1.Sự định cư của người tiền sử cho phép các loài lây nhiễm động vật tiến sang lớp H.sapients.
2.Các nền văn minh Á-Âu tiền sử bước vào thời kỳ giao thoa kinh tế quân sự khoảng 2000 năm về trước, trao đổi các dạng lây truyền trội.
3.Chủ nghĩa bành trướng Châu Âu tronh suốt 5 thế kỷ trước đã gây ra quá trình lan rộng vượt đại dương các loại bệnh lây nhiễm gây tử vong.
Đây có thể coi là giai đoạn chuyển đổi lớn thứ tư. Tính không ổn định ngày càng tăng và lan rộng của các dịch bệnh lây nhiễm luôn phản ánh tác động của các biến đổi về nhân khẩu học, môi trường, công nghệ và các biến đổi nhanh chúng khỏc trong sinh thái học loài người. Biến đổi khí hậu, một trong những biến đổi môi trường toàn cầu đang diễn ra, sẽ có những tác động trên diện rộng lên sự xuất hiện loại dịch bệnh lây nhiễm trong dân số loài người.
Phân loại dịch bệnh
Trên diện rộng, dịch bệnh lây nhiễm có thể chia thành hai loại dựa trên kiểu lây nhiễm: loại lây nhiễm trực tiếp từ người sang người (thông qua con đường tương tác trực tiếp hoặc lây nhiễm nhỏ giọt) và loại lây nhiễm gián tiếp qua thực thể côn trùng trung gian (muỗi hoặc bọ chét) hoặc qua phương tiện vật chất phi sinh học (ddatad hoặc nước). Các loại bệnh lây nhiễm cũng có thể được phân loại thông qua môi trường sống tự nhiên chẳng hạn như người (môi trường người) hoặc động vật (môi trường động vật).
Tính nhạy cảm với khí hậu của các loại dịch bệnh lây nhiễm
Cả thực thể lây nhiễm (động vật nguyên sinh, vi khuẩn, vi rỳt..v.v..) và các thực thể côn trùng có liên quan (muỗi, bọ chét, ruồi cỏt..vv..) đều là các cơ chế rất
nhỏ, rỗng và nhiệt tĩnh. Mức độ chất lưu và nhiệt độ vì thế được xác định trực tiếp thông qua nền khí hậu tại chỗ. Chính vì vậy, luôn tồn tại một không gian điều kiện khí hậu giới hạn – vỏ bọc khí hậu – mà ở đó từng loài lây nhiễm hoặc cụn trùng tồn tại và tái sinh sản. Có một điều đặc biệt đáng lưu ý rằng thời gian ủ bệnh của một thực thể lây nhiễm qua côn trùng mà khi đó thực thể côn trùng đặc biệt nhạy cảm với những biến đổi của nhiệt độ, thường thể hiện mối quan hệ theo luật số mũ. Các đặc tính nhạy cảm với thời tiết khác của thực thể lây nhiễm, côn trùng và vật chủ bao gồm lượng mưa, sự nâng lên của mực nước biển, gió và khoảng thời gian ban ngày.
Mối liên hệ dịch bệnh lõy nhiễm/khớ hậu dự đoán và có dẫn chứng
Kiểu biến đổi theo mùa và tính nhạy cảm với khí hậu của rất nhiều các loại dịch bệnh lây nhiễm đã được biết đến; mối quan tâm quan trọng hiện thời chính là việc những biến đổi loại hình dịch bệnh sẽ xuất hiện trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong thập kỷ vừa qua hoặc tương đương, câu hỏi này đã thôi thúc việc nghiên cứu tập trung vào ba lĩnh vực. Thứ nhất, liệu rằng những hé lộ về sự biến đổi hoặc xu hướng khí hậu có ảnh hưởng tới sự xuất hiện của các loại dịch bệnh lây nhiễm? Thứ hai, có hay không các dấu hiệu cho thấy các loại dịch bệnh lây nhiễm đã thay đổi phương thức lan rộng theo cách phụ thuộc biến đổi khí hậu? Thứ ba, liệu có thể sử dụng những kiến thức và lý thuyết hiện nay để xây dựng các mô hình dự đoán nhằm ước tính xem viễn cảnh các điều kiện khí hậu khác nhau sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng lây nhiễm của các bệnh cụ thể?
