Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm bao bì của công ty TNHH Hoa Thanh trên thị trường Thành phố Hải Phòng (Trang 25)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2.2Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

2.2.2.1 Các chính sách của nhà nước

Sản xuất bao bì chiếm 30-35% doanh thu toàn ngành nhựa cho nên sự phát triển của ngành bao bì nhựa phụ thuộc nhiều vào định hướng, giải pháp phát triển ngành nhựa. Và giải pháp về vốn được coi là quan trọng nhất, bên cạnh vốn tự có, vốn liên doanh liên kết, các DN ngành nhựa sẽ được ưu tiên vay vốn từ nguồn tín dụng trong

nước, từ Chính phủ. Dự kiến tổng mức đầu tư phát triển ngành nhựa giai đoạn 2011- 2020 khoảng 241.066 tỷ đồng, nguồn vốn này tập trung cho các nhà đầu tư xây mới và mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ và phát triển nguồn nhân lực cho ngành. Chính sách này có ý nghĩa rất lớn, giải quyết được bài toán của mọi doanh nghiệp không chỉ với công ty Hoa Thanh, giúp công ty có thêm vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô tăng năng suất lao động.

Ngoài ra, để khuyến khích các DN phát triển, nhà nước có những chính sách hỗ trợ về thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu nhựa phế thải sạch, đổi mới và chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực, mở rộng thị trường. Nhà nước cũng ban hành các chính sách giảm, giãn thuế như kéo dài thời gian nộp thuế GTGT đối với các sản phẩm nhập khẩu là máy móc, thiết bị phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải nằm trong dây truyền công nghệ thuộc loại nhà nước chưa sản xuất được cần khập khẩu. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với công ty khi mà công ty phải thường xuyên nhập khẩu máy móc nguyên vật liệu nước ngoài, hỗ trợ phần nào nguồn vốn tạm thời của doanh nghiệp. Tuy nhiên chính sách hỗ trợ của nhà nước sẽ tạo môi trường hấp dẫn lôi cuốn các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực bao bì làm sức cạnh tranh của ngành ngày càng quyết liệt và gay gắt.

2.2.2.2 Cạnh tranh trên thị trường

Hiện nay trên cả nước có trên 1000 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bao bì bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài ra còn có sản phẩm của các doanh nghiệp từ nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan... Điều này tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực bao bì, gây ra rất nhiều khó khăn và thử thách cho các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường như Hoa Thanh. Chính vì vậy công ty luôn thu thập thông tin của những đối thủ này, tìm hiểu, đánh giá điểm mạnh điểm yếu rồi đưa ra dự đoán về quyết định sắp tới của đối thủ và có phương án đối phó. Đối với công ty, nhìn chung năng lực cạnh tranh vẫn còn hạn chế nguyên nhân của tình trạng này là do máy móc thiết bị của công ty còn lạc hậu, nguồn nhân lực còn trẻ nên tay nghề chưa cao, mẫu mã chất lượng sản phẩm chưa thực sự đáp ứng được tối đa yêu cầu của khách hàng. Do vậy, hoạt động phát triển thương mại sản phẩm trong thời gian này cần được ban lãnh đạo của công ty đặc biệt chú ý và quan tâm.

2.2.2.3 Các đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp

Nguyên liệu là một trong ba yếu tố quan trọng cấu thành nên sản xuất, là yếu tố cơ bản cấu thành nên sản phẩm, chính vì vậy mà công ty luôn có sự quan tâm đặc biệt tới nguyên vật liệu đầu vào của sản phẩm. Do hầu hết nguyên liệu đầu vào, máy móc

thiết bị đều phải nhập khẩu nên các doanh nghiệp bao bì phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung ứng nước ngoài làm tăng giá thành sản phẩm trong nước. Đây là một khó khăn lớn của công ty khi không chủ động được nguồn nguyên vật liệu. Công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng nên nếu không có một kế hoạch cụ thể với các nhà cung ứng nguyên vật liệu sản xuất dẫn đến sự thiếu hụt hay chậm chễ về lượng cung ứng, sự không đảm bảo về chất lượng đầu vào hay sức ép tăng giá từ phía nhà cung ứng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến PTTM của công ty, công ty có thể mất đi một lượng lớn khách hàng do khách hàng chuyển qua tiêu dùng hàng hóa của đối thủ cạnh tranh, điều này sẽ làm giảm doanh thu và lợi nhuận của công ty. Mặc khác tỷ giá luôn biến đổi khiến công ty khó dự đoán được tình hình biến động của thị trường để có kế hoạch sản xuất phù hợp.

