Chương 7: Triết học Cổ điển Đức

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi môn Triết Học Mac Lenin (Trang 52)

- Các mặt đối lập trong thể thống nhất, quy định lẫn nhau, là điều kiện tồn tại của nhau, trong cái này đã có cái kia.

Chương 7: Triết học Cổ điển Đức

Khái niệm “Triết học cổ điển Đức” dùng để chỉ sự phát triển triết học của nước Đức ở nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, được mở đầu từ hệ thống triết học của Cantơ trải qua Phíchtơ, Sêlinh đến triết học duy tâm của Hêghen và triết học duy vật của Phoiơbắc.

1.Điều kiện kinh tế - xã hội, khoa học và đặc điểm của triết học cổ điển Đức

1.1. Điều kiệnkinh tế - xã hội, khoa học

Triết học cổ điển Đức ra đời trong điều kiện lịch sử hết sức đặc biệt. Nước Đức vào cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX vẫn còn là một quốc gia phong kiến điển hình, với 360 tiểu vương quốc tự lập trong một liên bang Đức chỉ còn là hình thức, lạc hậu về kinh tế và chính trị. Thủ công nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp bị đình đốn. Triều đình vua Phổ Phriđrich Vin Hem vẫn tăng cường quyền lực duy trì chế độ quân chủ, cản trở đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Cả đất nước bao trùm bầu không khí bất bình của đông đảo quần chúng.

Trong khi đó ở nước Pháp đã tiến hành cuộc cách mạng tư sản, ở nước Anh thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp làm rung chuyển châu Âu, đưa châu Âu bước vào nền văn minh công nghiệp. Tấm gương của các nước Tây Âu đã thức tỉnh tinh thần cách mạng của giai cấp tư sản Đức và những bộ phận tiến bộ khác của xã hội Đức. Nhưng vì giai cấp tư sản Đức và những lực lượng tiến bộ khác nằm rải rác ở những vương quốc nhỏ tách rời nhau, nhỏ bé về số lượng, yếu kém về kinh tế và chính trị nên không thể tiến hành cách mạng tư sản trong thực tiễn, mà chỉ tiến hành cách mạng về phương diện tư tưởng. Họ muốn thỏa hiệp với tầng lớp phong kiến quý tộc Phổ, giữ lập trường cải lương trong việc giải quyết những vấn đề phát triển đất nước.

Trước đòi hỏi của quá trình phát triển phương thức sản xuất tư bản ở các nước Tây Âu, khoa học tự nhiên đã đạt nhiều thành tựu lớn: phát hiện ra điện, phát hiện ra ôxy và bản chất sự cháy của Lavoadie; việc phát hiện ra tế bào của Lơvenhuc; học thuyết về dưỡng khí của Pritski và Sielo... Những thành tựu đó chứng tỏ sự hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình trong việc lý giải bản chất của các hiện tượng tự nhiên và thực tiễn xã hội đang diễn ra. Nó đòi hỏi cần có cách nhìn mới, phương pháp mới, quan niệm mới về vai trò và khả năng của con người. Triết học cổ điển Đức ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó.

1.2. Đặc điểm của triết học cổ điển Đức

- Triết học cổ điển Đức chứa đựng một nội dung cách mạng nhưng hình thức của nó cực kỳ “rối rắm”, bảo thủ. Đặc điểm này thể hiện rõ nét nhất trong triết học của Cantơ và Hêghen.

- Đề cao vai trò tích cực của hoạt động con người, coi con người là một thực thể hoạt động, là nền tảng và điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học. Con người là chủ thể đồng thời là kết quả của quá trình hoạt động của chính mình; tư duy và ý thức của của con người chỉ có thể phát triển trong quá trình con người nhận thức và cải tạo thế giới.

- Tiếp thu tư tưởng biện chứng trong triết học cổ đại, triết học Đức xây dựng phép biện chứng trở thành phương pháp luận triết học độc lập với phương pháp tư duy siêu hình trong lĩnh vực nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Giả thuyết hình thành vũ trụ của Cantơ; việc phát hiện ra những quy luật và phạm trù của Hêghen đã làm cho phép biện chứng trở thành một khoa học thực sự mang ý nghĩa cách mạng trong triết học. Đây là một đặc điểm nổi bật của triết học cổ điển Đức.

- Với cách nhìn bao quát, biện chứng, nhiều nhà triết học Đức có tham vọng xây dựng một hệ thống triết học vạn năng không những làm nền tảng cho thế giới quan của con người mà còn trở thành một thứ khoa học của các khoa học. Do vậy, trong học thuyết triết học của Cantơ, Duyrinh, Hêghen thường bàn

đến nhiều vấn đề như: khoa học tự nhiên, pháp quyền, lịch sử, luân lý, mỹ học.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi môn Triết Học Mac Lenin (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w