Phân Hữu cơ:

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình nhà lưới phục vụ sản xuất rau an toàn ở ngoại thành tp. hồ chí minh (Trang 72)

mục, phủ 1 lớp rơm hoặc trấu mỏng.

- Sau khi gieo khoảng 18 - 20 ngày, cây cải có từ 4 - 5 lá thật thì nhổ cấy. b) Bón phân:

Lượng phân bón cho vườn ươm: lượng phân bón trên 100 m2 như sau: - Bón lót: 50 -60 kg phân chuồng hoai mục, 1 kg lân.

- Bón thúc: lần 1 (1 tuần sau gieo) có thể sử dụng urê 20 – 30 g /10 lít nước để tưới, lần 2 (cách lần 1 khoảng 1 tuần) có thể dùng DAP 20 -30 g//10 lít nước để tưới.

Lượng phân bón cho vườn trồng (tính cho 1 ha):

- Bón lót: phân hữu cơ hoai mục 13 - 25 tấn; Lân 140 – 300 kg; Kali 30- 50 kg, hoặc dùng phân hữu cơ vi sinh 1,5 tấn, super lân 150 kg, 50 kg, hoặc dùng phân hữu cơ vi sinh 1,5 tấn, super lân 150 kg, 50 kg, hoặc dùng phân hữu cơ vi sinh 1,5 tấn, super lân 150 kg,

- Bón thúc :

+ Lần 1 (7 – 8 ngày sau trồng): 2 kg urê hoà nước tưới khi cây hồi xanh. + Lần 2 (15 – 16 ngày sau trồng): 4 kg urê + 2,5 kg KCl cũng có thể dùng phân bón lá khoảng 2 – 3 lần nhưng giảm bớt lượng urê.

+ Lần 3 ( 20 – 21 ngày sau trồng): dung dịch urê 3 %o

Nếu bón NPK hoặc DAP, cần phải tính lại lượng phân đạm, lân, kali cho phù hợp. Tuỳ theo loại giống, thời vụ có thể tăng hoặc giảm lượng phân. phù hợp. Tuỳ theo loại giống, thời vụ có thể tăng hoặc giảm lượng phân.

Một số sâu bệnh hại chính trên nhóm cải ăn lá ngắn ngày họ hoa thập tự

như: bọ nhảy, sâu khoang, sâu tơ, sâu đục đọt, dòi đục lá, bệnh chết cây con, bệnh sương mai, thối nhũn.

Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp để hạn chế sâu bệnh hại như vệ

sinh đồng ruộng trước và sau thu hoạch, luân canh với cây trồng khác cây họ cải, phơi ải. Khi sâu bệnh hại có mật số cao có thể gây thiệt hại sử dụng thuốc BVTV như sau:

- Bọ nhảy: Dùng Polytrin; Sokupi, Vibamec…

- Sâu tơ, Sâu đục nõn, sâu xanh, sâu khoang: Dùng các loại chế phẩm vi sinh như Delfil, Biocin…. Dùng các thuốc có gốc Abamectin như Tập kỳ, Vertimec…,các thuốc khác như SecSaigon, Pegasus, ….Lưu ý dùng luân phiên các loại thuốc.

-Dòi đục lá dùng Trigard.

- Rầy mềm: Oshin, Trebon, Tango.

- Bệnh chết cây con, thối khô, sương mai : Validan, Carban, Carbenzim... - Bệnh thối nhũn do vi khuẩn : Kasumin, Kasuran, Ditacin, Starner… Lưu ý: Khi dùng thuốc BVTV phải đảm bảo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly.

1.5. Thu hoạch:

Thu hoạch cải gieo cấy thường từ 18-25 ngày, gieo sạ 33 - 40 ngày tùy theo nhu cầu thị trường, giá bán.

2. Rau muống:

2.1. Giống:

- Hiện có nhiều loại giống rau muống hạt cho năng suất và chất lượng cao có thể gieo trồng trong nhà lưới.