Giảm nhẹ ảnh hưởng
Khí hậu là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới các loại dịch bệnh lây nhiễm. Một sô yếu tố quan trọng khác bao gồm các ảnh hưởng về mặt nhân khẩu học xã hội chẳng hạn như vấn đề di cư và giao thông; và các yếu đố về kháng thuốc và dinh dưỡng; cũng như các ảnh hưởng môi trường như nạn phá rừng; phát triển nông nghiệp; các dự án về nước; và đô thị hóa. Trong kỷ nguyên phát triển toàn cầu này cũng như những biến đổi về hình thức sử dụng đất, dường như biến đổi khí hậu không mấy ảnh hưởng tới dịch bệnh; mà ngược lại các tác động có vẻ như phụ thuộc vào việc con người đương đầu hoặc giải quyết các xu hướng các bệnh khác làm giảm nhẹ ảnh hưởng. Vừa ghi nhận vai trò độc lập quan
trọng của các nhân tố phi khí hậu, nội dung trọng tâm của phần này còn xem xét phạm vi các nhân tố này có thể kết hợp các ảnh hưởng của điều kiện khí hậu với các hậu quả của dịch bệnh.
Phân loại dịch bệnh liên quan tới mối quan hệ khí hậu/sức khỏe
Rất nhiều các đề án khác nhau cho phép các chuyên gia phân loại dịch bệnh lây nhiễm. Đối với các nhà lâm sàng, những người quan tâm đến việc điều trị các bệnh nhân bị lây nhiễm, thì các biểu hiện lâm sàng của dịch bệnh giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Ngoài ra, các nhà vi sinh học cũng có xu hướng phân loại các dịch bệnh lây nhiễm thông qua việc xác định đặc tính của các cơ thể vi sinh chẳng hạn như vi rút hoặc vi khuẩn. Đối với các nhà dịch tễ học, hai đặc tính quan trọng hơn cả là phương thức lây nhiễm của nguồn bệnh và môi trường sống tự nhiên của chúng vì họ chú trọng đến vấn đề kiểm soát sự lây lan của bệnh dịch cũng nhưng phòng chống sự bựng phỏt trong tương lai (2).
Ảnh hưởng của tính nhạy cảm khí hậu đối với các bệnh dịch lây nhiễm được xác định rộng rãi thông qua vòng lây nhiễm duy nhất của mỗi nguồn bệnh. Vòng lây nhiễm gồm có côn trùng hoặc vật chủ ngoài con người thường nhạy cảm với các tác động của môi trường bên ngoài hơn so với các loại bệnh này khi chỉ có nguồn bệnh và người. Các yếu tố môi trường quan trọng bao gồm nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm (sẽ đề cập sâu hơn ở phần sau). Các thành tố lây nhiễm khả thi bao gồm nguồn bệnh (vi rút, vi khuẩn..vv..), động vật (muỗi, ốc…v.v.), các đối tượng vật chất vi sinh học (đất, nước..v..v) vật chủ ngoài con người (chuột, loài gặm nhấm..vv.) và con người. Các nhà dịch tễ học đã phân loại các dịch bệnh lây nhiễm một cách rộng rãi thành loại lây nhiễm qua người và loại lây nhiễm qua động vật, phụ thuộc vào kiểu lây nhiễm của nguồn bệnh. Hình 6.1 minh họa 4 loại lây nhiễm chính của các dịch bệnh lây nhiễm. Nội dung tiếp theo sẽ trình bày cụ thể từng loại dịch bệnh tập trung theo trật tự tăng dần tính nhạy cảm với các yếu tố khí hậu (3).