2.2.2.4 Khách hàng của doanh nghiệp

Khách hàng của doanh nghiệp chủ yếu là các bạn hàng ở Hải Phòng và các tỉnh thành lân cận phía Bắc như Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Quảng Ninh…Với phương châm khách hàng là thượng đế, chiến lược kinh doanh của công ty là lợi nhuận của công ty được tính bằng sự hài lòng của khách hàng, với đội ngũ nhân viên kinh doanh nhiệt tình, năng động và sáng tạo, công ty TNHH Hoa Thanh đã dần chiếm được cảm tình của đại đa số người tiêu dùng. Bạn hàng của công ty thường là các doanh nghiệp kinh doanh lớn, các khu công nghiệp sản xuất, chế tạo nên thị trường chủ yếu là các thành phố lớn với mức tiêu dùng cao. Đây là khách hàng thường xuyên, lâu dài, mua với số lượng lớn, có khả năng thanh toán cao nhưng cũng yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, thiết kế mẫu mã bao bì vì sản phẩm của họ phục vụ khá nhiều cho mục đích xuất khẩu đòi hỏi công ty phải có sự đầu tư cao về chất lượng và kiểu dáng sản phẩm.

2.3 Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm bao bì của công ty TNHH Hoa Thanh trên thị trường Thành phố Hải Phòng.

2.3.1 Kết quả phân tích các số liệu thứ cấp

2.3.1.1 Chỉ tiêu quy mô phát triển thương mại sản phẩm bao bì Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2009-2012

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011 2012

1 Doanh thu Tỷ đồng 11,47 12,54 12,03 13,68 2 Sản lượng Tấn 1182,05 1340,79 1230,42 1400,81 3 Chênh lệch doanh thu Tỷ đồng --- 1,07 -0,51 1,65 4 Chênh lệch Tấn --- 158,74 -110,37 170,39

sản lượng

Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ của công ty

Nhìn vào số liệu bảng 2.4 về tình hình kinh doanh của công ty TNHH Hoa Thanh ta có thế thấy được nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua, những giao động tăng giảm khác nhau nhưng chênh lệch là không đáng kể. Năm 2010 công ty duy trì được tốc độ tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu năm 2010 tăng 1,07 tỷ đồng so với doanh thu năm 2009 và tương ứng mức tăng sản lượng là 158, 74 tấn. Do sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, 2009 nền kinh tế bắt đầu phục hồi, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao nên sản lượng bao bì của công ty cũng tăng theo vào năm 2010. Đến năm 2011 cả doanh thu và sản lượng của công ty đều sụt giảm. Doanh thu công ty năm 2011 giảm 0,51 tỷ so với doanh thu năm 2010 và tương ứng với mức giảm sản lượng là 110,37 tấn. Nguyên nhân là do những biến động của nền kinh tế, ảnh hưởng của lạm phát làm giá cả tăng, mức lạm phát cả năm là 18,58%, nguyên liệu đầu vào khan hiếm làm giá tăng, mức tiêu dùng cũng do đó mà giảm sút nên làm cả doanh thu và lợi nhuận của công ty đều giảm so với năm 2010. Năm 2012, kinh tế ổn định hơn, nhà nước kiềm chế lạm phát, lạm phát cả năm chỉ dừng lại một con số là 6,81%, công ty quyết định giảm giá bán 5% vì vậy mà sản lượng và doanh thu đều tăng mạnh. Đây là năm thành công nhất của công ty với sự gia tăng sản lượng là 170,39 tấn và doanh thu tăng 1,65 tỷ đồng so với năm trước.

