Về đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vật liệu xây dựng (Trang 28)

- Về thị trường xi măng, trong năm 2002 cũng như những năm trước đây thị

2.2. Về đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty trong lĩnh vực kinh doanh xi măng - vật liệu xây dựng bao gồm:

+ Công ty xi măng vật liệu xây dựng Đà Nẵng. + Công ty xi măng Hải Vân.

Ngoài ra còn có Công ty thực phẩm Miền Trung được phép nhập khẩu xi măng trực tiếp, xí nghiệp gạch cao, nhà máy gạch Đại Hiệp và Công ty kinh doanh vật liệu xây dựng tư nhân… Trong số đó, mỗi Công ty có thế mạnh riêng nên khi hoạt động trên cùng thị trường kinh doanh xi măng và vật liệu xây dựng đã tạo ra những lợi thế kinh doanh khác nhau đối với mỗi mặt hàng, chẳng hạn:

- Công ty xi măng Hải Vân - Đà Nẵng là đơn vị trực tiếp sản xuất và cung ứng xi măng cho thị trường khu vực miền Trung nên có thể cung cấp trực tiếp xi măng cho người tiêu dùng với giá rẻ hơn so với giá xi măng Công ty bán ra. Đây chính là lợi thế so sánh mạnh nhất của Công ty xi măng Hải Vân đối với Công ty, do đó Công ty khó có thể cạnh tranh được với Công ty này. Hơn nữa, Công ty xi măng Hải Vân vừa là đối thủ cạnh tranh vừa là nhà cung ứng xi măng cho Công ty nên Công ty cần chú trọng hơn nữa đến mối quan hệ làm ăn này, Công ty nên tận dụng thời cơ là nhà cung cấp xi măng truyền thống để đàm phán thu mua xi măng với giá rẻ hơn, đồng thời tìm kiếm những nhà cung ứng xi măng khác để có sự lựa chọn đa dạng về cung ứng xi măng cũng như có thể nâng cao doanh nghiệp khả năng cạnh tranh của Công ty.

- Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Nam Sơn: là Công ty trực tiếp sản xuất gạch cung cấp cho thị trường Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Đó cũng là thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty do đó thị phần tiêu thụ gạch các loại của Công ty phải chịu nhường một phần cho Công ty này bởi họ là người sản xuất ra và bán trực tiếp cho người tiêu dùng nên giá cả có phần rẻ hơn so với của Công ty. Đây chính là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty trong hoạt động kinh doanh lĩnh vực gạch các loại.

- Công ty xi măng vật liệu xây dựng Đà Nẵng: là Công ty tuy không trực tiếp sản xuất các vật liệu xây dựng song với việc nhập khẩu các nguồn vật liệu xây dựng có chất lượng cao hơn cũng đã là một lợi thế cao để đánh bại Công ty. Vì vậy, Công ty cần tìm kiếm nguồn hàng có chất lượng tương đối cao, giá thành thấp hơn để có thể cạnh tranh được với đối thủ này.

- Ngoài ra, đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty hiện nay còn có Công ty thực phẩm Miền Trung là công ty được quyền nhập khẩu trực tiếp, chất lượng hàng hóa tốt, giá cả phải chăng nên Công ty cũng khó khăn trong việc cạnh tranh song do Công ty này phải nhập khẩu nên chịu thuế nhập khẩu nên giá thành cũng cao hơn của Công ty rất nhiều do đó Công ty có thể tận dụng lợi thế này để cạnh tranh với Công ty thực phẩm Miền Trung.

Đối với hoạt động xây lắp và kinh doanh nhà:

So với các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ khác, hoạt động xây lắp và kinh doanh nhà mang nhiều tính chất đặc trưng. Chẳng hạn, cạnh tranh diễn ra không chỉ trong quá trình tạo ra sản phẩm mới, giá bán sản phẩm, các dịch vụ yểm trợ mà còn diễn ra ở một số yếu tố khác như: quy mô công nghệ kỹ thuật, năng lực về vốn, lao động, thiết bị, chất lượng và thời gian bảo hành sản phẩm, tài sản vô hình. Ngoài ra, sự cạnh tranh còn diễn ra trực tiếp, gián tiếp ở hiện tại và tương lai. Chính vì vậy nên đối thủ cạnh tranh trong hoạt động này là rất đa dạng.

Trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, ngoài Công ty vật liệu xây dựng – xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng còn có 5 đơn vị cùng có chức năng xây lắp và kinh doanh nhà cạnh tranh rất gay gắt với Công ty, bao gồm:

+ Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Đà Nẵng. + Công ty xây dựng số 5

+ Công ty phát triển đô thị và khu công nghiệp Đà Nẵng. + Công ty phát triển và kinh doanh nhà Đà Nẵng.

+ Công ty đầu tư và phát triển nhà Đà Nẵng.

Cả 5 đơn vị nêu trên đều là các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty trong hoạt động xây lắp và kinh doanh nhà. Chính những đối thủ này đã ảnh hưởng rất lớn cản trở Công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh lĩnh vực này. Tuy nhiên, mỗi đối thủ cạnh tranh có những lợi thế riêng gây cản trở hoạt động của Công ty, vì vậy Công ty cần phân tích, đánh giá từng lợi thế mà các đối thủ có thể gây ảnh hưởng đến mình, từ đó có hướng đi thích hợp cho Công ty. Những lợi thế đó được thể hiện như sau:

- Đối với Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Đà Nẵng là Công ty hoạt động mạnh trên địa bàn cả nước nên quy mô hoạt động cũng rất lớn, trong đó ưu thế của Công ty này là thiết bị hiện đại, vốn lớn, và quy mô công trình rộng, nên đã tạo nhiều điều kiện cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Công ty xây dựng số 5: có nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và kinh doanh nhà với địa bàn hoạt động là khu vực miền Trung.

- Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng có lợi thế là được Nhà Nước giao đất và vốn để phát triển trong phạm vị hoạt động ở khu vực miền Trung

- Công ty phát triển đô thị và khu công nghiệp Đà Nẵng có ưu thế là được Nhà Nước ưu tiên giao xây lắp các khu công nghiệp, điển hình là khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc.

- Ngoài ra còn có Công ty phát triển và kinh doanh nhà Đà Nẵng và Công ty đầu tư và phát triển nhà Đà Nẵng cũng có những lợi thế riêng trong hoạt động kinh doanh nhà trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.

Tuy các Công ty này có những đặc thù riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhà, song tất cả đều có ưu thế lớn nhất là thuộc doanh nghiệp Nhà Nước với vốn đầu tư rất lớn, và không có một sự ưu tiên khác biệt nào của Nhà Nước đối với mỗi doanh nghiệp nên tuỳ vào khả năng của mỗi Công ty mà có thể chiếm ưu thế trong hoạt động kinh doanh của mình. Chẳng hạn, trong hoạt động kinh doanh, các Công ty này chỉ kinh doanh chuyên môn hóa một lĩnh vực, đó là xây lắp và kinh doanh nhà; trong khi đó Công ty do phải hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề: vừa tiêu thụ xi măng và vật liệu xây dựng vừa phải kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp và kinh doanh nhà nên việc chú trọng chuyên môn hóa sâu một lĩnh vực khó có thể thực hiện được làm cho sức cạnh tranh của Công ty so với đối thủ này là hoàn toàn yếu hơn.

Hiện nay yếu tố cạnh tranh trở thành then chốt, ngày càng ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, Công ty cần có những chính sách thích hợp như phương thức thanh toán linh hoạt, điều kiện tín dụng ưu đãi đối với khách hàng của mình, cố gắng hạn chế những điểm yếu, khai thác triệt để các điểm mạnh nhằm mở rộng thị phần.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vật liệu xây dựng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)