Qua quan sát dự giờ các tiết học thực nghiệm, trao đổi trò chuyện với một số giáo viên giảng dạy và bản thân học sinh chúng tôi nhận thấy
Trong giờ học ở lớp thực nghiệm HS sôi nổi hơn, các em đã mạnh dạn phát biểu ý kiến, học bài và làm bài tập trước khi đến lớp. Đặc biệt các em bỏ qua được mặc cảm tự ti, biết trao đổi với GV những chỗ mình chưa hiểu. Sự tiến bộ của các em biểu hiện cụ thể qua điểm số, qua việc HS có ý thức học bài ở lớp cũng như ở nhà.
Các GV tham gia dạy thực nghiệm đều khẳng định dạy học theo phương pháp tích cực nêu trên có tác dụng rèn luyện tính tích cực chủ động cho HS, đồng thời cũng khẳng định được tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
3.3.3. Đánh giá chung
Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập của HS lớp TN cao hơn lớp ĐC, thể hiện như sau:
Tỉ lệ % HS yếu kém, trung bình của các lớp TN luôn thấp hơn ở lớp ĐC.
Tỉ lệ % HS đạt khá, giỏi của các lớp TN cao hơn lớp ĐC, chứng tỏ việc nắm kiến thức cơ bản và khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập của HS lớp TN cao hơn hẳn lớp ĐC.
Đồ thị đường lũy tích của lớp TN luôn nằm bên phải và phía dưới của lớp ĐC, điều này cho thấy kết quả học tập của HS ở các lớp TN tốt hơn lớp ĐC.
Hệ số biến thiên V của lớp TN luôn nhỏ hơn của lớp ĐC chứng tỏ mức độ phân tán điểm của HS lớp ĐC rộng hơn của lớp TN, chất lượng của lớp TN đồng đều hơn.
25
Từ kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng các biện pháp nâng cao khả năng học tập cho học sinh yếu kém do chúng tôi đề xuất là cần thiết, khả thi và có tác dụng nâng cao chất lượng dạy - học môn Hóa học ở cấp THPT.
Tiểu kết chƣơng 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài, chúng tôi luôn bám sát mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, cụ thể:
Đã nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề gồm 4 nội dung chính: Dạy học, bản chất quả quá trình dạy học, phương pháp dạy học, định hướng đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay, giảng dạy phù hợp với đối tượng HS, dạy cho HS cách học, nghiên cứu thực trạng chất lượng dạy học hóa học ở các trường THPT tỉnh Bắc Ninh.
Chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra 7 biểu hiện thường gặp, 4 nguyên nhâ chính dẫn đến yếu kém của HS trong học tập môn Hóa học, từ đó đưa ra 9 biện pháp giúp đỡ HS yếu kém để HS có thể vươn lên đạt được yêu cầu và có kết quả học tập cao hơn.
Để thực hiện tốt các biện pháp trên, chúng tôi đưa ra hệ thống bài tập hóa học cơ bản để củng cố kiến thức và rèn luyên kĩ năng cho học sinh (chương 2 và 4 hóa học 10 THPT) gồm ( bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận), minh họa thiết kế 4 bài giảng (chương 2: 2 bài, chương 4: 2 bài), thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập bằng 2 bài kiểm tra 1 tiết sau khi học xong mỗi chương.
Để kiểm định tính khả thi của đề tài chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng dạy học bộ môn ở 3 trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tổ
26
chức 3 cặp lớp TN và ĐC cho việc áp dụng đề tài, chúng tôi đã tiên hành xử lý kết quả thực nghiệm. Thực nghiệm đã cho kết quả tốt, cho thấy hiệu quả và tính khả thi của đề tài này.
2. Khuyến nghị
Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài chúng tôi khuyến nghị một só vấn đề có liên quan đến việc nâng cao khả năng học tập cho HS yếu kém, nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở các trường THPT.
Bộ GD ĐT cần quan tâm tổ chức các hội thảo, chuyên đề về “Tìm các biện pháp giúp đỡ HS yếu kém”.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy và học môn Hóa học.
Hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp giúp đỡ HS yếu kém tùy thuộc vào sự kiên trì, nỗ lực và mục đích áp dụng của mỗi GV. Muốn có biện pháp đúng phải tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém đó. Vì vậy, muốn áp dụng có hiệu quả các biện pháp giúp đỡ, ngay từ đầu tiên nhận lớp GV phải khảo sát phân loại và có sự đầu tư cho việc tìm hiểu, nắm vững đối tượng HS.
Để góp phần nâng cao chất lượng DH, chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường THPT, trong DH hóa học việc xác định nguyên nhân, tìm ra biện pháp giúp đỡ HS yếu kém để HS có thể vươn lên đạt được yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học tập, làm giảm tỷ lệ HS yếu kém, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn là một công việc vô cùng quan trọng và cấp thiết.