịch, với những tuyến, điểm, quần thể, trung tâm như: Sapa, Bắc Hà, thị xã Lào Cai.
Công tác phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đã được coi trọng, đã chú trọng đầu tư cho vùng cao về giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, điện, trường học, trạm xá, trồng rừng, chợ, cơ sở sản xuất, dịch vụ...
Huy động vốn từ các nguồn khác nhau, từ nội bộ nền kinh tế, từ các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, huy động vốn từ dân, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Để phát triển nguồn nhân lực, tỉnh Lào Cai thực hiện phổ cập giáo dục, có chính sách cho con em đồng bào dân tộc ít người. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của các già làng, trưởng bản. Có chế độ ưu tiên thoả đáng đối với các cán bộ khoa học - kỹ thuật, cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý Nhà nước công tác ở vùng sâu, vùng sâu có nhiều khó khăn.
Để quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành có hiệu quả và đúng hướng. Tỉnh Lào Cai tăng cường hiệu lực lãnh đạo của hệ thống chính trị, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước [28].
Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những nội dung cốt lõi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu kinh tế luôn vận động, nhưng là sự vận động trong mỗi quan hệ cân đối, ổn định. Các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế luôn biến đổi, phá vỡ cân đối và nó lại điều chỉnh cân đối để tạo ra sự ổn định. Bởi vậy, yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một tất yếu khách quan. Cơ cấu kinh tế được hình thành và phát triển từ điều kiện tự nhiên, sự phát triển của lực lượng sản xuất, và quan hệ kinh tế thị trường. Cơ cấu kinh tế hình thành và phát triển theo quy luật khách quan. Sự chuyển cơ cấu kinh tế nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào sự phát triển quan hệ kinh tế
thị trường, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Vai trò chủ quan của con người khi xác lập cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ chỉ hợp lý khi thông qua nhận thức ngày càng sâu sắc, phản ánh đúng được sự vận động của quy luật kinh tế. Để có được tính hiệu quả kinh tế - xã hội cao, con người cần nhận thức những quy luật chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời thúc đẩy quy luật vận động nhanh một cách hợp lý.
1.3.2.2. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Yên Bái
Yên Bái cửa ngõ vùng Tây Bắc, cầu nối trung tâm các tỉnh miền núi trung du phía Bắc nước ta. Vượt qua những khó khăn của một tỉnh miền núi Yên Bái đã không ngừng vươn lên, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH với mục tiêu đưa Yên Bái trở thành tỉnh phát triển toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân gần 13%, đứng thứ tư trong các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.
Về giá trị sản xuất toàn ngành nông - lâm - thuỷ sản bình quân tăng 5,64%/năm. Kinh tế trang trại được chú trọng và phát triển. Việc thâm canh lúa trên đất dốc ở vùng cao, chuyên canh ở vùng thấp đã đuợc Yên Bái vận dụng tốt và hiệu quả. Mở rộng thêm một số vùng sản xuất chuyên canh có quy mô lớn về diện tích và sản phẩm gắn với chế biến và thị trường. Nổi bật là vùng lúa năng suất, chất lượng cao ở thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, đưa sản lượng lương thực bình quân đầu người từ 227 kg năm 2006 tăng lên năm 2010 là 318 kg.
Phát huy được tiềm năng thế mạnh từ kinh tế rừng và đẩy mạnh trồng rừng, đã tạo được vùng sản xuất nguyên liệu giấy, gỗ công nghiệp chế biến lớn của tỉnh và trở thành tỉnh dẫn đầu của vùng về trồng rừng sản xuất ở nhiều nơi, sản xuất lâm nghiệp đã trở thành nghề chính và làm giàu được từ rừng. Vùng quế đặc sản ở huyện Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn tiếp tục phát triển mạnh hơn với 27.000ha, gắn với cơ sở chế biến công nghiệp tập trung với quy mô phù hợp, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập của người trồng quế. Vùng trồng măng tre Bát Độ ở huyện Trấn Yên đuợc mở rộng và phát huy có hiệu quả, mang lại thu nhập tốt hơn cho người dân.
Tỉnh cũng đã xác định công nghiệp là khâu đột phá trong phát triển kinh tế của tỉnh. Yên Bái tập trung vào khai thác các tiềm năng, lợi thế về tài nguyên và lao động để phát triển công nghiệp, tổ chức thực hiện chính sách thu hút đầu tư, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất. Nhiều dự án công nghiệp đã đưa vào sản xuất như hai nhà máy xi măng lò quay với tổng công suất 1,2 triệu tấn/năm, các nhà máy khai thác, chế biến đá bột với tổng công suất 450 nghìn tấn/năm. Đến nay, tỉnh đã quy hoạch, xây dựng năm khu và 12 cụm công nghiệp tập trung với tổng diện tích hơn 2.000ha, đã có 53 dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp với tổng vốn đăng ký 2.355 tỷ đồng.
Thương mại, dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao, sản phẩm đa dạng, chất lượng được đảm bảo. Việc tỉnh xây dựng và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng đã góp phần thu hút các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hoạt động tài chính, tín dụng đạt được nhiều kết quả tốt.
1.3.2.3. Bài học cho Sơn La từ kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh
Từ những thành công và chưa thành công của một số tỉnh, có thể rút ra một số bài học cho Sơn La như sau:
- Phải có chiến lược quy hoạch sản xuất phù hợp với lợi thế của tỉnh, phù hợp với yêu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh. Mở rộng sản xuất những ngành mà tỉnh có lợi thế so sánh. Xây dựng được kế hoạch và chương trình trọng điểm cho từng giai đoạn phát triển.
- Tăng cường đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thuỷ lợi... để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường cho hàng hoá trong tỉnh.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, vốn đầu tư là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng của tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xuất phát điểm là một tỉnh miền núi, khó khăn, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế rất thấp, để phát triển cần tạo ra các chính sách thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh.
- Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá ở trong và ngoài tỉnh, khai thông thị trường xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài.
- Đa dạng hoá các thành phần kinh tế, đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, phát triển thị trường tín dụng để huy động vốn.
- Tổ chức được các phong trào thi đua nối tiếp nhau nhằm thúc đẩy nhân dân tích cực phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu cho cá nhân và cho xã hội.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TỈNH SƠN LA
2.1. Đặc điểm của Sơn La ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
2.1.1. Những điều kiện kinh tế - xã hội Sơn La có ảnh huởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Sơn La là một tỉnh miền núi cao biên giới, nằm ở trung tâm của Tây Bắc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 320km, có độ cao trung bình 600 - 700m (so với mặt nước biển); địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, giao thông đi lại khó khăn; diện tích tự nhiên rất lớn đứng thứ 3 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước, bằng 39% diện tích vùng Tây Bắc và bằng 4,27% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc; phía Bắc giáp với Yên Bái, Lai Châu, phía Nam giáp với Thanh Hoá và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào,