Nội dung quản lýtài chính doanh nghiệp(TCDN)

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính theo mô hình công ty mẹ công ty con tại Tổng công ty Xây dựng Thăng Long (Trang 26)

Khi bắt đầu mở một doanh nghiệp mới, doanh nghiệp sẽ gặp phải những vấn đề cần giải quyết sau:

- Doanh nghiệp chọn loại hình doanh nghiệp đầu tư dài hạn nào cho phù hợp với khả năng của mình. Nên sản xuất hay cung ứng dịch vụ, nếu sản xuất thì sản xuất ô tô hay máy tính, còn nếu chọn dịch vụ thì cung cấp dịch vụ Internet hay dịch vụ du lịch…

- Tìm nguồn vốn để tài trợ cho đầu tư dài hạn như thế nào. Nên đi vay ngân hàng hay dùng vốn tự có, nên mua tài sản hay thuê?

- Quản lý các hoạt động tài chính hằng ngày như thế nào. Ví dụ: việc thu tiền của khách hàng, trả tiền mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.

Hai vấn đề đầu tiên liên quan đến quyết định chiến lược dài hạn còn vấn đề thứ ba liên quan đến quyết định ngắn hạn. Quản lý tài chính thực chất là việc tìm cách giải quyết ba vấn đề nêu trên. Sau đây chúng ta xem xét chi tiết từng vấn đề cần giải quyết:

Việc xác định và lựa chọn loại hình đầu tư liên quan đến dự toán vốn. Dự toán vốn là quá trình hoạch định và quản lý các dự án đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Trong quá trình dự toán vốn, nhà quản lý tài chính có nhiệm vụ xác định được các cơ hội đầu tư sao cho giá trị hiện tại của dòng tiền sinh ra từ tài sản đầu tư lớn hơn chi phí phải bỏ ra

18

cho tài sản đó. Quản lý tài chính không chỉ quan tâm đến việc nhận được bao nhiêu tiền mà còn phải biết khi nào và bao giờ nhận được tiền. Do đó đánh giá được quy mô, thời hạn và rủi ro của các dòng tiền trong tương lai là điều chính yếu của quá trình dự toán vốnvà các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định đầu tư.

Vấn đề thứ hai tìm nguồn vốn tài trợ cho đầu tư liên quan đến việc xác định được cơ cấu vốn. Cơ cấu vốn (hay còn gọi là cơ cấu tài chính) là tỷ lệ giữa khoản nợ của doanh nghiệp so với vốn chủ sở hữu của nó. Cần phải xác định được nên vay bao nhiêu tiền và dùng vốn tự có như thế nào. Một điều rất quan trọng là phải lựa chọn được nguồn vốn vay sao cho có chi phí thấp nhất nghĩa là tìm được nguồn tiền có giá vốn thấp nhất. Quyết định này còn được gọi là quyết định tài trợ.

Vấn đề thứ ba nhà quản trị tài chính cần giải quyết liên quan đến quản lý vốn lưu động. Vốn lưu động (hay vốn lưu động ròng) là chênh lệchgiữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Quản lý vốn lưu động phải xác định được nên giữ bao nhiêu tiền mặt, giữ bao nhiêu hàng trong kho. Nếu bán hàng thì có nên bán trả chậm không và bán cho ai. Còn mua hàng thì trả ngay bằng tiền mặt hay mua trả chậm.

Các nhà quản trị phải luôn chú ý đến những thay đổi trong vốn lưu động, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi đó đối với tình hình hoạt động của công ty.Doanh nghiệp phải xác định được nên giữ bao nhiêu tiền mặt, giữ bao nhiêu hàng trong kho. Nếu bán hàng thì có nên bán trả chậm không và bán cho ai. Còn mua hàng thì trả ngay bằng tiền mặt hay mua trả chậm. Chúng ta xem xét các bộ phận cấu thành cụ thể sau đây:

- Tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt (các loại chứng khoán và tiền gửi ngắn hạn). Khi lập các kế hoạch tài chính chúng ta phải trả lời được những câu hỏi liên quan đến tiền mặt như : lượng tiền mặt của công ty có đáp ứng nhu cầu chi phí không? Mối quan hệ giữa lượng tiền thu được và chi phí như thể nào? Khi nào thì công ty cần đến các khoản vay ngân hàng?