2.2. Thời vụ:

Rau muống có thể trồng quanh năm, tuy nhiên mùa mưa dễ nhiễm bệnh hơn.

2.3. Chuẩn bịđất:

Vệ sinh nhà lưới: Thu dọn sạch tàn dư cây trồng và cỏ dại, xử lý đất bằng vôi bột với liều lượng 200 -300 kg/ha vào thời điểm 10 ngày trước khi gieo trồng để hạn chế nguồn bệnh trong đất. Trường hợp phát hiện có tuyến trùng ở

vụ trước phải xử lý đất trước khi gieo trồng, có thể xử lý các loại thuốc như

Sicosin.

- Liếp rộng 0,8 - 1m cao 10 - 15 cm đảm bảo thoát nước tốt trong mùa mưa, không để ngập nước khi mưa to.

2.4. Kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc: a) Kỹ thuật gieo trồng:

- Rau muống trồng cạn gieo bằng hạt theo phương pháp gieo theo hàng hay gieo thưa:60-80 kg hạt giống/ha.

- Không nên trồng liên tục nhiều vụ rau muống cạn trên một chân đất b) Bón phân:

Lượng phân bón trên 1 ha như sau:

- Bón lót : phân hữu cơ hoai mục 15 - 20 tấn, Lân 100 -150 kg, Kali 30 - 40 kg. Có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ 1- 2 tấn/ha.

- Bón thúc: Urê 100 - 150 kg . c) Phòng trừ sâu bệnh:

- Dịch hại chính trên rau muống là: sâu khoang, sâu xanh, bệnh gỉ trắng, bệnh đốm lá….

- Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với sinh vật hại rau muống sẽ có hiệu quả cao như vệ sinh sạch nhà lưới, không để tàn dư rau muống trong nhà lưới, ngắt bỏổ trứng sâu khoang.

Khi sâu bệnh có mật số cao gây hại, có thể dùng thuốc BVTV như sau: - Sâu khoang: Đối với sâu khoang, sâu xanh dùng các loại thuốc Abamectin như: Vertimec, Vibamec, gốc Bacillus thuringiensis như Biocin, Dipel, Vi – BT…

- Bệnh gỉ trắng có thể dùng Mexyl MZ , Alliette, Carban, ...bệnh đốm lá nên dùng các loại thuốc như Thio M, Mexyl MZ, Funguran…., bệnh vàng lá chết cây dùng Vanicide, Vimix New Kasuran, Kasumin, …

Lưu ý: Khi dùng thuốc BVTV phải đảm bảo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly. Không dùng các loại thuốc cấm, nhớt cặn để phòng trị sâu bệnh hại trên rau muống.

2.5. Thu hoạch:

Tùy theo mục đích sử dụng, theo nhu cầu thị trường, thời gian thu hoạch rau muống gieo hạt từ 20 - 30 ngày, khi thu hoạch phải đảm bảo thời gian các ly.

3. Rau xà lách:

3.1. Giống:

- Xà lách hiện có hai nhóm giống chính: giống địa phương và giống nhập nội. Giống địa phương có thể gieo trồng quanh năm, giống nhập nội cần đọc kỹ

khuyến cáo về thời vụ ghi trên nhãn bao bì do một số giống xà lách chỉ thích hợp

điều kiện thời tiết lạnh.

- Hiện nay có nhiều giống xà lách có năng suất chất lượng cao. 3.2. Thời vụ:

- Xà lách cuộn trồng trong vụ đông xuân. Xà lách không cuộn trồng quanh năm, mùa khô cho năng suất cao hơn mùa mưa.

3.3. Chuẩn bịđất:

Vệ sinh nhà lưới: Thu dọn sạch tàn dư cây trồng và cỏ dại, xử lý đất bằng vôi bột với liều lượng 200 -300 kg/ha vào thời điểm 10 ngày trước khi gieo trồng

để hạn chế nguồn bệnh trong đất. Trường hợp phát hiện có tuyến trùng ở vụ

trước phải xử lý đất trước khi gieo trồng, có thể xử lý các loại thuốc như sicocin. - Sau mỗi lứa rau phải cày bừa, phơi đất 10 - 15 ngày trước khi trồng. - Liếp rộng 0,8 - 1m cao 10 - 15 cm đảm bảo thoát nước tốt trong mùa mưa, không để ngập nước khi mưa to.

