Với các cán bộ quản lý ở các trường đại học
- Cần xác định lập kế hoạch là năng lực nên được đưa vào trong chương trình đào tạo như mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ cần phải hình thành cho sinh viên, đáp ứng với yêu cầu của từng lĩnh vực hoạt động. Trong mục tiêu
đào tạo, kỹ năng lập kế hoạch học tập phải được coi là kỹ năng học tập then
chốt cần rèn luyện cho sinh viên ngay từ năm thứ nhất và nhà trường cần phải
chủ động trong việc tổ chức rèn luyện kỹ năng này cho sinh viên.
- Cần tổ chức các hoạt động định hướng để trợ giúp sinh viên lập kế hoạch học tập có hiệu quả như tổ chức các khóa học định hướng ngắn hạn và các hội thảo chuyên đề về phương pháp học tập và lập kế hoạch học tập cho SV, đặc biệt
là SV năm thứ nhất, khi họ mới bước vào trường. Nhà trường có thể tổ chức lồng
ghép nội dung lập kế hoạch học tập trong tuần Công tác sinh viên.Hoạt động này
là cần thiết để sinh viên quyết định lộ trình học tập, chuẩn bị chương trình hành động cá nhân, lập kế hoạch học tập và đăng kí môn học của mình tại trường.
- Cần sớm đưa môn “Phương pháp học đại học”, trong đó có nội dung
hướng dẫn lập kế hoạch học tập vào dạy cho sinh viên năm thứ nhất…
- Cần sớm có những quy định và chính sách thích hợp cho đội ngũ cố vấn học tập và phải coi trọng công tác cố vấn học tập trong quy trình đào tạo tại trường. Ngoài ra, nên xem xét tạo điều kiện thành lập Trung tâm Tư vấn và trợ giúp học tập (Mô hình của Trường ĐH KHXH&NV- ĐHQG Hà Nội); Ở cấp Khoa, xem xét tạo điều kiện cho khoa có văn phòng riêng phục vụ công tác tư vấn sinh viên và đó cũng là nơi cho các cố vấn học tập thực hiện tốt công tác này.
- Cần tiếp tục triển khai thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ theo chiều sâu, khai thác hết các ưu thế và yêu cầu của đào tạo theo học chế tín chỉ. Chỉ trong điều kiện thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ với đầy đủ ý nghĩa của nó, giá trị thực tiễn và các lợi ích của việc học tập theo kế hoạch học tập mới được phát huy.
Với cố vấn học tập và giảng viên trực tiếp giảng dạy
- Cố vấn học tập cần nhiệt tình, cần hiểu sinh viên và tư vấn kịp thời đối với những nhu cầu của sinh viên. Cố vấn học tập phải là người am hiểu các quy chế, quy định, chương trình và kế hoạch đào tạo của trường, của khoa cũng như yêu cầu và nhiệm vụ học tập của sinh viên để hoàn thành tốt công tác cố vấn học tập cho sinh viên.
- Mỗi GV, nhất là giảng viên tham gia giảng dạy các môn học thuộc khối kiến thức đại cương cũng cần quan tâm, theo dõi quá trình học tập, thực hiện kế hoạch học tập, khuyến khích việc sinh viên tự cam kết thực hiện và hoàn thành các kế hoạch học tập một cách hiệu quả.
Đối với sinh viên
- Phải nhận thức đúng về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc lập kế hoạch học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ và tự giác, chủ động trong học tập.
- Cần biết chủ động quản lý thời gian và quản lý hoạt động học tập một cách chủ động. Cần chủ động lập kế hoạch học tập dựa theo quy trình và các biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất, sao cho phù hợp với mục tiêu học tập và điều kiện thực tế của bản thân.
- Không ngừng tự rèn luyện để chuyển hóa kỹ năng lập kế hoạch học tập thành năng lực học tập suốt đời. Vừa phải biết tạo lập, sử dụng kế hoạch học tập một cách hiệu quả, vừa phải biết điều chỉnh, xây dựng các kế hoạch học tập thì mới có thể thích ứng với sự thay đổi trong quá trình học tập ở đại học.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
[1].Bùi Ngọc Lâm (2013), “Vai trò của lập kế hoạch học tập chủ động trong đào tạo theo học chế tín chỉ”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 97, tháng 10, tr. 55.
[2].Trần Anh Tuấn, Bùi Ngọc Lâm (2013), “Tổ chức hình thành kĩ năng lập kế hoạch học tập chủ động theo học chế tín chỉ cho SV đại học”, Tạp chí Giáo dục, số 320, kì 2 tháng 10, tr. 32.