19

- Các khoản phải thu: chủ yếu bao gồm các khoản tín dụng mua hàng cho khách hàng. Nhà quản trị phải quan tâm đến những khách hàng nào thường hay trả chậm và biện pháp cần thiết để đối phó với họ.

- Tồn kho: khoản tồn kho thường chiếm tới 50% tài sản hiện có của công ty do đó nhà quản trị phải kiểm soát tồn kho thật cẩn thận thông qua việc xem xét xem lượng tồn kho có hợp lý với doanh thu, liệu doanh số bán hàng có sụt giảm nếu không có đủ lượng tồn kho hợp lý cũng như các biện pháp cần thiết để nâng hoặc giảm lượng hàng tồn kho. - Các khoản phải trả và các tín phiếu đến hạn chủ yếu là các khoản tín dụng mà các nhà cung cấp cho công ty hưởng.

- Các khoản vay phải trả bao gồm các khoản vay từ ngân hàng và các nhà cho vay khác. Nhà quản trị phải quan tâm đến các vấn đề như: lượng vốn đi vay có phù hợp với tình hình phát triển của công ty, khi nào thì lãi suất cho vay đến hạn trả?

- Chi phí và thuế đến hạn trả bao gồm: các khoản trả lương, lãi phải trả đối với các tín phiếu, phí bảo hiểm…

Tóm lại dự toán vốn, cơ cấu vốn và vốn lưu động là những vấn đề chính, quan trọng nhất cần giải quyết và ra quyết định trong hoạt động quản lý tài chính của mình. Như vậy trong quản lý tài chính có 3 quyết định:

- Quyết định đầu tư: Trong quyết định đầu tư nhà quản lý tài chính quan tâm đến:  Đầu tư tài sản cố định

 Ra quyết định về dự án đầu tư

 Tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán

- Quyết định tài trợ- quyết định về nguồn vốn

Đó là việc các nhà quản trị tài chính phải tìm kiếm các nguồn vốn thích hợp để tài trợ cho tài sản thông qua quyết định tài trợ. Các nguồn vốn để tài trợ cho tài sản bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, vốn chủ sở hữu...Họ có thể nghiên cứu xem

20

còn hình thức tài trợ nào khác không, một tổ hợp tài trợ nào được xem là tối ưu. Quyết định về nguồn vốn liên quan đến:

 Cơ cấu vốn

 Xác định chi phí vốn, lựa chọn đầu tư

- Quyết định hoạt động tác nghiệp(thanh toán ngắn hạn)

Đây là quyết định quan trọng trong ngắn hạn, nhà quản lý tài chính cần xác định: + Nên dành bao nhiêu cho tiền mặt,

+ Nên dành bao nhiêu cho khoản phải thu

+ Nên dành bao nhiêu cho hàng tồn kho

Bởi mỗi tài sản có đặc trưng riêng, có tốc độ chuyển hoá thành tiền và khả năng sinh lợi riêng. Do vậy, để duy trì một cơ cấu tài sản hợp lý, các nhà quản trị tài chính không chỉ ra các quyết định đầu tư mà còn ra các quyết định cắt giảm, loại bỏ hay thay thế đối với các tài sản không còn giá trị kinh tế. Các quyết định này tác động trực tiếp lên khả năng sinh lợi và rủi ro của doanh nghiệp.

Quyết định thứ ba đối với nhà quản lý tài chính là quyết định liên quan đến quản lý tài sản ngắn hạn. Các tài sản khác nhau sẽ yêu cầu cách thức vận hành khác nhau. Do vậy, nhà quản trị tài chính sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc quản trị các tài sản lưu động so với tài sản cố định trong khi phần lớn trách nhiệm quản lý tài sản cố định thuộc về các nhà quản trị sản xuất, những người vận hành trực tiếp tài sản cố định.

1.2.3Quản lý tài chính theo mô hình công ty mẹ công ty con

Hệ thống quản lýtài chính trong mô hình mẹ- con bao gồm: sự kiểm soát của chủ sở hữu đối với giám đốc điều hành, kiểm soát của giám đốc điều hành đối với toàn bộ hoạt động trong phạm vi được quản lý

21

Họat động tài chính thông thường:Công ty mẹ hay công ty con là những pháp nhân độc lập hoạt động theo những cách thức riêng và phải chịu áp lực cạnh tranh để tồn tại hay chiếm lĩnh thị phần như các doanh nghiệp bình thường khác nên công ty mẹ hay công ty con cũng phải tuân thủ quy trình quản lý TCDN như các doanh nghiệp bình thường.