3.4. Kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc: a) Kỹ thuật gieo trồng:

- Xà lách trồng bằng hai cách gieo cấy, hoặc gieo sạ trực tiếp, lượng giống sử dụng gieo cấy cần từ 300 – 400 g cho 1 ha.

- Sau khi gieo hạt phủ hạt bằng một lớp đất mỏng đã trộn phân hữu cơ

hoai mục, phủ lớp rơm hoặc trấu mỏng, có thểươm giống trong khay. Sau 15 – 18 ngày có 4 – 6 lá thật thì có thể nhổ để trồng. Trước khi nhổ trồng 1 tuần giảm tưới nước để bộ rễ phát triển, khi nhổ cấy cần tưới ướt đất.

- Tùy theo mùa vụ, giống và kỹ thuật trồng mà áp dụng mật độ khác nhau: 12 - 15 x 15 -18 cm, hoặc gieo thẳng.

b) Bón phân:

Lượng phân bón sử dụng cho 1 ha như sau:

- Bón lót: Phân hữu cơ ủ hoai mục 15 -20 tấn; lân 100 kg, kali 40 kg. Có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh thay thế phân hữu cơ ủ mục, lượng dùng 1- 2 tấn/ha.

- Bón thúc: Hòa urê pha loãng với lượng 5 kg urê/lần. + Lần 1: ngay khi cây bắt đầu hồi xanh 5 - 7 ngày sau trồng. + Lần 2: 15 -18 ngày sau trồng.

Nếu bón NPK hoặc DAP, cần phải tính lại lượng phân đạm, lân, kali cho phù hợp. Tuỳ theo loại giống, thời vụ có thể tăng hoặc giảm lượng phân.

Xà lách là loại rau có ít sân bệnh gây hại, các loại bệnh hại xà lách quan trọng hơn sâu hại. các loại bệnh hại phổ biến như bệnh thối nhũn, thối gốc, đốm lá, các loại sâu hại thường phát hiện là rầy mềm, sâu đo, sâu khoang và tuyến trùng gây sưng rễ.

- Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp để hạn chế sâu bệnh hại như

vệ sinh đồng ruộng trưóc và sau thu hoạch, luân canh, phơi ải.

Khi sâu bệnh hại có mật số cao có thể gây thiệt hại sử dụng thuốc BVTV như sau:

- Đối với sâu đo, sâu khoang: Dùng các loại chế phẩm vi sinh như Delfin, Biocin…. Dùng các thuốc có gốc Abamectin như Tập kỳ, Vertimec…, các thuốc khác như SecSaigon, Pegasus, Success….Lưu ý dùng luân phiên các loại thuốc..

- Bệnh thối nhũn, thối gốc, đốm lá: Vanicide, Carban, Kasumin… - Tuyến trùng: dùng thuốc Sincocin.

Lưu ý: Khi dùng thuốc BVTV phải đảm bảo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly.

3.5. Thu hoạch:

- Thu hoạch xà lách gieo cấy thường từ 30-32 ngày, gieo thưa từ 35-40 ngày tùy theo nhu cầu thị trường, giá bán.

- Nên thu hoạch vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

4. Rau dền:

4.1. Giống:

Có 2 loại phổ biến là rau dền trắng, rau dền đỏ, rau dền trắng (dền xanh) có thân, lá đều màu xanh, phiến lá hẹp hình lá liễu, dền đỏ (dền tía) lá hơi tròn

đều hoặc tròn như vỏ hến, lá to dài, thân cành và lá có màu huyết dụ.

