Hoàn cảnh của các em thường là sống trong gia đình có cha hoặc mẹ thậm chí là có cả cha lẫn mẹ nhưng không nhận được sự quan tâm chăm sóc nên đã dẫn đến hành vi nghiện ma túy. Hoặc do cha mẹ quá nuông chiều, không quản lí chặt chẽ con cái, tạo thói quen tiêu tiền hoang phí, đồng thời lại bị bạn bè, kẻ xấu lợi dung lôi kéo. Hậu quả là dẫn đến bị nghiện.
Nhân viên CTXH cần tìm hiểu, nhận diện vấn đề mà cá nhân đó đang gặp phải. Họ sẽ cung cấp thông tin cho cá nhân đó chứ không đặt vấn đề là trẻ phải thay đổi vì trong giai đoạn này bản thân trẻ nghiện có thể có thái độ phản đối hoặc lảng tránh. Đặc biệt hầu hết tâm lí của các em ở độ tuổi này thường có sự xung đột rất lớn, thích thể hiện cái tôi và cá tính, không thích làm theo sự dạy bảo của người khác. Nên sự khéo léo của nhân viên Công tác xã hội là phải hướng cho trẻ mục đích mà mình muốn.
Tìm ra những ưu điểm và thế mạnh của trẻ kết hợp với việc động viên, khuyến khích trẻ nói về những lợi ích khi thay đổi hành vi lạm dụng chất gây nghiện.
Người nhân viên cần cung cấp cho trẻ biết những tác hại của chất gây nghiện và hậu quả của nó. Giảm bớt áp lực tâm lý và tạo cảm giác thoải mái cho các em. Vì khi bị xem là người nghiện các em có tâm lí rất tự ti, ngại tiếp xúc với xung quanh, điều đó sẽ gây trở ngại cho người thực hành công tác xã hội. Điều quan trọng là phải gây dựng được lòng tin ở trẻ để việc trị liệu được hiệu quả.
Kết hợp với gia đình, bạn bè, nhà trường và các tổ chức y tế chăm sóc sức khỏe để đưa ra những biện pháp giúp đỡ trẻ cai nghiện và tránh tái nghiện. Trẻ sống trong gia đình có 1 nguồn lực rất quan trọng đó là gia đình và nhà trường. Không thể khẳng định hoàn toàn rằng các em nghiện do bố mẹ, thầy cô gây nên. Nhưng họ cũng cần chịu 1 phần trách nhiệm để trong việc cai nghiện và tránh tái nghiện cho các em. Cần nhìn nhận lại cách giáo
dục trong gia đình và nhà trường cho thật hợp lí. Đó không phải là 1 nền giáo dục lơ là hay là quá cưỡng ép.
9.2. Trẻ em lang thang
Đây là nhóm đối tượng khó tiếp cận và trị liệu đối với nhân viện công tác xã hội, vì hoàn cảnh phức tạp khó phát hiện vấn đề và thu thập thông tin. Chỗ ở không cố định rất khó trong việc trị liệu Hoàn cảnh của nhóm trẻ em lang thang chủ yếu là không nơi nương tựa. Các em phải tự mình kiếm sống và thường tụ tập thành những nhóm nhỏ để nương tựa vào nhau. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi lạm dụng chất gây nghiện song chủ yếu là do bị lợi dụng hay không có sự quan tâm của người thân. Các em sống trong môi trường này thường có nguy cơ dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật, trộm cắp, thường bị lợi dụng hoặc nguy hiểm hơn là liên quan đến tính mạng.
Trước hết nhân viên Công tác xã hội cần tìm hiểu về tình trạng hiện có của nhóm trẻ. Những em sống lang thang có hoàn cảnh phức tạp, nên việc tìm hiểu vấn đề các của đối tượng là hết sức khó khăn. Hơn nữa trẻ lang thang sống trong môi trường có nhiều yếu tố xấu cản trở việc giúp đỡ của nhân viên CTXH do vậy người làm công tác xã hội cần xác định đâu là động lực và đâu là trở lực cho việc cai nghiện của thân chủ.
Trẻ lang thang chủ yếu không được sự quan tâm chăm sóc của gia đình và nhà trường, các em thiệt thòi rất nhiều trong việc đáp ứng nhu cầu của mình nên chúng ta động viên các em trong nhóm nói lên những suy nghĩ của bản thân. Những ước muốn và khả năng của mình để phát huy tiềm năng từ chính thân chủ.
Thuyết phục động viên trẻ tham gia vào các nhóm đồng đẳng, các trung tâm cai nghiện. Thông qua nhóm đồng đẳng các em có thể hiểu được hoàn
cảnh của nhau để từ đó có thể giúp nhau trong việc cai nghiện. Đó cũng là biện pháp
Liên hệ với các trung tâm cai nghiện, các tổ chức giúp đỡ trẻ có môi trường sống an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cai nghiện.
