Phương pháp phân tích là cách thức tiếp cận đối tượng phân tích để tìm ra mối quan hệ bản chất của các hiện tượng phân tích. Các phương pháp phân tích thường được sử dung trong phân tích tài chính bao gồm: Phương pháp tỷ lệ, phương pháp so sánh, Phương pháp Dupont.
Phương pháp phân tích tỷ lệ
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ, cố nhiên là sự
19
biến đổi của các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức, để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời.
Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính. Trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình. Phương pháp này ngày càng trở nên phổ biến và thiết thực bởi hai lý do:
Thứ nhất, hệ thống báo cáo tài chính ngày càng được hoàn thiện và chuẩn hóa. Đó là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ lệ của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.
Thứ hai, công nghệ thông tin ngày càng pháp triển, việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.
Về mặt nguyên tắc, với phương pháp tỷ lệ, cần xác định được các ngưỡng, các định mức để phán xét tình trạng tài chính của một doanh nghiệp trên cơ sở so sánh giá trị các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Phương pháp này giúp cho các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.
20
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng khá phổ biến trong phân tích tài chính, được dùng để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích.
Để áp dụng phương pháp so sánh cần lưu ý: Thứ nhất, quá trình so sánh cần đảm bảo
+ Các chỉ tiêu được sử dụng để so sánh phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế.
+ Các chỉ tiêu phải được tính theo cùng một đơn vị đo thống nhất. + Các chỉ tiêu được tính theo cùng một phương pháp tính toán.
+ Các chỉ tiêu phải được thu thập trong cùng một phạm vi thời gian và không gian nhất định.
Thứ hai, phải chọn được tiêu chuẩn so sánh: tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, gọi là gốc so sánh. Gốc so sánh được xác định theo thời gian và không gian, tùy vào mỗi mục đích phân tích khác nhau mà các nhà phân tích lựa chọn gốc so sánh phù hợp.
+ Để đánh giá kết quả đạt được của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác, gốc so sánh được lựa chọn là số liệu trung bình ngành hay số liệu của doanh nghiệp có điều kiện tương đương.
+ Để đánh giá tình hình thực hiện so sánh với kế hoạch, dự toán, định mức đặt ra của doanh nghiệp, gốc so sánh được chọn là số liệu kế hoạch, dự toán, định mức.
+ Để đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu: gốc so sánh được lựa chọn là số liệu kỳ trước hoặc cùng kỳ năm trước.
Phương pháp Dupont
Ngoài hai phương pháp phân tích truyền thống trên trong quá trình phân tích có thể sử dụng phương pháp phân tích Dupont để phân tích nguyên
21
nhân dẫn đến sự biến động các chỉ tiêu tính toán. Phương pháp phân tích tài chính Dupont cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu. Phương pháp này hiện nay đã được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển.
Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets – ROA) và tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE) thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Kỹ thuật phân tích Dupont dựa vào hai phương trình căn bản dưới đây, gọi chung
là phương trình Dupont. [13, tr.210-215] ROA = x = ROE = x x = Hoặc
ROE = Lợi nhuận sau thuế X
Doanh thu thuần X
Tổng VKD Doanh thu thuần Tổng VKD Vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận
vốn chủ sở hữu = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn x Mức độ sử dụng đòn bảy tài chính
Tỷ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu có thể biến đổi thành
22
Tỷ số (Nợ phải trả/Tổng tài sản) được ký hiệu là Rd, khi đó:
=
1
1 Rd
Công thức này cho thấy khi hệ số nợ Rd tăng lên thì (1-Rd) giảm, dẫn đến Re (ROE) tăng. Do vậy, khi tỷ lệ nợ cao sẽ đưa ra một hệ quả về tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là cao.
Thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn theo phương pháp Dupont, có thể so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc giữa các bộ phận trong cùng doanh nghiệp một cách thuận lợi.