1) Mục tiêu, định hướng phát triển du lịch ở nước ta
1.2) Định hướng phát triển du lịch
Phát triển du lịch Việt Nam theo hướng tập trung phát triển du lịch văn hoá, lịch sử, cảnh quan môi trường lịch sử truyền thống tạo sức hấp dẫn đặc thù, giữ gìn, phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc và nhân phẩm con người Việt Nam. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch, thu hút nhiều khách quốc tế, đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng của nhân dân, tạo việc làm cho xã hội, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Phát triển du lịch đạt hiểu quả nhiều mặt: du lịch là ngành kinh tế mang tính tổng hợp, có tác dụng thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá với văn hoá thế giới, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Phát triển du lịch với nhiều thành phần kinh tế tham gia, có sự quản lý thống nhất của nhà nước. Đây là hai mặt của một vấn đề thống nhất với nhau, vừa huy động được nhiều nguồn lực, vừa làm cho du lịch nước ta phát triển đúng hướng, ổn định thị trường kinh doanh du lịch, tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển du lịch nhằm tận dụng được các lợi thế có sẵn để phát triển du lịch.
Phát triển du lịch cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Trong những năm gần đây, đời sống của nhân dân ta đã được cải thiện đáng kể. Do đó, ngoài nhu cầu được thoả mãn về vật chất, họ còn có nhu cầu được thoả mãn về mặt tinh thần trong đó có đi du lịch, tham quan, mở rộng tầm hiểu biết nên ta phải khai thác tốt thị trường này.
Phát triển du lịch nhanh và bền vững: Phát triển du lịch nhanh để tránh nguy cơ rơi vào tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực. Song ngành du lịch cũng như nhiều ngành kinh tế khác đang hoạt động trong một môi trường cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt là khi nước ta đang chuẩn bị ra nhập WTO thì sự cạnh tranh đó sẽ khốc liệt hơn nhiều nên phải có yêu cầu phát triển bền vững để du lịch nước ta ngày càng đủ sức cạnh tranh với thị trường du lịch bên ngoài.
Xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn: du lịch Việt Nam có thể và có khả năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vì sự phát triển của nó dựa trên nguồn tài nguyên du lịch to lớn của nước ta. Hơn nữa, quan điểm này còn dựa vào xu hướng có tính quy luật về phát triển kinh tế trong điều kiện có sự tác động của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ, là tỷ trọng thu nhập dịch vụ, du lịch tăng lên nhanh chóng trong thu nhập quốc dân.
2) Các giải pháp cơ bản phát triển du lịch nước ta