Như vậy, vai trò của nhân viên CTXH đối với cá nhân,nhóm trẻ lang thang không chỉ là việc tìm hiểu vấn đề trẻ gặp phải mà còn biết động viên khuyến khích trẻ thay đổi. Đồng thời người nhân viên phải thường xuyên đánh giá quá trình giúp đỡ để thấy được sự chuyển biến của các em từ đó có thể đưa ra những biện pháp giúp đỡ nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
9.3. Trẻ sống trong trung tâm giáo dưỡng.
Trẻ em sống trong trung tâm có thuận lợi hơn các nhóm trẻ khác vì được sự quan tâm của gia đình và đội ngũ y bác sĩ, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề các em gặp trở ngại khi vào đây, tổn thương về tâm lí, tinh thần...
Trò chuyện, bằng những dẫn chứng cụ thể làm cho các em nhận biết rõ tác hại của ma túy và những hiểm họa về ma túy trong xã hội hiện nay. Từ đó việc tham gia cai nghiện của các em trở nên tích cực hơn.
Chúng ta cần nhận thấy nguồn lực quan trọng cần tận dụng khi trị liệu cho trẻ nghiện sống trong trung tâm là gia đình và cán bộ trung tâm. Cần phối hợp cùng gia đình giúp đỡ các em vượt qua gia đoạn khó khăn này. Gia đình sẽ là chỗ dựa rất quan trọng trong việc cai nghiện và chống tái nghiện. Cán bộ trung tâm là những người được đào tạo bài bản và khoa học, lại hay tiếp xúc trực tiếp với các em trong quá trình cai nghiện nên chúng ta cần phối hợp với họ để hiểu rõ vấn đề của thân chủ và những chuyển biến trogn quá trình cai nghiện để có những phương pháp giúp đỡ phù hợp đối với từng giai đoạn.
Còn một vấn đề quan trọng trong quá trình cai nghiện cho trẻ em dó là làm sao để các em được hòa nhập với công đồng khi trở về. Bởi vì cái nhìn của nhiều người trong chúng ta về người nghiện ma túy còn mang định kiến nặng nề. Bị cộng đồng xa lánh là 1 trong những điều khủng khiếp nhất đặc biệt người nghiện đã mang sẵn tâm lí tự ti mặc cảm. Chúng ta phải coi trẻ nghiện là nạn nhân chứ không phải tội phạm.
Gia đình không quan tâm, hoặc quá khắt khe với con cái, người lớn không biết cách làm cha mẹ là yếu tố dẫn tới những hành vi sai trái của tuổi trẻ. Một em đã kết thúc giai đoạn cai nghiện, trở về với gia đình, nhưng bị người cha mắng chửi, rất dễ tái nghiện.
Nếu cộng đồng coi người nghiện ma túy là tội phạm, thì rất dễ khiến họ dấn sâu vào con đường này. Hãy coi họ là nạn nhân, còn người bán ma túy là tội phạm. Cộng đồng rất dễ lạnh nhạt với người cai nghiện trở về. Đây cũng là tác nhân dẫn tới tái nghiện.
Người nhân viên công tác xã hội được đào tạo bài bản là người giúp các em xây dựng nội lực tâm lý, tác động vào cộng đồng, gia đình để tạo cách nhìn, cách hành xử đúng với các em. Ở cộng đồng, nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp có nhiệm vụ theo dõi, hỗ trợ các cá nhân và gia đình có vấn đề, tổ chức vui chơi giải trí lành mạnh để giáo dục trẻ em và phòng ngừa tệ nạn xã hội; tổ chức tập huấn, vận động người dân trong cộng đồng để họ được trang bị kiến thức và kỹ năng.
Đối với trường hợp cụ thể người tái hòa nhập cộng đồng sau cai nghiện, nhân viên công tác xã hội với các hoạt động trên, là cầu nối giữa họ và cộng đồng, tạo điều kiện để họ hòa mình với cộng đồng, gia đình, tạo trạng thái tâm lý bình thường, xây dựng nội lực tâm lý để kháng cự ma túy.
Một vấn đề cần quan tâm hiện nay là việc tập trung người nghiện trong đó có trẻ em nghiện cần phải khoa học, tập trung mà không giải quyết một cách khoa học thì chỉ giống như chỉ gom laị 1chỗ cho rảnh mắt đảm bảo mỹ quan đô thị. Việc gom người nghiện ma túy vào 1 chỗ như hiện nay mà không có chuyên gia tâm lí thì họ chỉ thay đổi bề ngoài, nhân thức vầ ma túy đối với họ vẫn chưa chuyển biến.
Dù cai nghiện tập trung hay tại gia đình, yếu tố tâm lý xã hội vẫn phải được đặt lên hàng đầu. Đối với trường hợp nghiện quá nặng, quậy phá, các nước cũng áp dụng biện pháp tập trung, nhưng tập trung thành nhóm nhỏ, có chuyên gia tâm lý sống cùng như một gia đình, chứ không tập trung số đông, nhiều đối tượng sống lẫn nhau, chỉ có giám thị quản lý.