Giới thiệu một số máy cở thô

Một phần của tài liệu Thiết kế máy nghiền má (Trang 26 - 31)

PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN ĐẬP NGHIỀN VAÌ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN HỢP LÝ

3.3.Giới thiệu một số máy cở thô

Để lựa chọn phương án hợp lý đáp ứng được yêu cầu là nghiền đá từ D=0,16m÷d=(0,035÷0,065)m để phục vụ xây dựng ta tìm hiểu một số máy nghiền cở thô.

3.3.1 Máy nghiền má

a. Công dụng

Máy nghiền má hay còn gọi là máy nghiền nhai hay má đập hàm được dùng nhiều nhất để dùng sơ bộ và trung bình các loại đá. Máy có ưu điểm:

+ Lực đập mạnh nên có thể phá vở được những loại đá dai

+ Kết cấu đơn giản, bảo quản đơn giản và sử dụng dễ dàng.

+ Cửa vào đá rộng, năng suất của máy tương đối cao.

Nhược điểm chính của máy là do máy không làm việc liên tục nên năng lượng chi phí riêng trên 1 đơn vị sản phẩm lớn.

Bộ phận làm việc chủ yếu của máy là má đập một má động và một má tĩnh để kẹp đá. Căn cứ vào các đặc tính chuyển động của hàm động chia hai loại:

Máy đập hàm lắc đơn giản. Hàm động chuyển động theo quỹ đạo hình cung tâm là tâm của trục treo nó.

Máy đập hàm lắc phức tạp:

Đầu treo của hàm động treo trực tiếp vào trục lệch tâm đầu dưới nối với tấm chống.

b. Kết cấu máy nghiền má

Máy nghiền má với má chuyển động lắc đơn giản: kết cấu gồm có má động lắp trên trục cố định khi đập má động chuyển động lắc đơn giản quanh trục. Loại máy này thích hợp với việc nghiền các loại đá lớn, mức nghiền i=4÷6. Nhược điểm của nó là đá nghiền ra có nhiều viên dập và mạt vụn nhiều.

Máy đập hàm lắc phức tạp: phần trên của má động lắc trực tiếp vào trục lệch tâm. Khi trục quay thì má động không chỉ thực hiện chuyển động lắc ra vào mà còn được kéo lên hạ xuống.

Nhờ má động có chuyển động phức tạp nên sự phá hủy đá ngoài ứng suất uốn còn có sự chà sát. Do đó loại máy này có thể đập vở các loại đá chai đồng thời đá vở thành những viên to đều nhau. Ít viên dẹp và mạt vụn. Vì ưu điểm trên nên các công trường khai thác đá hay sử dụng.

(a) (b)

Đậm là tâm của trục treo nó - Máy đập lắc phức tạp: Đầu treo của hàm động treo trực tiếp vào trục lệch tâm, đầu dưới nối với tấm chống.

(c) (d)

Hình 3.5. Sơ đồ phân loại các máy nghiền má (a), (b), (d): Máy nghiền má lắc đơn giản

(c) : Máy nghiền má lắc phức tạp.

3.3.2. Máy nghiền nón

a. Công dụng

Máy nghiền nón dùng để nghiền thô và nghiền các loại đá ở các nhà máy vôi và ximăng và các mỏ khai thác đá than so với máy nghiền má nó có ưu điểm:

- Năng suất cao: khi cửa vào đá lớn như nhau thì năng suất máy nghiền nón cao hơn máy nghiền má từ 2÷3 lần vì trong máy nghiền nón, đá được nghiền liên tục.

- Công suất tiêu thụ ít: công để nghiền 1 tần đá thường nhỏ hơn 1,5÷2 lần vì trong máy nghiền nón đá không những đập vở mà còn bị uốn và vặn vở.

- Chất lượng nghiền tốt: đá nghiền ra tương đối đều, ít mạt vụn, độ nghiền có thể rất cao.

- Bền chắc: tuổi thọ của máy thường gấp 2÷2,5 lần so với máy nghiền má.

Tuy nhiên máy nghiền nón cũng có một số nhược điểm sau:

- Nặng nề: khi có cùng kích thước cửa vào đá thì tọng lượng máy nghiền nón thường cao hơn máy nghiền má từ 1,5÷2 lần. Vì vậy máy nghiền nón thường đặt cố định tại 1 chỗ.

- Cồng kềnh: cùng có năng suất như nhau, thì máy nghiền nón cao hơn gấp 1,5÷2 lần máy nghiền má. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cửa vào đá nhỏ nên đôi khi phải đập vởi đá có kích thước lớn ra trước rồi mới bỏ vào máy.

- Cấu tạo phức tạp, đắt tiền. b. Kết cấu và phân loại

Bộ phận chấp hành của máy nghiền là chóp động và chóp tĩnh. Chuyển động của chóp động so với bề mặt chóp cố định, thực hiện nhờ dịch chuyển theo vòng trên của trục chóp động. Trong chuyển động phức tạp của mình, chóp động hình như là lăn theo bề mặt bên trong của chóp cố định và nơi các đường sinh của chóp lại gần nhau, việc nghiền sẽ xảy ra cong nơi va chạm nhau vật liệu đã được nghiền sẽ rơi xuống buồng nghiền nhờ tác dụng của trọng trường việc dịch chuyển liên tục của vùng nghiền theo vòng tròn tạo năng suất.

Máy nghiền nón thường có các kiểu nón cao, nón thấp và nón bè.

+ Kiểu nón cao: trục của nó nghiền được treo lên đỉnh cuối. Trục nón đặt phải nghiêng một góc α=2÷30 nên khi làm việc nón vừa quay vừa lắc. Máy được dùng nhiều để nghiền thô các loại đá rắn và dòn.

+ Kiểu nón thấp: tục quay thẳng đứng nhưng nó nghiền đặt lệch tâm nên quỹ tích của nó nghiền là một hình trụ. Kiểu này có ưu điểm là chiều cao thấp nhưng lực nghiền nhỏ.

+ Kiểu nón bè: có nón nghiền bè rộng ra, trục của nó được treo lên đỉnh cối và dặt nghiêng một góc. Ở kiểu này lực lắc rất lớn nên rất thích hợp với việc nghiền những đá rắn và dai.

Hinh 3.6. Sơ đồ các kiểu máy nghiền nón

(a): Nón cao (b): Nón thấp (c): Nón bè a)

b)

Một phần của tài liệu Thiết kế máy nghiền má (Trang 26 - 31)