Các dịch bệnh lây nhiễm trực tiếp
Lây nhiễm qua người
Kiểu lây nhiễm trực tiếp qua người bao gồm các loại dịch bệnh có nguồn bệnh thường lây nhiễm trực tiếp giữa hai người là vật chủ thông qua tương tác vật chất hoặc tiếp xúc lâu dài. Vòng lây nhiễm của các dịch bệnh này gồm có hai
thành tố: nguồn bệnh và vật chủ người. Nhìn chung, các dịch bệnh này ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khí hậu. Chúng chỉ nhạy cảm với những thay đổi trong đời sống vật chủ người chẳng hạn như tập trung quá đông điều kiện vệ sinh không đảm bảo có thể là kết quả của việc chuyển đổi sử dụng đất do tác động của khí hậu. Ví dụ về dịch bệnh lây nhiễm trực tiếp qua người có thể là bệnh sởi, TB và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như HIV, giang mai, lậu (3).
Lây nhiễm qua động vật
Kiểu lây nhiễm trực tiếp qua động vật cũng tương tự như kiểu lây nhiễm trực tiếp qua người theo đó nguồn bệnh được truyền thông qua tương tác vật chất hoặc tiếp xúc lâu dài .
HèNH 6.1 Bốn loại vòng lây nhiễm chính của dịch bệnh lây nhiễm
Nguồn: Tham khảo nguồn 3.
giữa các vật chủ. Tuy nhiên, các thực thể này lan rộng một cách tự nhiên giữa các vật chủ động vật và lây nhiễm sang người được coi là kết quả của việc vô tình tiếp xúc. Sự tồn tại lâu dài của nguồn bệnh ngoài tự nhiên phần lớn phụ thuộc vào
Qua người
Lây trực tiếp Lây gián tiếp
NGƯỜI NGƯỜI NGƯỜI NGƯỜI NGƯỜI NGƯỜI Qua động vật Đ.VẬT Đ.VẬT Đ.VẬT Đ.VẬT C.TRÙNG/P.TIỆ N C.TRÙNG/P.TIỆ N C.TRÙNG/P.TIỆ N C.TRÙNG/P.TIỆ N
sự tương tác của vật chủ động vật với môi trường bên ngoài, điều này có thể tác động lên tỷ lệ lây nhiễm, khả năng miễn dịch của vật chủ, tỷ lệ tái sản xuất và tỷ lệ tử vong, như vậy các dịch bệnh này nhạy cảm hơn với các ảnh hưởng của tính nhạy cảm khí hậu. vi rút ký sinh là loại bệnh lây nhiễm trực tiếp qua động vật chủ yếu nằm trong vật chủ là loài gặm nhấm và có thể lây nhiễm sang người nếu số lượng vật chủ động vật tại chỗ tăng lên (4). Bệnh dại là một dạng khác của bệnh lây nhiễm trực tiếp qua động vật, ban đầu nhiễm vào một loài vật nhỏ, dự cú rất ít khả năng lây nhiễm rộng rãi, nhưng vẫn là nguồn bệnh có nguy cơ cao đối với các vật chủ có xương sống (3). Hàng loạt các dịch bệnh lây nhiễm qua người ngày nay như e.g.TB và HIV vốn có nguồn gốc từ động vật.