Hoạt động đầu tư và sở hữu các công ty con: Ngoài hoạt động kinh doanh thông thường nêu trên công ty mẹ còn thực hiện họat động đầu tư và sở hữu các công ty con điều này ảnh hưởng sâu sắc đến cách thức quản lý tài chính của doanh nghiệp và mang tính đặc thù so với các doanh nghiệp thông thường khác. Việc thực hiện mô hình mẹ- con giúp doanh nghiệp hướng tới các mục đích trong dài hạn như :

Thứ nhất, theo mô hình công ty mẹ- công ty con khi kinh doanh đa ngành, nếu nằm trong một chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng và các công ty con khi ấy cần chuyên môn hóa vào từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh phù hợp với chuỗi liên kết, ngành, nghề của công ty mẹ. Để có tiếng nói chung hỗ trợ lẫn nhau về chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần tăng cường hiệu quả kinh doanh tạo thành tổ hợp các doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau trên cơ sở lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác thuộc mọi thành phần kinh tế (hạn chế các công ty con cùng lĩnh vực).

Thí dụ đối với lĩnh vực xây dựng điều quan trọng là doanh nghiệp phải có sức mạnh, tiềm lực để có khả năng tổng thầu EPC (từ giám sát, xây dựng... theo một quy trình khép kín). Chính vì vậy, tổng công ty cần phải nhắm vào các DN nòng cốt, xây dựng tốt về thương hiệu và làm ăn có hiệu quả giúp doanh nghiệp dễ nội hóa được chi phí, giúp giảm được chi phí. Từ đó chiếm ưu thế hoàn toàn trên thị trường nhờ định giá thấp.Xét ở phương diện nào đó, quyền tự chủ của các đơn vị thành viên bị hạn chế do Công ty mẹ, Công ty con không thể cùng tham gia đấu thầu cùng một công trình hoặc dự án đầu tư nhưng với những dự án lớn nêu trên chỉ có tập hợp sức mạnh tại công ty mẹ mới đảm bảo khả năng tổng thầu.

Như vậy việc tập hợp được sức mạnh tổng hợp là vô cùng quan trọng, không nhận được tổng thầu các dự án lớn đồng nghĩa với việc chúng ta phải làm thuê cho các DN nước ngoài ngay trên sân nhà. Sức mạnh của các TCty này nếu không được hội tụ lại sẽ khó có sức mạnh tổng hợp mà sẽ vẫn chỉ manh mún, nhỏ lẻ so với các DN nước ngoài.

22

Ví dụ Lilama tham gia đấu thầu dự án Vũng Áng 1 công suất 1.200 MW với tổng vốn đầu tư 1,7 tỷ USD. Như vậy Lilama cần 20% vốn chủ sở hữu, nghĩa là DN này phải có 340 triệu USD làm vốn đối ứng bằng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, từ trước đến nay, dù Lilama làm rất nhiều dự án lớn nhưng kể cả vốn nhà nước cấp và vốn tụ có bổ sung của DN này cũng chỉ đến 37 - 40 triệu USD - không đủ làm vốn đối ứng cho dự án này. Tuy nhiên, nếu tập hợp được sức mạnh theo mô hình mẹ con với sự quan tâm đầu tư của nhà nước thì vốn chủ sở hữu của DN có thể tính bằng hàng chục tỷ USD, có thể vươn lên làm tổng thầu các dự án lớn của Việt Nam và quốc tế

Thứ hai, trong nhiều trường hợp, mô hình công ty mẹ- công ty con phát huy được nguồn lực, tận dụng cơ hội giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao và có lợi thế về quy mô, tài chính nhờ tích tụ và tập trung tư bản có thị phần lớn, và khả năng quyết định giá cả, thị trường...