2.3.1.2 Chỉ tiêu chất lượng phát triển thương mại sản phẩm bao bì

Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các năm 2009-2012 Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu 11,47 12,54 12,03 13,68

Tốc độ tăng trưởng --- 9,33 -4,07 13,72

Nguồn: Tính toán dựa trên kết quả kinh doanh của công ty Doanh thu năm 2010 tăng 9,33% so với năm 2009. Năm 2010, nền kinh tế phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008, nhu cầu về bao bì PP tăng, công ty tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, doanh thu tăng đến 12,54 (tỷ đồng). Năm 2011, ảnh hưởng từ cuộc nợ công ở châu Âu, tình hình kinh tế khó khăn, thất nghiệp gia tăng, nhiều doanh nghiệp trong nước rơi vào tình trạng phá sản và ảnh hưởng tới nền kinh tế trong nước nên tốc độ tăng trưởng của công ty có giảm so với năm 2010 là -4,07%. Doanh thu năm 2012 tăng 13,72% so với năm 2011. Ta có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty giảm qua các năm chứng tỏ rằng ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của

công ty tuy nhiên so với tình hình chung của nền kinh tế thì biến động đó là không lớn và phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế.

2.3.1.3 Chỉ tiêu hiệu quả phát triển thương mại sản phẩm bao bì

Bảng: 2.6 Chỉ tiêu hiệu quả phát triển thương mại sản phẩm bao bì

Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 2012

Doanh thu Tỷ đồng 11,47 12,54 12,03 13,68

Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 1,729 2,063 2,019 2,328 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số nv Người 86 93 100 120

Tỷ suất LN % 15,07 16,45 16,78 17,02

Hiệu quả sử dụng lđ Tỉ đồng/ người

0,133 0,135 0,12 0,114

Nguồn: Tính toán dựa trên kết quả kinh doanh của công ty

Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy thực trạng phát triển thương mại của công ty TNHH Hoa Thanh có xu hướng tốt hơn. Công ty luôn duy trì được mức sinh lợi. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty có xu hướng tăng đều qua các năm mặc dù diễn biến nền kinh tế không tốt trong mấy năm qua. Hiệu quả sử dụng lao động của công ty có xu hướng giảm dần qua các năm chứng tỏ rằng công ty sử dụng lao động đầu vào chưa tốt, chưa khai thác hết tiềm năng lao động.

2.3.1.4 Chỉ tiêu phát triển bền vững sản phẩm bao bì

Dựa vào bảng số liệu bảng 2.6 ta thấy rằng số nhân viên trong công ty có xu hướng tăng dần qua các năm mặc dù với số lượng chưa lớn nhưng với thực trạng nền kinh tế còn khó khăn, nhiều công ty phải thực hiện chính sách cắt giảm nhân sự thì sự phát triển của công ty đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo. Công tác bảo hộ người lao động luôn được công ty chú trọng và quan tâm. Người công nhân thường xuyên làm việc với máy móc nên an toàn máy móc trong công ty là vô cùng quan trọng. Máy móc thiết bị của công ty có đầy đủ các thiết bị an toàn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và hoạt động tốt như: chuông báo, đèn báo, khóa điện. Các thiết bị như hộp cầu giao, công tắc, ổ cắm đều có che chắn bảo hiểm. Công tác vận hành máy đúng thao tác, đúng quy trình, có người túc trực thường xuyên khi máy đang vận hành để kịp thời phát hiện và sử lý các sự cố có thể xảy ra. Máy móc thường xuyên được kiểm tra để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Công ty đã thành lập đội phòng cháy chữa cháy (PCCC) như sau:

Bảng 2.7: Đội phòng cháy chữa cháy của công ty Đơn vị: người

Tổ vận tải Tổ cơ khí Tổ vận chuyển Tổ bảo vệ Phòng kỹ thuật 2 3 1 3 2

Nguồn: Phòng quản lý nhân sự công ty

Đội PCCC có 11 người. Khi có xảy ra cháy ở từng đơn vị, những thành viên có trong đội PCCC của công ty là lực lượng chủ động triển khai công việc và hướng dẫn mọi người trong công ty cùng làm. Công ty trang bị hệ thống PCCC đồng bộ và hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan chức năng đề ra. Cụ thể: bình chữa cháy loại xách tay MF4 là 30 bình, loại có bánh xe đẩy MT35 là 2 bình.