Các loại dịch bệnh lây nhiễm gián tiếp (qua người và qua động vật)
Các loại bệnh lây nhiễm gián tiếp qua người lớp bệnh dịch được xác được xác định thông qua việc lây nhiễm nguồn bệnh giữa hai vật chủ người qua cả phương tiện vật chất (đất) hoặc côn trùng sinh học (bọ chét). Loại bệnh này cần có ba thành tố để hoàn thành một vòng lây nhiễm: Nguồn bệnh, phương tiện vật chất hoặc côn trùng sinh học và vật chủ người. Hầu hết các loại côn trùng đều cần có máu của vật chủ người để duy trì sự sống và tái sinh sản. Các loại bệnh lây nhiễm gián tiếp qua người bao gồm bệnh sốt rét và sốt xuất huyết, theo đó lần lượt ký sinh trùng sốt rét và vi rút sốt xuất huyết lây nhiễm giữa các vật chủ người thông qua loài muỗi (bệnh dịch do côn trùng). Bệnh dịch lây nhiễm gián tiếp do người có liên quan đến nước thường nhạy cảm với các nhân tố khí hậu do các nguồn bệnh tồn tại ở môi trường bên ngoài trong một khâu ở vòng đời. Lũ lụt có thể dẫn đến hiện tượng ô nhiễm nguồn cung cấp nước hoặc tỷ lệ tái sản xuất nguồn bệnh bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ không khí xung quanh (3). Dịch tả là loại bệnh lây nhiễm gián tiếp qua người bằng con đường nước: vi khuẩn (Vibro cholerae) sống ở môi trường thủy sinh trong các vật phù lưu. Sự tồn tại của các loài giáp xác nhỏ lần lượt phụ thuộc vào số lượng thức ăn và các loài phù du. Các loài phù du có xu hướng tăng (phát tán) khi nhiệt độ nước biển tăng. Nhờ kết quả mối quan hệ sinh thái này, sự bựng phỏt dịch tả xuất hiện khi nhiệt độ bề mặt đại dương tăng (5).
Các loại bệnh lõy nhiễm gián tiếp qua động vật cũng tương tự như các bệnh lây nhiễm gián tiếp qua người trừ trường hợp vòng lây nhiễm tự nhiên xuất hiện trong các
loài có xương sống ngoài người: Con người bị lây nhiễm do vô tình tiếp xúc với phương tiện hoặc cụng trựng đó nhiễm bệnh. Loại dịch bệnh này gồm có 4 thành tố trong vòng lây nhiễm: nguồn bệnh, côn trùng sinh học hoặc phương tiện vật chất, vật chủ động vật và vật chủ người. Các loại dịch bệnh này có tính nhạy cảm rất cao với sự kết hợp giữa các nhân tố sinh thái và khí hậu do các thành tố trong vòng lây nhiễm, cũng như sự tương tác của từng bệnh với môi trường bên ngoài (3).
Cỏc vòng lây nhiễm dịch bệnh phức tạp cũng tồn tại ở các dịch bệnh khác vốn không thể phân loại đơn thuần bằng phương pháp lây nhiễm hoặc vật chủ tự nhiên. Loại bệnh như thế được gọi là bệnh sốt Rift Valley vốn là dịch bệnh ban đầu lây nhiễm qua động vật, sau đó lan rộng ra các vật chủ có xương sống thông qua loài muỗi Aedes. Ban đầu sống trong điều kiện nước lũ, muỗi Culex có thể lấy thức ăn từ các vật chủ bộ móng guốc. Loại côn trùng này được coi là cầu nối do chúng cũng sống nhờ con người dẫn đến sự lây lan của vi rút bên ngoài vòng lây nhiễm qua động vật thông thường (3).
Tính nhạy cảm với khí hậu của dịch bệnh lây nhiễm
Tính theo mùa của dịch bệnh lây nhiễm
Chương 5 đã bàn về kiểu tử vong về mùa đông cũng như các dịch bệnh lây nhiễm thông qua sử dụng ví dụ về sự bùng phát bệnh cúm tuần hoàn xuất hiện vào cuối thu, đông và đầu xuân tại Bắc Mỹ. Kiểu dịch bệnh này có thể bắt nguồn từ việc tăng khả năng lây nhiễm do sự thích nghi thói quen và xã hội với thời tiết lạnh chẳng hạn như tập trung đông trong nhà. Một khả năng khác có thể là trực tiếp do tính nhạy cảm của nguồn bệnh đối với các nhân tố khí hậu chẳng hạn như độ ẩm. Cùng với bệnh cúm, hàng loạt các dịch bệnh lây nhiễm khác cũng thể hiện kiểu biến đổi theo mùa tuần hoàn có thể hiểu là do khí hậu.
Ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới, các bệnh về đường ruột cho thấy các dấu hiệu dao động theo mùa rõ rệt. tại Scotland, lây nhiễm qua vi khuẩn cú noón nổi bật vào thời gian đỉnh ngắn trong mùa xuân (6). Tại Bangladesh, sự bựng phỏt dịch tả xuất hiện trong mùa gió mùa (5). Tại Peru, hình thức lây nhiễm tuần hoàn đạt đỉnh vào mùa hè và giảm dần vào mùa đông (7). Tương tự như vậy, một số dịch bệnh do đọng vật (chẳng hạn như sốt rét và sốt xuất huyết) cũng cho thấy các kiểu biến đổi theo mùa rõ rệt nơi mà sự lây nhiễm đạt đỉnh vào cỏc thỏng cú lượng
mưa và độ ẩm cao. Các loại dịch bệnh lây nhiễm khác (chẳng hạn như viêm màng não do khuẩn cầu) có xu hướng bùng phát vào mùa khô nóng và giảm dần ngay sau khi bắt đầu mùa mưa tại vùng Tiểu Sahara Châu Phi (8).
Sự biến đổi theo mùa của các dịch bệnh lây nhiễm bao hàm mối liên hệ với các nhân tố khí hậu. Tuy nhiên, để tăng cường mối liên hệ bình thường với khí hậu, các nhân tố phi khí hậu cũng cần được cân nhắc. Ngoài ra, để đánh giá các ảnh hưởng lâu dài của khí hậu đối với xu hướng dịch bệnh, các số liệu cần phải được mở rộng sang cỏc mựa khác nhau và tận dụng các thống kê đáng tin cậy để tính toán các biến đổi theo mùa.
Dịch bệnh do côn trùng
Các thuộc tính quan trọng của việc lây nhiễm các dịch bệnh do côn trùng bap gồm: • Sự tồn tại và tỷ lệ tái sản xuất của côn trùng
• Thời gian trong năm và mức độ hoạt động của côn trùng, đặc biệt là tỷ lệ chích đốt
• Tỷ lệ phát triển và tái sản xuất của nguồn bệnh trong côn trùng (9)
Côn trùng, nguồn bệnh và vật chủ lần lượt tồn tại và tái sản xuất trong các điều kiện khí hậu tối ưu và sự biến đổi trong các điều kiện đó có thể làm giảm mạnh mẽ các thuộc tính của việc lây nhiễm dịch bệnh. Các nhân tố khí hậu ảnh hưởng quan trọng nhất đối với các dịch bệnh do côn trùng bao gồm nhiệt độ và lượng mưa nhưng sự nâng lên của mực nước biển, gió và khoảng thời gian ban ngày cũng là những yếu tố bổ sung quan trọng. Bảng 6.1 đưa ra cái nhìn tổng quát về tác động của biến đổi khí hậu đối với từng thành tố sinh học của cả hai loại dịch bệnh do côn trùng và do động vật gặm nhấm. Phần tiếp theo đây sẽ bàn về các ảnh hưởng này một cách chi tiết hơn.
Tính nhạy cảm với nhiệt độ
Hiện tượng nhiệt độ bất thường có thể ảnh hưởng tới sự tồn tại của các nguồn gây bệnh nhưng những biến đổi ngày một tăng về nhiệt độ có thể gây ra các ảnh hưởng khác nhau. Nếu côn trùng sinh sống trong môi trường mà ở đó nhiệt độ trung bình đạt giới hạn dung sai sinh lý học của nguồn bệnh, thì chỉ cần nhiệt độ tăng lên rất ít cũng làm chết nguồn bệnh. Ngoài ra, nếu côn trùng sống ở môi