Có thể khẳng định mô hình công ty mẹ- công ty con, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực là một ý tưởng tốt. Ở Việt Nam, tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con là hình thức phổ biến và được hình thành từ sự liên kết các doanh nghiệp (DN) trên cơ sở các quan hệ về đầu tư tài chính, chi phối, gắn kết với nhau về thương hiệu, thị trường. Các tập đoàn kinh tế Việt Nam chủ yếu là: được hình thành từ việc chuyển đổi và tổ chức lại các tổng công ty nhà nước theo quyết định của Chính phủ; hoạt động trong các ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia như: điện lực, dầu khí, bưu chính viễn thông, than và khoáng sản, xây dựng... với quy mô, khả năng tích tụ vốn còn hạn chế, phạm vi hoạt động nhỏ hẹp; việc hợp tác, liên kết kinh doanh giữa các đơn vị trong tập đoàn kinh tế chưa cao, chưa thể hiện được bản chất kinh tế của tập đoàn kinh tế; chưa thực hiện phân tách rõ ràng giữa quyền sở hữu hoặc đại diện sở hữu và quyền điều hành DN, do đó chưa có sự chuyên môn hoá và chuyên sâu trong công tác quản lý...

Do vậy để Việt Nam tận dụng được những ưu thế của mô hình này các doanh nghiệp cần tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh chính, đúng với nhiệm vụ của nhà nước giao cho để trở thành hạt nhân của doanh nghiệp, tiếp đó mới nhân rộng và phát huy tốt các lợi thế của mô hình mẹ- con

23

Trong quá trình lựa chọn các công ty con vào mô hình công cần tránh việc đầu tư trùng lắp giữa các công ty trực thuộc công ty mẹ . Và khi đã hình thành mô hình thì việc phân chia lĩnh vực, nhiệm vụ của các công ty con là không tránh khỏi, việc này nhằm nâng cao tính chuyên môn hóa và nhằm nâng cao tác dụng hỗ trợ lẫn nhau đối với các doanh nghiệp thuộc mô hình. Do đó, các công ty mẹ cần chú trọng trong kiểm soát tập trung bởi vì việc đầu tư trùng lặp là nguyên nhân cho các “xung đột quyền lợi” xảy ra trong nội bộ.

Hiện nay do năng lực quản trị của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói chung, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nói riêng không theo kịp sự mở rộng kinh doanh, khiến cho việc kinh doanh đa ngành trở nên rủi ro. Rủi ro càng tăng khi đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản…

Đặc biệt giai đoạn 2005-2008 việc đầu tư kinh doanh đa ngành của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, với tham vọng trở thành các “cheabol” của Việt Nam, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã đẩy mạnh thực hiện đầu tư đa lĩnh vực, ngành nghề, trong đó các lĩnh vực hấp dẫn nhất giai đoạn này là chứng khoán, bất động sản, đầu tư tài chính… điển hình như: Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp cao su, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN)… Chỉ không lâu sau, hàng chục nghìn tỷ đồng của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đầu tư ra ngoài ngành quá đà, đã bị cuốn vào vòng xoáy của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, gây thất thoát vốn, tạo gánh nặng nợ xấu cho chính DN và nền kinh tế.

1.2.3.1 Quản lý tài chính của công ty mẹ

Công ty mẹ có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như các doanh nghiệp bình thường khác với vai trò doanh nghiệp tiên phong mũi nhọn trong các ngành nghề cốt lõi, công ty mẹ còn đóng vai trò là nhà đầu tư tại các công ty con trên nhiều góc độ: thị trường, thương hiệu, công nghệ, vốn. Vì vậy việc quản lý tài chính cần diễn ra chặt chẽ, minh bạch và theo đúng quy trình nhưng lại rất phức tạp so với các công ty con bởi nếu không có cơ chế hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng quản lý chồng chéo, hoặc quản lý quá chặt khi tham gia vào họat động của công ty con. Một thái cực khác là không biết quản lý tài chính thế nào nên quản lý rất lỏng lẻo.

24

Do vậy quản lý tài chính tại công ty mẹ cần phải đặc biệt quan tâm đến công tác lập kế hoạch tài chính.Lập kế hoạch tài chính baogồm lập kế hoạch trong ngắn hạn và lập kế hoạch trong dài hạn.

Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn

Đây là việc lập kế hoạch về lợi nhuận và ngân quỹ công ty, các công cụ dùng trong việc

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính theo mô hình công ty mẹ công ty con tại Tổng công ty Xây dựng Thăng Long (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)