Hiện có nhiều giống của các công ty giống có năng suất và chất lượng cao. 4.2. Thời vụ:

- Rau dền có thể trồng quanh năm, tuy nhiên mùa khô cho năng suất cao hơn.

4.3. Chuẩn bịđất:

Vệ sinh nhà lưới: Thu dọn sạch tàn dư cây trồng và cỏ dại, xử lý đất bằng vôi bột với liều lượng 500 kg/ha vào thời điểm 10 ngày trước khi gieo trồng để

hạn chế nguồn bệnh trong đất. Trường hợp phát hiện có tuyến trùng ở vụ trước phải xử lý đất trước khi gieo trồng, có thể xử lý các loại thuốc như .

- Sau mỗi lứa rau phải cày bừa, phơi đất 10 - 15 ngày trước khi trồng. - Liếp rộng 0,8 - 1m cao 10 - 15 cm đảm bảo thoát nước tốt trong mùa mưa, không để ngập nước khi mưa to.

4.4. Kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc: a) Kỹ thuật gieo trồng:

- Gieo hạt: lượng hạt gieo từ 1-1,5gam/m2.

- Trồng: sau khi gieo 25-30 ngày nhổ cây con trồng. Khoảng cách trồng cây cách cây là 20 x 20 cm. b) Phân bón:

Lượng phân bón sử dụng cho 1 ha như sau:

- Bón lót : phân hữu cơ vi sinh 1,5 tấn, super lân 150 kg, - Bón thúc :

+ Lần 1 (7 – 8 ngày sau trồng): 20 kg urê hoà nước tưới khi cây hồi xanh. + Lần 2 (15 – 16 ngày sau trồng): 40 kg urê + 25 kg KCl cũng có thể dùng phân bón lá khoảng 2 – 3 lần nhưng giảm bớt lượng urê.

+ Lần 3 ( 20 – 21 ngày sau trồng): dung dịch urê 3 %o

Nếu bón NPK hoặc DAP, cần phải tính lại lượng phân đạm, lân, kali cho phù hợp. Tuỳ theo loại giống, thời vụ có thể tăng hoặc giảm lượng phân.

c) Phòng trừ sâu bệnh:

Rau dền là loại rau có ít sân bệnh gây hại bệnh hại chính là bệnh đốm lá làm giảm chất lượng rau, sâu hại chính là sâu khoang và rầy mềm

- Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp để hạn chế sâu bệnh hại như

vệ sinh đồng ruộng trưóc và sau thu hoạch, luân canh, phơi ải.

- Khi sâu bệnh hại có mật số cao có thể gây thiệt hại sử dụng thuốc BVTV như sau:

- Đối với sâu đo, sâu khoang: Dùng các loại chế phẩm vi sinh như Delfin, Biocin…. Dùng các thuốc có gốc Abamectin như Tập kỳ, Vertimec….Lưu ý dùng luân phiên các loại thuốc..

- Bệnh đốm lá: Carban, Thio-M, Ridomil

4.5. Thu hoạch: Sau trồng 25-30 ngày cho thu hoạch. Có thể nhổ cả cây hoặc dùng dao cắt ngang cây cách đất 8-10cm để thân chính ra nhánh, sau thu hoạch nhánh.

5. Rau mồng tơi:

5.1. Giống

Hiện có 2 nhóm giống là mồng tơi tàu và mồng tơi trắng, có nhiều giống của các công ty giống có năng suất và chất lượng cao.

Rau mồng tơi có thể trồng quanh năm, tuy nhiên mùa khô cho năng suất cao hơn.

5.3. Chuẩn bịđất:

Vệ sinh nhà lưới: Thu dọn sạch tàn dư cây trồng và cỏ dại, xử lý đất bằng vôi bột với liều lượng 200 -300 kg/ha vào thời điểm 10 ngày trước khi gieo trồng để hạn chế nguồn bệnh trong đất. Trường hợp phát hiện có tuyến trùng ở

vụ trước phải xử lý đất trước khi gieo trồng, có thể xử lý các loại thuốc như

sicosin.