Do đặc điểm công nghệ nhu cầu nước sản xuất không nhiều, công ty chủ yếu dùng phục vụ cho sinh hoạt mà nguồn nước cung cấp cho công ty được lấy từ nguồn nước sạch của thành phố nên nước rất đảm bảo: không có hóa chất, độ PH là trung tính không gây ô nhiễm môi trường nước. Bên cạnh đó công ty có hệ thống thoát nước khá hoàn chỉnh vì vậy có thể nói nước thải của công ty ra ngoài môi trường là đảm bảo, không gây ô nhiễm môi trường.

Trong quá trình lao động lượng khí thải ra xung quanh và môi trường sống khá lớn từ các máy móc, nguyên vật liệu… Công ty thường nhập khẩu máy móc hiện đại từ Nga và Nhật Bản nên lượng khí thải ra môi trường được hạn chế đáng kể. Để giảm khí thải ra bên ngoài công ty đã sử dụng một số biện pháp như: thường xuyên sửa chữa, đại tu máy móc, trang bị cho công nhân đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân khi tiếp xúc với khí độc…

Công ty đã thực hiện khá tốt công tác bảo hộ người lao động, quan tâm đến an toàn, sức khỏe người lao động. Công tác bảo vệ môi trường như: môi trường nước, môi trường không khí cũng được công ty đầu tư và cải thiện nhằm mục tiêu phát triển thương mại sản phẩm bao bì theo hướng bền vững.

2.3.2 Thành công trong PTTM sản phẩm bao bì của công ty TNHH Hoa Thanh trên thị trường Thành phố Hải Phòng

Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, công ty TNHH Hoa Thanh luôn phải cạnh tranh gay gắt với các công ty sản xuất bao bì Hải Phòng, các công ty trong nước và nước ngoài. Với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên trong công ty, công ty ngày càng khẳng định được mình trên thị trường.

Trong những năm qua công ty đã đạt được những thành công nhất định trong việc phát triển thương mại sản phẩm bao bì trên thị trường Thành phố Hải Phòng.

- Công ty luôn cố gắng mở rộng thị trường, khai thác tốt thị trường miền Bắc, xu hướng xâm nhập vào thị trường miền Nam và Trung Bộ. Hiện sản phẩm của công ty đang có mặt hầu hết ở các tỉnh miền Bắc, công ty có chiến lược mở rộng thị trường sang các tỉnh Trung và Nam Bộ tuy nhiên việc mở rộng của công ty vẫn còn chậm, chủ yếu là khai thác ở thị trường cũ nhưng số lượng bán ra ngày càng tăng lên cho thấy doanh nghiệp ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường cũ từ đó làm tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp. Thị trường Hải Phòng luôn hoàn thành và đạt chỉ tiêu mà công ty giao cho với chức năng là thị trường chính và tiềm năng của công ty trong hiện tại và tương lai. Doanh thu và sản lượng tại thị trường Hải Phòng tuy có giảm vào năm 2010 nhưng do biến động của nền kinh tế, các năm tiếp theo vẫn đảm bảo được sụ tăng trưởng chứng tỏ rằng quy mô thương mại trên thị trường có chiều hướng tăng dần qua các năm.

- Nền kinh tế thị trường cho phép các doanh nghiệp tự do cạnh tranh với nhau trên mọi phương diện nên người tiêu dùng được tự do lựa chọn sản phẩm của mình với nguồn cung hàng hóa dồi dào trên thị trường. Những năm qua, công ty thực hiện tốt công tác cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, sản phẩm của công ty luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng vì thế mà tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty luôn tăng đều qua các năm chứng tỏ rằng các chính sách của công ty đang đi theo đúng hướng và đạt hiệu quả cao. Công ty bị phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu trong khi giá

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm bao bì của công ty TNHH Hoa Thanh trên thị trường Thành phố Hải Phòng (Trang 25)