0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

II.TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG THỜI GIAN QUA:

Một phần của tài liệu CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ_Ý NGHĨA CỦA CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ ĐÓ (Trang 32 -32 )

III. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ QUA CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ:

2009 708826 287534 240109 181183 Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước: vốn từ ngân sách Nhà nước năm

II.TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG THỜI GIAN QUA:

định xong thiết kế kỹ thuật và một số khác (phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường.v.v.). Công ty viễn thông Quân đội (Viettel) đầu tư sang Campuchia đang triển khai theo tiến độ đề ra v.v…Bên cạnh đó, còn có dự án đầu tư trong công nghiệp sản xuất hàng may mặc tại Lào của Công ty Scavi Việt Nam (một doanh nghiệp 100% vốn của Việt kiều Pháp thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) đang hoạt động rất hiệu quả.

II.TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG THỜI GIAN QUA: QUA:

Năm 2010:

Kinh tế thế giới năm 2010 mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Ở trong nước, thiên tai liên tiếp xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư. Năm 2010 là năm có ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng, đây là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm 2010 là cơ sở và đặt nền tảng cho việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011, năm đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020.

Kết quả phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế:

 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước cao hơn năm 2009

Với quyết tâm cao của cả nước, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 ước tính tăng 6,78% so với năm 2009, trong đó quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV tăng 7,34%. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 6,31% của năm 2008 và cao hơn hẳn mức 5,32% của năm 2009, vượt mục tiêu đề ra 6,5%. Trong

2,78%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng tăng 7,7%, đóng góp 3,20 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 7,52%, đóng góp 3,11 điểm phần trăm.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước(theo giá so sánh 1994)

%

2009 2010

Tổng số 5,32 6,78

Phân theo khu vực kinh tế

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 1,82 2,78

Công nghiệp và xây dựng 5,52 7,70

Dịch vụ 6,63 7,52

Phân theo quý trong năm

Quý I 3,14 5,84

Quý II 4,41 6,44

Quý III 5,98 7,18

Quý IV 6,99 7,34

 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ổn định và có mức tăng khá

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2010 tuy gặp một số khó khăn do hạn hán, sâu bệnh và mưa lũ xảy ra tại một số địa phương nhưng nhờ công tác chỉ đạo phòng, chống khắc phục kịp thời, hiệu quả và khu vực bị ảnh hưởng lũ không phải vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp và thủy sản nên kết quả vẫn đạt mức khá. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2010 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 232,7 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2009, bao gồm nông nghiệp đạt 168,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2%; lâm nghiệp đạt 7,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6%; thuỷ sản đạt 56,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,1%.

Nông nghiệp

Sản lượng lúa cả năm 2010 ước tính đạt gần 40 triệu tấn, tăng 1,04 triệu tấn so với năm 2009 do cả diện tích và năng suất đều tăng, trong đó diện tích gieo trồng ước tính đạt 7513,7 nghìn ha, tăng 76,5 nghìn ha so với năm trước; năng suất đạt 53,2 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha.

Hoạt động trồng, chăm sóc và thu hoạch rừng năm 2010 có nhiều thuận lợi. Một số chính sách phát triển lâm nghiệp được ban hành kịp thời đã khuyến khích người dân và các chủ dự án mở rộng đầu tư sản xuất. Diện tích rừng trồng tập trung năm 2010 ước tính đạt 252,5 nghìn ha, tăng 3,9% so với năm 2009.

Thuỷ sản

Sản lượng thuỷ sản năm 2010 ước tính đạt 5127,6 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2009, trong đó cá đạt 3847,7 nghìn tấn, tăng 4,8%; tôm 588,8 nghìn tấn, tăng 7,1%.

Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm nay ước tính đạt 2706,8 nghìn tấn, tăng 4,5% so với năm trước. Nuôi cá tra trong năm nhìn chung vẫn gặp khó khăn do giá cá nguyên liệu và thị trường tiêu thụ không ổn định. Diện tích nuôi thả cá tra năm nay ước tính giảm 5% so với năm trước. Sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2010 ước tính đạt 2420,8 nghìn tấn, tăng 6,2% so với năm trước, trong đó khai thác biển đạt 2226,6 nghìn tấn, tăng 6,4%.

 Sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 12 theo giá so sánh 1994 tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất so với mức tăng các tháng trong năm. Tính chung cả năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 794,2 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2009, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước tăng 7,4% (Trung ương quản lý tăng 8,9%, địa phương quản lý tăng 1,2%); khu vực ngoài Nhà nước tăng 14,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,2% (dầu mỏ và khí đốt giảm 0,7%, các ngành khác tăng 19,5%). Theo kết quả điều tra lao động của 4215 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, số lao động tháng 12/2010 của các doanh nghiệp trên tăng 0,6% so với tháng trước, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 0,1%, khu vực ngoài nhà nước tăng 0,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,1%. Trong ba ngành công nghiệp cấp I, lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,7%; ngành công nghiệp khai thác tăng 0,3%; ngành công nghiệp điện, nước tăng 0,2%.

 Hoạt động dịch vụ:

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2010 ước tính đạt 1561,6 nghìn tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 14%. Trong tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm nay, kinh doanh thương nghiệp đạt 1229,3 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2009; khách sạn, nhà hàng đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, tăng 21,8%; dịch vụ đạt 144,6 nghìn tỷ đồng, tăng 23,8%; du lịch đạt 15,3 nghìn tỷ đồng, tăng 28,5%.

Vận tải hành khách và hàng hoá

Vận tải hành khách năm 2010 ước tính đạt 2460,5 triệu lượt khách, tăng 13,5% và 108,1 tỷ lượt khách.km, tăng 15,6% so với năm 2009.

Khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2010 ước tính đạt 714,8 triệu tấn, tăng 12,4% và 223,8 tỷ tấn.km, tăng 10,5% so với năm trước.

Bưu chính, viễn thông

Số thuê bao điện thoại phát triển mới năm 2010 ước tính đạt 44,5 triệu thuê bao, tăng 0,6% so với năm 2009, bao gồm 793 nghìn thuê bao cố định, giảm 49,1% và 43,7 triệu thuê bao di động, tăng 2,4%. Số thuê bao điện thoại của cả nước tính đến cuối tháng 12/2010 là 170,1 triệu thuê bao, tăng 35,4% so với cùng thời điểm năm trước.

Khách quốc tế đến Việt Nam

Kinh tế phục hồi cùng với nhiều hoạt động thu hút du khách được tổ chức tốt trên địa bàn cả nước đã nâng tổng số khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 lên 5 triệu lượt người, tăng 34,8% so với năm trước.

Một phần của tài liệu CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ_Ý NGHĨA CỦA CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ ĐÓ (Trang 32 -32 )

×