- Sau mỗi lứa rau phải cày bừa, phơi đất 10 - 15 ngày trước khi trồng. 5.4. Kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc:

a) Kỹ thuật gieo trồng:

- Gieo hạt: Trước khi gieo ngâm hạt trong nước 2-3 giờ, sau khi gieo phủ

trấu lên mặt luống và tưới giữ ẩm.

- Khi cây có 3-4 lá thật thì nhổ trồng, khoảng cách cây là 20 x 20 cm. b) Phân bón: lượng phân bón cho 1.000 m2 rau mồng tơi

- Bón lót : phân hữu cơ vi sinh 1,5 tấn, super lân 150 kg. - Bón thúc :

+ Lần 1 (7 – 8 ngày sau trồng): 2 kg urê hoà nước tưới khi cây hồi xanh. + Lần 2 (15 – 16 ngày sau trồng): 4 kg urê + 2,5 kg KCl cũng có thể dùng phân bón lá khoảng 2 – 3 lần nhưng giảm bớt lượng urê.

+ Lần 3 ( 20 – 21 ngày sau trồng): dung dịch urê 3 %o

Nếu bón NPK hoặc DAP, cần phải tính lại lượng phân đạm, lân, kali cho phù hợp. Tuỳ theo loại giống, thời vụ có thể tăng hoặc giảm lượng phân.

c) Phòng trừ sâu bệnh:

Rau mồng tơi là loại rau có ít sân bệnh gây hại bệnh hại chính là bệnh đốm lá làm giảm chất lượng rau, sâu hại chính là sâu khoang. Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp để hạn chế sâu bệnh hại như vệ sinh đồng ruộng trưóc và sau thu hoạch, luân canh, phơi đất.

- Khi sâu bệnh hại có mật số cao có thể gây thiệt hại sử dụng thuốc BVTV như sau: Đối với sâu đo, sâu khoang: Dùng các loại chế phẩm vi sinh như Delfin, Biocin…. Dùng các thuốc có gốc Abamectin như Tập kỳ, Vertimec…, Bệnh đốm lá: Vidoc, Thio-M, Ridomil…

5.5. Thu hoạch:

- Sau khi trồng 25-30 ngày cho thu hoạch, có thể thu hoạch một phần hoặc nhổ cả cây. Thu hoạch một phần bằng cách dùng dao cắt xiên cách mặt đất 5-6cm, để lại 2-3 lá cho cành nhánh phát triển.

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận :

Qua 2 năm thực hiện theo đề cương nội dung nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết quả chính như sau :

1- Sử dụng nhà lưới trong trồng rau là một trong các biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao hiện nay, do vậy diện tích nhà lưới trồng rau ở thành phố Hồ

Chí Minh đã tăng lên trong những năm vừa qua. Đến nay toàn thành phố đã có 526 nhà lưới với tổng diện tích là 85,5 ha.

2-Kiểu dáng nhà lưới, kích thước, vật liệu làm nhà lưới đa dạng, khác nhau tùy theo mục đích, khả năng đầu tư của nông dân. Tuy nhiên những nhà lưới này có những hạn chế chính đó là:

- Chiều cao nhà lưới thấp, khoảng từ 2- 2,5 m do vậy các nhà lưới thường nóng hơn so với bên ngoài.

- Nhiều nhà lưới làm bằng vật liệu tre gỗ, lưới chất lượng kém nên mau hỏng, thường phải đầu tư sửa chữa.

3- Kết quả nghiên cứu về nhiệt độ, ẩm độ trong nhà lưới cho thấy nhiệt độ

bên trong nhà lưới thường cao hơn từ 1- 30C so với bên ngoài, ẩm độ thấp hơn từ

5 - 8%. Đây cũng là lý do làm cho năng suất rau trong nhà lưới thường thấp hơn bên ngoài nhà lưới ở mùa nắng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình nhà lưới phục vụ sản xuất rau an toàn ở ngoại thành tp. hồ chí minh (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)