Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân 5 năm 2011- 2015 tăng khoảng 7,0-7,5%/năm, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,6-2,8%; công nghiệp và xây dựng tăng 8,0-8,5%; dịch vụ tăng 7,6-8,1% [18, tr.29].
Dư nợ công đến 2015 dự kiến tương đương khoảng 55- 60% GDP, trong đó: dư nợ của Chính phủ khoảng dưới 50% GDP; dư nợ nước ngoài của quốc gia dưới 50% GDP.
3.1.2. Phương hướng vay nợ nước ngoài
3.1.2.1. Gắn với mục tiêu tăng trưởng và GDP
Mức độ vay nợ nước ngoài hàng năm của mỗi nước phải được tính toán chặt chẽ trong mỗi tương quan với GDP, bảo đảm tổng nợ của quốc gia so với GDP hàng năm luôn ở mức thấp hợp lý thì mới có thể bảo đảm không gây ra gánh nặng nợ nước ngoài trong tương lai.
21
Xuất khẩu là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nền kinh tế, gắn liền với thặng dư của cán cân thương mại, cán cân vãng lai và sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế. Khi xuất khẩu tăng cao và tổng kim ngạch xuất khẩu lớn cho thấy nguồn ngoại tệ của nước đi vay tự có lớn, kèm theo nếu nhập khẩu thấp và hợp lý thì thặng dư cán cân thương mại cao, sẽ có nguồn ngoại tệ lớn để dành cho trả nợ, không gây ra thâm hụt và mất cân đối lớn đối với cán cân thanh toán quốc tế. Nhưng nếu tỷ lệ Tổng nợ/ Tổng kim ngạch xuất khẩu trên 150% là đáng lo ngại. Thực tế, chỉ có một số nước đang phát triển tránh được việc ra hạn nợ với tỷ lệ Tổng nợ/ Tổng kim ngạch xuất khẩu trên 200%.
3.1.2.3. Vay và trả nợ nước ngoài với cân đối ngân sách nhà nước nhà nước
Vay nợ nước ngoài quan hệ chặt chẽ với cân đối NSNN ở phương diện nợ nước ngoài của Chính phủ. Nguồn trả nợ nước ngoài của Chính phủ luôn luôn được cân đối trong chi ngân sách nhà nước, do vậy khi tỷ lệ trả nợ trong chi NSNN thấp thì ngân sách đó mới có thể lành mạnh được, còn nếu quá cao thì trở thành vấn đề báo động vì nó sẽ làm ảnh hưởng to lớn đến chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên.
3.1.2.4. Các mối tương quan khác
Tất cả những chỉ tiêu nêu trên đều nằm trong một mối quan hệ qua lại với nhau, phản ánh sự lành mạnh của nền kinh tế và khả năng hấp thụ cũng như khả năng trả nợ nước ngoài của nền kinh tế đó. Như vậy, trong công tác quản lý nợ nước ngoài cần đề cập nhiều khía cạnh khác nhau trên một tổng thể để tìm ra một lời giải có lợi cho nền kinh tế.
3.2. Một số giải pháp đảm bảo an toàn nợ nƣớc ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015
22
3.2.1. Tiếp tục nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn vay nước ngoài vay nước ngoài
3.2.2. Duy trì giới hạn nợ ở mức an toàn
3.2.3. Tăng cường giám sát và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý
3.2.4. Các chính sách cơ bản nhằm đảm bảo an toàn nợ nước ngoài nước ngoài
3.2.4.1. Chính sách tài khoá - tiến tới cân bằng tổng đầu tư trong nước với tiết kiệm nội địa. tư trong nước với tiết kiệm nội địa.
Câu hỏi đặt ra là Việt Nam sẽ huy động các nguồn vốn này từ đâu, khi mà lãi suất ngoại tệ có xu hướng gia tăng, đồng thời các điều kiện vay ODA ngày càng chặt hơn.
Câu hỏi đặt ra là cần cắt giảm đầu tư công ở những lĩnh vực nào? và với quy mô ra sao?
Trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn trong tình trạng đô la hoá ở mức cao, hơn nữa các nguồn đầu tư từ nước ngoài có thể sẽ bất ổn trong thời gian tới, khi môi trường kinh tế quốc tế thay đổi, các dòng kiều hối nên được xem là nguồn vốn dự phòng và mang tính điều tiết trong các trường hợp đột xuất.
3.2.4.2. Chính sách tiền tệ - duy trì mức lạm phát 5%
Tỷ lệ lạm phát không thể ở mức quá thấp, bởi như thế, mức lãi suất thực dương sẽ cao. Mặc dù điều này có thể tốt cho sự ổn định giá cả, nhưng nó sẽ có hại cho tăng trưởng kinh tế.
Mức lãi suất huy động danh nghĩa thấp nhất của Việt Nam trong giai đoạn 1996-2010 vào khoảng 6-7%. Như vậy, để đảm bảo mức lãi suất huy động thực dương ở mức 1-2%, mức trung bình trong nhiều năm qua, Việt Nam nên duy trì ở mức lạm phát khoảng 5%.
23
KẾT LUẬN
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi đất nước; trong đó vốn vay nước ngoài đã góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội và rút ngắn khoảng cách ở một số nước nghèo với các nước giầu. Nhờ vốn vay nước ngoài mà một số nước đã đạt được nhiều thành công trong phát triển kinh tế trong thập kỷ gần đây như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia... Bên cạnh đó một số nước vay nợ nước ngoài đã không có tác động thúc đẩy tăng trưởng, mà ngược lại trở thành gánh nặng nợ và gây ra những hiểm hoạ, nguy cơ khủng hoảng vô cùng to lớn đối với đất nước và cả dân tộc như Hy Lạp, Ai Len, Bồ Đào Nha...
Vấn đề vay nợ nước ngoài và sự an toàn trong vay nợ nước ngoài là một vấn đề hết sức nóng bỏng và quan trọng. Nhiều nhà hoạch định chính sách coi việc này như là một trong những nguyên nhân gây ra khủng hoảng. Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển đã và đang có chính sách sử dụng vốn nước ngoài nhằm đạt được các mục tiêu về phát triển và tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính của các nước đi trước đã đặt Việt Nam vào tình huống phải xem xét lại chính sách vay nợ của mình. Làm sao để huy động được tối đa nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước một cách an toàn, mà không gây khủng hoảng hoặc gánh nặng nợ cho nền kinh tế sau này. Từ đòi hỏi thực tế này, luận văn đã nghiên cứu và đưa ra các lý luận về an toàn nợ nước ngoài, đánh giá thực trạng và phân tích sự an toàn nợ nước ngoài ở Việt Nam; qua đó đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm đảm bảo an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2015
PDF Merger
Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please
register your program!
Go to Purchase Now>>
Merge multiple PDF files into one
Select page range of PDF to merge
Select specific page(s) to merge
Extract page(s) from different PDF files and merge into one